Top Tản Nhiệt CPU Tốt Nhất | Cách Chọn Tản Nhiệt Phù Hợp - Góc Info
Có thể bạn quan tâm
Nhiệt độ cao ảnh hưởng lớn đến hiệu năng và độ bền của các linh kiện máy tính, đặc biệt là CPU. Lựa chọn tản nhiệt CPU sao cho phù hợp không chỉ giúp giải toả “cơn nóng” cho CPU mà còn giúp làm đẹp cho dàn máy tính của bạn.
Tản nhiệt CPU (CPU Cooler) cũng có nhiều loại, cũng có các thông số kỹ thuật và những lưu ý khi chọn mua. Đây cũng là nội dung mà bài viết này sẽ nhắc tới.
Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được giới thiệu top những bộ tản nhiệt CPU tốt và đáng mua hiện nay.
Cooler Master T400i | |||
DEEPCOOL Gammaxx 400 | |||
Cooler Master Hyper 212X | |||
CORSAIR Hydro TM H45 | |||
DEEPCOOL Gammaxx L240 V2 | |||
Cooler Master MASTERLIQUID ML240R RGB |
Các loại tản nhiệt CPU
Nếu phân theo nhà sản xuất sẽ có 2 loại tản nhiệt CPU là tản nhiệt Stock và tản nhiệt của bên thứ ba sản xuất. Tản nhiệt stock chỉ đơn giản là tản nhiệt mặc định được bán kèm theo CPU (Intel, AMD). Tản nhiệt bên thứ ba do các hãng sản xuất khác thiết kế. Và thường có 2 loại là tản nhiệt khí và tản nhiệt nước.
Tản khí hay nước chỉ cách làm mát chủ yếu của nó là sử dụng không khí hay chất lỏng. Mỗi loại sẽ có ưu nhược điểm riêng, tùy từng nhu cầu mà lựa chọn loại phù hợp.
Nên chọn tản nhiệt nước hay khí
Thông thường, bộ tản nhiệt stock đi kèm với CPU đã được hãng thiết kế phù hợp với CPU đó cho những nhu cầu cơ bản. Nhưng nếu bạn cảm thấy CPU quá nóng hay bạn thường xuyên sử dụng nó với tác vụ nặng, cường độ cao hay ép xung (Overclocking). Có lẽ lựa chọn tản nhiệt nước hoặc khí bên thứ ba là điều bạn nên nghĩ tới. Vậy nên chọn loại tản nhiệt nào, nước hay khí?
Để biết loại nào phù hợp với mình, có lẽ ta nên tìm hiểu một chút xíu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của cả hai.
Tản nhiệt khí về bản chất cũng khá giống với tản stock. Nó là một khối tản nhiệt tiếp xúc trực tiếp với CPU. Chất liệu bằng nhôm, đồng hoặc kết hợp cả hai. Đươc thiết kế có nhiều khe, rãnh để tăng khả năng tiếp xúc với không khí. Nhiệt độ cao từ CPU được truyền đến các rãnh và được quạt đi kèm thổi làm mát.
Ưu điểm của tản nhiệt khí:
- Giá thành phù hợp với khả năng làm mát mà nó mang lại
- Dễ lắp đặt, không cần bảo trì thường xuyên, lâu lâu thay keo tản nhiệt là ổn.
Nhược điểm:
- Đôi khi khá to và công kềnh gây ảnh hưởng không gian các linh kiện khác như RAM, case.
Tản nhiệt nước hay tản nhiệt chất lỏng hơi phức tạp hơn một xíu. Nó sẽ có bộ phận tiếp xúc với CPU, ống dẫn nước, máy bom đẩy nước và bộ phận làm mát (Radiator). Nhiệt được truyền từ CPU đến phần tiếp xúc làm nóng chất lỏng bên trong. Chúng sẽ được truyền qua các ống dẫn sang bộ phận làm mát rồi chảy vòng lại. Bộ phận làm mát cũng tương tự tản khí, có nhiều khe, rãnh và được quạt thổi làm mát.
