Có Bầu An Mãng Cầu Ta được Không

Mãng cầu là loại quả được rất nhiều chị em yêu thích vì nó có vị chua ngọt dễ ăn, cực kỳ hiểu quả trong việc giữ gìn vóc dáng và dưỡng da. Vậy mãng cầu đối với bà bầu thì như thế nào, bà bầu ăn mang cầu được không, có tác dụng như thế nào?

Nội dung chính Show
  • Bà bầu ăn mãng cầu được không?
  • Ổn định hệ tim mạch
  • Xây dựng hệ thần kinh thai nhi
  • Giảm tình trạng ốm nghén
  • Tránh táo bón khi mang thai
  • Bà bầu ăn mãng cầu được không – Nhiễm trùng
  • Ngừa chứng chuột rút khi mang thai
  • Sức khỏe làn da
  • Giảm nguy cơ sảy thai và các cơn đau đẻ
  • Bà bầu ăn quả mãng cầu xiêm được không?
  • Lưu ý khi mẹ ăn mãng cầu
  • 1. Bầu 3 tháng đầu ăn mãng cầu được không?
  • 2. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mãng cầu được không? Lợi ích không ngờ của mãng cầu
  • 2.1. Tăng cường sức đề kháng cho bà bầu trong 3 tháng đầu
  • 2.2. Cải thiện hệ tiêu hóa sau khi ăn mãng cầu
  • 2.3. Ăn mãng cầu giúp ngăn ngừa chuột rút ở mẹ bầu
  • 2.4. Hàm lượng chất xơ trong mãng cầu hạn chế nguy cơ tiểu đường thai kỳ
  • 2.5. Thành phần sắt trong mãng cầu giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu
  • 2.6. Mãng cầu có chứa nhiều vitamin giúp phát triển não bộ cho thai nhi
  • 2.7. Tốt cho hệ tim mạch của mẹ bầu 3 tháng đầu
  • 3. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn mãng cầu thế nào?
  • 4. Điều gì có thể xảy ra khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn quá nhiều mãng cầu?
  • 4.1. Ăn mãng cầu làm hạ huyết áp
  • 4.2. Dễ gây nhiễm trùng
  • 4.3. Ảnh hưởng đến tim mạch
  • 4.4. Không tốt cho hệ thần kinh
  • 4.5. Dễ gây sảy thai hoặc sinh non
  • 5. Lưu ý nhỏ khi mẹ mang thai 3 tháng đầu ăn mãng cầu
  • 6. Mẹo chọn mãng cầu tươi, ngon, ngọt cho mẹ bầu 3 tháng đầu
  • 7. Món ngon từ mãng cầu cho mẹ bầu 3 tháng đầu
  • 7.1. Sinh tố mãng cầu
  • 7.2. Mứt mãng cầu
  • 7.3. Mãng cầu dầm

Bà bầu ăn mãng cầu được không?

Ổn định hệ tim mạch

Lượng kali và natri cân bằng trong thành phần quả na góp phần điều chỉnh mức huyết áp và nhịp tim. Ngoài ra, hàm lượng chất chống ô-xy hóa và vitamin C dồi dào trong quả na có thể hỗ trợ việc ngăn ngừa các gốc tự do tấn công cơ thể, tăng sức đề kháng, tác động tích cực đến tim và cải thiện chức năng tim mạch.

Có bầu an mãng cầu ta được khôngBà bầu ăn mãng cầu được không

Xây dựng hệ thần kinh thai nhi

Quả na chứa nhiều vitamin nhóm B và vitamin Crất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Thường xuyên tiêu thụ loại trái cây này sẽ giúp cho việc hình thành các dây thần kinh và não bộ thai nhi nhằm ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi.

Ngoài ra, vitamin C trong quả na còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các gốc tự do trong cơ thể.

Giảm tình trạng ốm nghén

Các nghiên cứu đã chứng minh thành phần chất trong thịt quả na có tác dụng làm giảm ốm nghén ở bà bầu. Các mẹ bầu chỉ cần ăn quả này trong các bữa phụ thì cơ thể sẽ bớt mệt mỏi. Hơn hết các cơn buồn nôn, chán ăn hay tê chân ở các mẹ bầu cũng giảm đáng kể.

Tránh táo bón khi mang thai

Nguồn chất xơ dồi dào trong quả na rât tốt cho hệ tiêu hóa, giúp các mẹ bầu tránh được bệnh táo bón khó chịu. Ngoài ra nó còn giúp giảm cholesterol trong máu.

Bà bầu ăn mãng cầu được không – Nhiễm trùng

Do có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus nên quả mãng cầu trở thành một trong những thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch tốt nhất cho các mẹ bầu. Ngoài ra, loại quả này rất giàu vitamin C có công dụng hỗ trợ hạ sốt và giảm đau nhanh.

