Có Bao Nhiêu Loại Tản Nhiệt PC Và Mỗi Loại Tản Nhiệt Có ưu, Nhược ...

Máy tính một khi khởi động đã bắt đầu tỏa nhiệt. Công việc càng nhiều, tải nặng, tốc độ cao, chơi game nhiều thì nhiệt tỏa ra càng nhiều. Và đến một mức có thể làm tổn hại đến các phần cứng bên trong. Cho nên từ khi mới xuất hiện chiếc máy tính đầu tiên, thì các sản phẩm hỗ trợ tản nhiệt đã luôn song hành. PC tiến tới đâu, tản nhiệt tiến tới đó.

Hiện giờ, tản nhiệt cho máy tính ngày càng đóng vai trò quan trọng và cần thiết hơn. Vì nhiều lý do chủ quan và khách quan từ ngành PC:

  • Cả hai hãng CPU lớn hiện tại là AMD và Intel đang so kè nhau từng chút một, dẫn đến cuộc cạnh tranh không khoan nhượng về số nhân/ luồng. Ai cũng đang tìm cách đẩy lên mức cao hơn, nhiều hơn, trong khi công nghệ bán dẫn phần nào lại chưa theo kịp, chưa kể đến tình trạng khan hiếm bán dẫn từ cả TSMC và Samsung.
  • Dồn nhiều nhân vào cùng một CPU lại còn đi kèm với mức tối thiểu IHS/ kem tản và thiếc hàn dẫn nhiệt bên trong các chi tiết nhỏ, làm cho mức tỏa nhiệt của các CPU hiện nay tăng lên nhiều lần so với cách đây chừng chục năm.
  • Bản thân một bộ CPU luôn đi kèm tản nhiệt quạt tích hợp nhưng đa phần vẫn chưa đủ nếu bạn thật sự muốn có một bộ PC cường độ lớn với hiệu suất mạnh mẽ.
  • Các vỏ case PC hiện tại dùng nhiều chất liệu kính cường lực để tăng độ thẩm mỹ và phục vụ nhu cầu “show-case” phần cứng bên trong, và kính là chất liệu cản trở lưu thông gió. Cho nên phía trong PC cần hỗ trợ thêm quạt hoặc tản nhiệt nước để tăng cường hiệu quả làm mát cho toàn hệ thống.

Tản nhiệt là hoạt động phân tán nhiệt lượng cho các chi tiết thành phần của máy móc công nghệ, điện tử, PC là một phần trong đó. Tản nhiệt hiện nay có 3 loại chính và mỗi loại có ưu nhược điểm riêng, chúng ta sẽ cùng nói chi tiết hơn bên dưới:

Loại 1: Tản nhiệt khí (hay còn gọi là quạt tản nhiệt)

Loại 2: Tản nhiệt nước All-in-One (gọi tắt là tản nhiệt AIO)

Loại 3: Tản nhiệt nước custom

Giờ ta đi vào chi tiết từng anh nhé.

1. Tản nhiệt khí

Tản nhiệt khí là hệ thống tản nhiệt phổ biến nhất, chỉ cần từ 200 nghìn trở lên là anh em đã có trong tay một chiếc tản nhiệt khí ổn vừa tầm. Nguyên tắc hoạt động của tản nhiệt khí rất đơn giản: khi toàn bộ khí nóng từ bề mặt CPU và hấp thụ qua ống đồng, dẫn nhiệt lên và tản nhiệt qua các lá nhôm được gắn trực tiếp vào ống. Quạt thổi gió ở đây mục đích giúp gió lưu thông tới các lá nhôm giúp làm mát nhanh và hiệu quả. Quạt của tản nhiệt khí thường có kích cỡ 9cm với loại phổ thông, 12cm trung cấp và 14cm ở các sản phẩm cao cấp.

Noctua NH-D9 DX-3647 4U: A High-End Xeon Scalable Heatsink Review - Phoronix

Ưu điểm của tản nhiệt khí

1/ Giá khởi động rẻ và đa dạng nhiều mức giá, từ rẻ mềm như vài trăm nghìn đến loại cao cấp với giá 3-4 triệu đồng đều có

2/ Lắp đặt dễ dàng.