Tản nhiệt nước thường được chia 2 loại: tản nước AIO và tản nước Custom. Tản nhiệt nước AIO (All In One) được thiết kế sẵn, chỉ cần mua và lắp. Tản nhiệt nước Custom thì khác, nó có khả năng tùy biến cao, tự chọn các bộ phần, tùy biến đường ống,… Và thường dành cho người có nhu cầu cao và có kinh nghiệm. Với nhu cầu build PC cơ bản thì mình nghĩ tản nhiệt nước AIO là đủ.
Ưu điểm tản nhiệt nước AIO:
- Khả năng làm mát cao hơn tản khí, thích hợp cho nhu cầu cao hơn.
- Gọn gàng không ảnh hưởng không gian các linh kiện khác.
Nhược điểm:
- Giá thành khá cao hơn tản khí mà hiệu quả không chênh lệch nhiều.
- Có nguy cơ rò rỉ nước, cần bảo trì thường xuyên để tránh ảnh hưởng các linh kiện khác
Tùy theo nhu cầu và ngân sách của bạn có thể lựa chọn loại tản nhiệt phù hợp. Nếu ngân sách có hạn, sử dụng tản nhiệt khí cũng đã rất ổn rồi. Ngược lại thì tản nhiệt nước sẽ cho hiệu quả tốt hơn. Về khả năng làm đẹp, thì tùy thẩm mỹ của mỗi người. Với mình mỗi loại đều có cái đẹp riêng.
Chọn tản nhiệt CPU đúng Socket hỗ trợ
Cũng như CPU, chọn tản nhiệt cũng cần quan tâm đến socket tương ứng. Có những tản nhiệt hỗ trợ cùng lúc nhiều socket. Cũng có loại chỉ hỗ trợ riêng biệt từng socket CPU. Do đó, bạn phải xem xét socket CPU hoặc socket trên mainboard mà lựa chọn tản nhiệt phù hợp có thể lắp được.
Khả năng làm mát và TDP
TDP thể hiện nhiệt lượng tỏa ra của CPU (GPU). Ở tản nhiệt cũng thường được công bố thông số TDP mà nó có thể làm mát được. Dựa vào 2 thông tin này sẽ giúp bạn chọn được tản nhiệt có TDP phù hợp. Thông thường, bạn nên mua bộ tản nhiệt có TDP ít nhất là bằng hoặc cao hơn TDP của CPU để có thể làm mát tốt nhất.
Cũng có những tản nhiệt không cung cấp cho bạn thông số TDP của nó. Thay vào đó, bạn có thể xem số vòng quay của quạt (RPM). Tốc độ càng cao sẽ đẩy nhanh lượng khí lưu thông, khả năng làm mát sẽ tốt hơn.
Chọn tản nhiệt CPU phù hợp các linh kiện khác
Đảm bảo phù hợp không gian giữa tản nhiệt CPU với các linh kiện khác, đặc biệt là RAM và vỏ case. Với tản nhiệt khí, bạn chú ý kích cỡ chiều cao và rộng của nó. Chiều rộng quá lớn có thể không lắp được do cấn vào các thanh RAM gần CPU. Chiều cao lớn có thể không lắp được nắp vỏ case.
Với tản nhiệt nước AIO, bộ phận làm mát (Radiator) thường sẽ được lắp ở trên hoặc phía trước case. Do đó, bạn xem kích thước Radiator có quá lớn hay quá dày không. Vì sẽ có thể cấn hay không lắp vừa với case. Các thông số về kích thước này cũng sẽ được cung cấp ở trang sản phẩm.
Chọn tản nhiệt CPU hãng nào tốt
Nếu bạn quan tậm đến thương hiệu của tản nhiệt, hãy tham khảo một số hãng dưới đây. Đặc biệt là khi lựa chọn tản nhiết chất lỏng, thương hiệu có tên tuổi sẽ có sự tin tưởng và nguy cơ rủi ro sẽ thấp hơn.
- Tản nhiệt Cooler Master
- Tản nhiệt Corsair
- Tản nhiệt DEEPCOOL
- Tản nhiệt Asus
Nếu như bạn vẫn còn bối rối chưa biết chọn bộ tản nhiệt nào phù hợp. Hãy tham khảo danh sách những tản nhiệt khí và tản nước tốt nhất và giá rẻ dưới đây.