Nếu các mẹ bầu đang bị viêm liên quan đến viêm khớp trong khi mang thai, ăn mãng cầu dưới dạng quả tươi hay sinh tố hoặc dùng mứt mãng cầu có thể là giải pháp hoàn hảo.

Ngừa chứng chuột rút khi mang thai

Thành phần dinh dưỡng trong quả mãng cầu có nhiều kali, canxi, magie, natri.. Nếu thiếu những chất này các mẹ bầu sẽ thường xuyên bị chuột rút. Hơn nữa, chất sắt trong mãng cầu cũng thúc đẩy quá trình tạo máu cho các mẹ bầu.

Sức khỏe làn da

Mãng cầu rất giàu vitamin B tổng hợp, chất chống oxy hóa có công dụng bảo vệ làn da của bà bầu khỏi các gốc tự do. Ngoài ra, loại quả này rất giàu vitamin C giúp bảo vệ da các mẹ khỏi nguy cơ nhiễm trùng và các dấu hiệu lão hóa.

Do đó, các mẹ bầu nên tiêu thụ loại quả này thường xuyên để cơ thể có thể hấp thu được các vitamin thiết yếu giúp làm da trông tươi sáng hơn khi mang thai.

Giảm nguy cơ sảy thai và các cơn đau đẻ

Mãng cầu ta chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sự phát triển não bộ, hệ miễn dịch, hệ thần kinh của trẻ. Bởi vậy ăn na thường xuyên giúp làm giảm tỷ lệ sảy thai, hạn chế tác động của các cơn đau khi chuyển dạ.

Bà bầu ăn quả mãng cầu xiêm được không?

Tuy có những lợi ích đã được đề cập ở trên nhưng việc ăn mãng cầu xiêm quá nhiều lại không có lợi cho sức khỏe..

Có bầu an mãng cầu ta được khôngBà bầu ăn mãng cầu được không

Đối với phụ nữ mang thai, mãng cầu xiêm có thể gây ra một số tác hại như sau:

  • Làm hạ huyết áp và giãn các mạch máu.
  • Nếu các mẹ ăn quá nhiều mãng cầu xiêm một lúc có thể dẫn tới buồn nôn và nôn mửa.
  • Rối loạn vận động.
  • Nếu các mẹ ăn mãng cầu xiêm với số lượng lớn, hệ tim mạch sẽ không được khỏe mạnh như bình thường.
  • Gây nhiễm trùng, làm phát triển của các loại nấm men trong cơ thể.
  • Tử cung của mẹ sẽ bị co thắt nếu bạn ăn mãng cầu xiêm với một số lượng lớn và lâu dài.
  • Mẹ bầu ăn nhiều loại trái cây này có thể bị sảy thai hoặc sinh non ngoài ý muốn.

Lưu ý khi mẹ ăn mãng cầu

  • Ngoài việc ăn quả tươi, các mẹ có thể dùng phần thịt quả mãng cầu để làm món trái cây dằm, sinh tố mãng cầu, kem mãng cầu hoặc mứt mãng cầu. Ngoài ra, các mẹ bầu cần lưu ý đến các điều sau:
  • Bà bầu tuyệt đối không ăn/cắn thử hạt mãng cầu, vì trong hạt có chứa độc tố annonacin, có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
  • Bà bầu không nên dùng lá mãng cầu dưới dạng uống, chỉ có thể bôi ngoài da. Tuy nhiên để tránh tác dụng phụ không mong muốn xảy ra, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Nếu trước khi mang thai, mẹ chưa từng tiêu thụ loại trái cây này thì chỉ nên ăn thử một lượng nhỏ và quan sát các biểu hiện của cơ thể. Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, các mẹ không nên ăn chúng.

Đọc xong bài viết này, các mẹ bầu đã trả lời được câu hỏi bà bầu ăn mãng cầu được không rồi chứ? Hy vọng bài viết này đem lại nhiều thông tin hữu ích cho các mẹ.

Mãng cầu na được biết đến như một loại trái cây có tính lành, không gây hại gì đến sức khoẻ. Nhưng đối với bà bầu thì sao? Mãng cầu ta, hay còn gọi là na, liệu có an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi? Tham khảo câu trả lời ở ngay đây mẹ nhé!

Có bầu an mãng cầu ta được không

1/ Giá trị dinh dưỡng trong trái mãng cầu na

Na, hay mãng cầu ta, là loại trái cây giàu dưỡng chất. Thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt quả như sau: 64kcal, 82.5g nước, 1.6g protein, 35mg canxi, 45mg phốt pho, 36mg vitamin C, cùng nhiều vitamin nhóm B rất tốt cho sức khỏe.