3/ Đặc biệt tản nhiệt khí có thể tản nhiệt cả khu vực cấp điện của bo mạch chủ – điều mà tản nhiệt nước all in one không làm được.

3/ Hiệu năng của tản nhiệt khí cũng rất cao khi có thể bằng hoặc vượt hơn cả tản nhiệt nước all in one trong cùng tầm giá

4/ Tuổi thọ của tản nhiệt khí cực cao.

Nhược điểm tản nhiệt khí

  • Tản nhiệt khi ít nhiều cũng kèm theo tiếng ồn. Hiện các hãng lớn đang có nhiều kỹ thuật/ công nghệ tích hợp giảm thiểu tiếng ồn, nhưng tiếng ồn bằng không là không thể.
  • Tản nhiệt khí có tác dụng làm mát diện rộng hơn do luồng không khí trao đổi không thể bó buộc trong một tiết kiện nhỏ như mong muốn. Nhưng ở các tiểu tiết thì lại có tác dụng không tốt bằng làm mát chất lỏng.
  • Khi mua cần cân nhắc chiều cao của tản nhiệt ( cần kiểm tra chiều cao của tản có tương ứng với vỏ case hỗ trợ không – đa số case hiện tại hỗ trợ tản nhiệt cao tối đa 160mm )
  • Xem kỹ có cấn RAM hay không
  • Không có nhiều mẫu mã đa dạng và hấp dẫn như tản nhiệt nước.

Top 10 tản nhiệt khí tốt nhất

Anh em có thể tham khảo các mẫu Tản nhiệt khí sau:

  • Tản nhiệt CPU Noctua NH-U12S DX-3647 for Intel LGA3647 Socket. Giá 3.039.000 VND

  • Tản nhiệt khí Corsair A500. Giá 2.899.000 VND

  • Tản nhiệt CPU Noctua NH-D15 chromax.black. Giá 2.749.000 VND

  • Quạt NZXT AER RGB 2 Triple Starter 120mm. Giá 3.789.000 VND

  • Quạt Corsair QL120 White Pro RGB Triple Pack + Node CORE. Giá 3.059.000 VND

  • Bộ quạt Cooler Master MasterFan SF360R ARGB. Giá 1.189.000 VND

2. Tản nhiệt nước all in one

Ở một số chi tiết điện tử quá nhỏ hoặc với các hệ thống PC đòi hỏi ép xung cao, tải việc nặng, tỏa nhiệt siêu nhiều thì tản nhiệt khí có thể sẽ không đáp ứng đủ. Chưa kể do giới hạn về không gian bề mặt tản nhiệt nên các loại tản nhiệt khí không thể nhồi nhét quá nhiều quạt hay làm dày các lá nhôm dẫn nhiệt được. Và từ đó Tản nhiệt nước đã ra đời như một giải pháp song hành và thậm chí thay thế cho Tản nhiệt khí trước đó.

Nguyên tắc hoạt động của Tản nhiệt nước AIO là: tản nhiệt hấp thụ nhiệt qua đế đồng áp sát vào CPU và truyền vào nước bên trong. Bơm sẽ giúp hệ thống nước tuần hoàn đi tới két làm mát có diện tích lớn và quạt sẽ làm mát lượng nước đó, đưa nước mát về để làm mát cho CPU. Kích cỡ của tản nhiệt nước phụ thuộc vào số lượng quạt và phổ biến là 120mm/240mm/360mm hoặc 140mm/280mm.

ROG Strix LC 240 RGB White Edition | Làm mát | ASUS Việt Nam

Ưu điểm của tản nhiệt nước AIO

1/ Diện tích tản nhiệt lớn hơn tản khí khá nhiều nhưng đồng thời khả năng làm mát lại tập trung hơn nên dùng tản nhiệt cho diện rộng hoặc chi tiết đều tốt.

2/ Quạt của tản nhiệt nước hoạt động êm ái hơn mà vẫn đảm bảo khả năng tản nhiệt. Thậm chí khi bật quạt nước hết công suất thì nhiệt độ trong PC sẽ mát hơn nhiều so với khi bật hết cỡ tản nhiệt khí.

3/ Đa dạng mẫu mã, thiết kế và đặc biệt có hệ đèn RGB rất đẹp mắt, dùng để khoe PC là tuyệt vời.