Top tản nhiệt nhiệt khí tốt nhất
1. Tản nhiệt khí giá rẻ Cooler Master T400i
Cooler Master T400i được nhiều người ví như là một “tản nhiệt quốc dân”. Bởi dù đã ra mắt khá lâu nhưng hiện tại nó vẫn đang được nhiều người ưa chuộng nhờ hiệu năng tản nhiệt và giá rẻ chỉ khoảng hơn 300k.
Cooler Master T400i sử dụng 3 ống đồng tiếp xúc trực tiếp với CPU và dẫn nhiệt lên các lá nhôm bên trên. Nhiệt độ được giảm mạnh nhờ quạt đường kính 120mm có tính năng tự động thay đổi tốc độ theo nhiệt độ. Nó cũng có một chút led màu xanh hoặc đỏ cho ai thích sặc sở.
Kích cỡ của nó là 116 x 60 x 160 mm. Đặc biệt bạn nên lưu ý chiều cao nó chỉ lắp vừa với những case hỗ trợ tản CPU 160mm. Điều đáng tiếc nhất là nó chỉ hỗ trợ hầu hết các socket CPU Intel như LGA 2011/2011-3/1366/115X /775. Nhưng lại không hỗ trợ CPU AMD.
Ưu điểm | Nhược điểm |
+ Hiệu năng/giá thành tốt | – Chỉ hỗ trợ CPU Intel |
+ Không ồn |
2. Tản nhiệt khí DEEPCOOL Gammaxx 400
Ở mức giá cao hơn một chút, bạn có thể tìm đến DEEPCOOL Gammaxx 400. Đây cũng là một tản nhiệt khí giá rẻ phù hợp cho các dàn PC chơi game cơ bản hay tầm trung.
Nó cũng có 4 ống đồng tiếp xúc với CPU và truyền nhiệt đi. Sử dụng một quạt tản có led màu xanh hoặc đỏ. Có TDP lớn nhất là 130W. Nó cũng có kích thước thấp hơn T400i một chút là 135 X 80 X 154.5mm.
Điểm cộng ở tản nhiệt khí này là nó hỗ trợ hầu hết các socket CPU cả Intel và AMD. Lựa chọn thay thế tốt khi CPU của bạn là AMD.
Ưu điểm | Nhược điểm |
+ Hiệu năng khá tốt | – Có lẽ giá rẻ hơn nữa thì tốt |
+ Hỗ trợ nhiều CPU |
3. Tản nhiệt khí Cooler Master Hyper 212X
Đây có thể được xem như một bản cao cấp hơn tản T400i của Cooler Master. Ở Hyper 212X hiệu năng giải nhiệt sẽ tốt hơn T400i. Bởi nó được thiết kế khá tương đồng và trang bị quạt 2000 RPM hơn 1500 PRM ở T400i.
Nó cũng khắc phục được điểm yếu của T400i khi hỗ trợ hầu hết các socket CPU hiện tại AMD lẫn Intel. Nhưng ở Hyper 212X quạt sẽ không có led.
Ưu điểm | Nhược điểm |
+ Hiệu năng khá tốt | – Giá rẻ hơn nữa thì tốt |
+ Hộ trợ nhiều CPU |
Top tản nhiệt nước tốt nhất
4. Tản nhiệt nước giá rẻ CORSAIR Hydro TM H45
Nếu muốn trải nghiệm tản nhiệt nước bạn có thể bắt đầu với CORSAIR Hydro TM H45. Với mức giả chỉ hơn 1 triệu một chút. Được trang bị một radiator 120mm khá nhỏ gọn, tốc độ 2300 RPM. Phù hợp cho các bộ PC không gian hạn chế.
Socket tương thích với hầu hết các CPU hiện tại. Dĩ nhiên đều hỗ trợ Intel và AMD. Tản nhiệt all in one 120mm nên cách lắp đặt cũng không quá khó khăn.
Ưu điểm | Nhược điểm |
+ Dành cho người mới thích tản nước | – Giá/hiệu năng |
+ Dễ lắp đặt |
5. Tản nhiệt nước DEEPCOOL Gammaxx L240 V2
Là một trong những bộ tản nhiệt nước CPU giá rẻ có radiator 240mm. Nên DEEP COOL Gammaxx L240 V2 có TDP 165W với CPU Intel và 250W với CPU AMD.
Nó dùng bộ tản nhiệt áp trực tiếp lên CPU để truyền nhiệt qua các ổng dẫn nước đến rad làm mát. 2 quạt dùng làm mát và block tản nhiệt cũng được trang bị led, làm sặc sở logo của DeepCool.
Ví dùng rad 240mm 2 quạt nên hiệu quả tản nhiệt của nó cũng khá tốt. Nhưng vẫn chưa thực sự quá mát cho những máy tính cao cấp.
Ưu điểm | Nhược điểm |
+ Thiết kế đẹp | – Có thể không phù hợp case chật hẹp |
6. Tản nhiệt nước Cooler Master MASTERLIQUID ML240R RGB
Với ngân sách cao hơn một chút, Cooler Master MASTERLIQUID ML240R RGB sẽ là tản nước AIO mà bạn nên tham khảo.
Nó được thiết kế với radiator 240mm, sử dụng 2 quạt làm mát 120mm có tốc độ 2000 RPM. Cung cấp một lưu lượng gió khá. Block tiếp xúc và quạt đều được trang bị led RGB cho hiệu ứng thiết kế đẹp.
MASTERLIQUID ML240R RGB cũng hỗ trợ hầu hết các socket CPU bao gồm cả Intel và AMD. Phù hợp với nhiều đối tượng.
#Lời kết
Nếu ngân sách giới hạn sử dụng giải pháp tản nhiệt khí cho CPU là hiệu quả nhất. Tản nhiệt nước tuy đẹp và hiệu quả hơn nhưng ngân sách ít nhất là trên 1 triệu bạn mới nên sử dụng. Tốt nhất là từ 2 triệu trở lên để cho hiệu quả và an toàn.
Ngoài khả năng làm mát, socket CPU hỗ trợ, kích cỡ của tản nhiệt cũng là thông số kỹ thuật bạn nên lưu ý. Với một chút kinh nghiệm về cách chọn tản nhiệt cho CPU máy tính trên đây. Hy vọng sẽ hữu ích khi giúp bạn xây dựng cấu hình máy tính của mình.
Rate this postRelated Posts:
- Bao lâu nên thay keo tản nhiệt CPU, VGA? Loại nào tốt nhất
- Cách kiểm tra nhiệt độ CPU, VGA, ổ cứng Laptop, máy tính PC
- Hướng dẫn kiểm tra ổ cứng lỗi và dấu hiệu ổ cứng lỗi
- Top vỏ Case máy tính đẹp | Cách chọn Case PC phù hợp
- Hướng dẫn Build PC cơ bản - tự xây dựng cấu hình máy tính
- MSI Afterburner là gì? Hướng dẫn sử dụng chi tiết nhất
Từ khóa » Các Loại Quạt Tản Nhiệt Cpu
-
Top 7 Tản Nhiệt Khí Tốt Nhất Cho Máy Tính (Cập Nhật Tháng 6/2021)
-
Có Bao Nhiêu Loại Tản Nhiệt PC Và Mỗi Loại Tản Nhiệt Có ưu, Nhược ...
-
Quạt Tản Nhiệt CPU Là Gì? Có Những Loại Nào? | UNIDUC
-
Quạt Tản Nhiệt CPU Đa Năng Cho Các Loại Main | Shopee Việt Nam
-
Hướng Dẫn Lựa Chọn Tản Nhiệt CPU Phù Hợp Khi Tự Build Pc
-
Nên Sử Dụng Tản Nhiệt Nào Cho Máy Tính Thiết Kế đồ Họa
-
Tản Nhiệt CPU
-
Tản Nhiệt Khí, Quạt Tản Nhiệt Cho CPU Máy Tính - HACOM
-
Tản Nhiệt CPU | Quạt Tản Nhiệt Laptop Chính Hãng, Giá Rẻ - CellphoneS
-
Tìm Hiểu Về Tản Nhiệt Khí Dành Cho CPU Máy Tính
-
Tản Nhiệt Khí Hay Tản Nhiệt Lỏng? - Ben Computer
-
Quạt Tản Nhiệt Chính Hãng, Giá Tốt Tháng 7/2022
-
Hệ Thống Tản Nhiệt Nhãn Hiệu Intel | PhongVuPC.Com