4/ Ít bụi hơn vì tất cả các chi tiết thành phần hầu như đều nằm phía trong hệ thống.

5/ Không lo sự cố Rò nước vì hiện nay các hãng tản nhiệt nước lớn đã giải quyết hầu như triệt để vấn đề này.

Nhược điểm của tản nhiệt nước AIO

1/ Lắp đặt tản nhiệt nước AIO hơi khó hơn so với tản nhiệt khí, do có nhiều cổng nối tích hợp để giảm sát lượng nước/ tốc độ quạt của toàn hệ thống tản nhiệt.

2/ Vì các thành phần kín bên trong nên khó vệ sinh lau chùi khi cần.

3/ Giá cao hơn so với tản nhiệt khí ở cùng mức tản nhiệt.

Phụ kiện của tản nhiệt nước all in one NZXT Kraken X42

Một số dòng tản nhiệt nước đang được ưa chuộng hiện nay cho các PC hiệu suất cao:

  • Tản nhiệt nước ASUS ROG Strix LC 360 RGB – White Edition. Giá 7.490.000 VND

  • Tản nhiệt nước NZXT Kraken Z73 OLED Screen. Giá 7.480.000 VND

  • Tản nhiệt nước Cooler Master MasterLiquid ML360P Silver Edition. Giá 5.100.000 VND

3. Tản nhiệt nước Custom

Trên thị trường vẫn còn một phân khúc đặc biệt gồm những người dùng có nhu cầu khác biệt so với bình thường: người thích ép xung, chơi game hạng nặng, làm việc với dữ liệu nặng cao cấp. Họ sẽ cần dùng tới các CPU cao cấp thế hệ mới nhất, cùng các card màn hình siêu khủng. Cho nên tản nhiệt dùng kèm để làm mát cho toàn bộ hệ thống khủng này cũng phải là bộ tản nhiệt đặc biệt, gọi là được customized phù hợp với độ chơi của chủ nhân.

How to Build a Water Cooled Gaming PC (2020 Guide) - BGC

Top 5 Best Water Cooling Kit For Gaming PC Tested [2021]

Anyone here have a maximus formula custom loop?

Ưu điểm của tản nhiệt nước custom:

1/ Thoải mái lựa chọn các linh kiện tạo nên toàn hệ thống tản nhiệt

2/ Có két làm mát nên khả năng tản nhiệt của tản nhiệt custom là vô hạn

3/ Còn có thể dùng tản nhiệt riêng cho card màn hình hay các thành phần khác trong PC set nếu cần.

4/ Đường nước mở rộng kéo dài, màu sắc ra sao cũng là do mình chọn

5/ Thêm một lý do cảm tính nữa mà nhiều người theo đuổi dòng tản nhiệt nước custom. Là vì tính độc lạ, duy nhất và chỉ có một của nó. Trong đó hệ thống đường ống dẫn nước luôn là điểm nổi bật của các hệ thống máy tính, giúp tạo vẻ đẹp độc nhất vô nhị mà không loại tản nào có thể so bì được. Các đường ống nước này hoàn toàn có thể tuỳ biến theo ý bạn để tạo nên dàn máy ưng ý nhât.

Nhược điểm của tản nhiệt nước custome

1/ Cần có tay nghề mới tự làm được, còn không phải nhờ tới các nơi chuyên lắp đặt tản nhiệt nước custom để tư vấn và lắp đặt theo giá tiền đưa ra.

2/ Gồm các thành phần tùy chọn và có cả công lắp đặt nên giá thành tổng lúc nào cũng cao hơn các tản nhiệt trên.

3/ Cần được vệ sinh và bảo trì bảo dưỡng đúng cách và cẩn thận hơn các tản nhiệt khác.

4/ Cân nhắc lại các tùy chỉnh thành phần nếu có đổi kết cấu hoặc nâng cấp PC.

Lời kết

Anh em đã chọn được bộ tản nhiệt nào cho dàn máy ở nhà chưa? Nếu chưa thì có thể liên hệ website hoặc số điện thoại Phongcachxanh để được tư vấn thêm. Cả tản nhiệt khí, tản nhiệt nước và tản nhiệt custom nhé.

Từ khóa » Các Loại Quạt Tản Nhiệt Cpu