Rõ ràng, mẹ bầu có thể thấy na là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Một quả na trung bình có thể cung cấp 1/5 nhu cầu vitamin C hằng ngày của cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng chống lại các virus gây bệnh.

Nguồn kali, chất xơ, carbonhydrate có trong thành phần loại trái cây này cũng rất có lợi cho sức khỏe. Một ưu điểm nữa, na không chứ chất béo bão hòa và cholesterol, hàm lượng natri lại thấp, do đó không gây tiểu đường, cholesterol hay huyết áp cao.

Có bầu an mãng cầu ta được không

Nên đọc Bổ sung riboflavin (vitamin B2) trong thai kỳ

Một số nghiên cứu cho thấy, người mẹ không nhận đủ riboflavin (hay còn gọi là vitamin B2) khi mang thai thì sẽ tăng nguy cơ bị tiền sản giật. Vitamin B2 tham gia vào phản ứng khôi phục…

Lợi ích của mãng cầu na

-Ổn định hệ tim mạch: Lượng natri và kali cân bằng trong thành phần quả na góp phần điều chỉnh mức huyết áp và nhịp tim. Ngoài ra, hàm lượng chất chống ô-xy hóa và vitamin C dồi dào trong quả có thể hỗ trợ việc ngăn ngừa các gốc tự do tấn công cơ thể, tăng sức đề kháng, tác động tích cực đến tim và cải thiện chức năng tim mạch.

–Tránh táo bón khi mang thai: Nguồn chất xơ dồi dào trong quả na quả rất lý tưởng cho hệ tiêu hóa hoạt động thêm trơn tru và hiệu quả. Đó là lý do bạn có thể yên tâm tránh táo bón khi ăn loại trái cây này. Hơn nữa, hàm lượng chất xơ cao còn giúp giảm cholesterol trong máu, ngăn sự hấp thụ cholesrerol xấu trong ruột.

Có bầu an mãng cầu ta được không

-Cực tốt cho não bộ: Lượng vitamin B6 dồi dào trong thành phần quả na rất có lợi cho hoạt động của não bộ của m. Loai vitamin này kiểm soát mức độ hóa học thần kinh GABA, loại bỏ sự căng thẳng, làm dịu hệ thần kinh nhạy cảm trong thai kỳ, đặc biệt còn giúp điều trị chứng trầm cảm.

Có bầu an mãng cầu ta được không

Nên đọc Có phải chỉ ở sữa mới cung cấp canxi cho mẹ bầu?

Ăn đầy đủ những thực phẩm dưới đây sẽ giúp mẹ bầu nạp đủ canxi dù không thể uống được sữa hoặc không dung nạp được lactose trong sữa. Dị ứng sữa (sữa bò) là hiện tượng cơ thể không thể…

Cách ăn mãng cầu na tốt cho mẹ bầu

Điểm qua những công dụng của quả na, bà bầu hoàn toàn có thể ăn na, chỉ cần lưu ý một điều là hạt na có độc, bà bầu không được uống. Nếu trong lúc ăn, sơ ý nuốt phải hạt không sao, vì lớp vỏ dày và cứng của hạt sẽ ngăn không cho nhân hạt có tác dụng. Ngoài ra, theo Đông y, na là loại trái cây có tính ấm, vị ngọt, bà bầu cũng không nên ăn quá nhiều nhé!

Quả mãng cầu là loại trái cây đặc trưng của vùng đất Nam Bộ. Với vị chua ngọt dễ ăn, dễ tìm kiếm, mãng cầu luôn được chọn làm loại quả yêu thích của mẹ khi mang thai. Câu hỏi được đặt ra là mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mãng cầu được không? Bài viết sau của Góc của mẹ sẽ giải đáp chi tiết chủ đề này nhé!

1. Bầu 3 tháng đầu ăn mãng cầu được không?

Trả lời cho câu hỏi “Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mãng cầu được không?”, theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn được mãng cầu nhé. Đây là loại quả nhiều dinh dưỡng mà mẹ thực sự không thể bỏ qua!

Có bầu an mãng cầu ta được khôngMẹ bầu 3 tháng đầu có thể ăn được mãng cầu

Cụ thể, trong 100g mãng cầu có chứa các thành phần dinh dưỡng như:

  • Calo: 66 kCal
  • Protein: 1.7 g
  • Carbohydrate: 25.2 g
  • Chất xơ: 2.4 g
  • Vitamin A: 33 IU
  • Vitamin C: 19.2 mg
  • Kali: 382 mg
  • Magie: 18 mg
  • Sắt: 0.71 mg
  • Canxi: 30 mg

Và các khoáng chất thiết yếu khác như natri, folate, riboflavin, niacin,… Nhìn chung, mãng cầu chứa hàm lượng chất xơ khá cao cùng các vitamin và khoáng chất vô cùng có lợi cho mẹ trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu.

2. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mãng cầu được không? Lợi ích không ngờ của mãng cầu

Với những thành phần dinh dưỡng kể trên, mãng cầu là loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn được. Nếu mẹ còn băn khoăn về điều này, cùng tìm hiểu về những lợi ích tuyệt vời mà nó mang đến cho sức khỏe mẹ bầu nhé!

2.1. Tăng cường sức đề kháng cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Có bầu an mãng cầu ta được khôngMãng cầu dồi dào hàm lượng vitamin C giúp mẹ nâng cao sức đề kháng

Hệ miễn dịch của mẹ trong thai kỳ khá yếu. Ăn mãng cầu như một cách để mẹ bổ sung lượng vitamin C và các khoáng chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ mắc một số bệnh thông thường như cảm lạnh, sốt, ho,… Ngoài ra, quả mãng cầu là loại quả chứa lượng vitamin B6 dồi dào, giúp mẹ vượt qua triệu chứng ốm nghén và ngăn chặn cơn buồn nôn hiệu quả.

2.2. Cải thiện hệ tiêu hóa sau khi ăn mãng cầu

Hàm lượng chất xơ dồi dào trong mãng cầu là “thành phần vàng” cho mẹ trong vấn đề cải thiện hệ tiêu hóa khi mang thai. Theo đó, lượng chất xơ này sẽ thúc đẩy nhu động ruột làm việc giúp nhuận tràng, giảm táo bón hiệu quả cho mẹ và các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa thường gặp đối với mẹ bầu như khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn,…

2.3. Ăn mãng cầu giúp ngăn ngừa chuột rút ở mẹ bầu

Có bầu an mãng cầu ta được khôngĂn mãng cầu giúp ngăn ngừa chuột rút ở mẹ bầu

Chuột rút là triệu chứng không còn xa lạ với mẹ, là nỗi ám ảnh khiến mẹ sợ hãi. Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần bổ sung lượng lớn canxi, kali, magie và natri trong thai kỳ. Mãng cầu chính là loại trái cây đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của mẹ, hỗ trợ ngăn ngừa chuột rút.

2.4. Hàm lượng chất xơ trong mãng cầu hạn chế nguy cơ tiểu đường thai kỳ

Có bầu an mãng cầu ta được khôngHàm lượng chất xơ trong mãng cầu hạn chế nguy cơ tiểu đường thai kỳ

Ngoài tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, hàm lượng chất xơ cao trong mãng cầu còn có công dụng hạn chế nguy cơ tiểu đường thai kỳ cho mẹ. Loại quả này hoàn toàn phù hợp với nỗi lo bệnh tiểu đường của mẹ bầu bởi trong quả mãng cầu không chứa chất béo bão hòa và cholesterol cùng hàm lượng natri không đáng kể. Mẹ hãy an tâm nhé!

2.5. Thành phần sắt trong mãng cầu giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu

Có bầu an mãng cầu ta được khôngThành phần sắt trong mãng cầu giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng phổ biến mẹ dễ gặp trong thời gian mang thai 3 tháng đầu. Việc bổ sung sắt và các chất giúp hấp thu và sản sinh hồng cầu là điều cần thiết ở giai đoạn này. Và mãng cầu được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ rất nên dùng vì nó bổ sung một lượng chất sắt cao cho cơ thể mẹ bầu. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C có trong quả mãng cầu giúp mẹ tăng cường khả năng hấp thụ sắt từ các thực phẩm khác hiệu quả.

2.6. Mãng cầu có chứa nhiều vitamin giúp phát triển não bộ cho thai nhi

Có bầu an mãng cầu ta được khôngMẹ bầu 3 tháng ăn mãng cầu được không: Ăn mãng cầu có lợi cho sự phát triển não bộ của thai nhi

Mẹ bầu thường xuyên bị căng thẳng, khó chịu và dễ trầm cảm do thay đổi nội tiết tố. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé trong bụng mẹ. Lượng vitamin B6 dồi dào trong mãng cầu sẽ giúp mẹ xoa dịu thần kinh và xua tan căng thẳng hiệu quả. Đồng thời loại quả này rất có lợi cho việc phát triển não bộ của thai nhi.

2.7. Tốt cho hệ tim mạch của mẹ bầu 3 tháng đầu

Có bầu an mãng cầu ta được khôngTốt cho hệ tim mạch của mẹ bầu 3 tháng đầu

Mẹ thắc mắc liệu ăn mãng cầu có tốt cho hệ tim mạch không? Câu trả lời là có mẹ nhé! Hàm lượng kali và natri trong thành phần quả mãng cầu giúp điều chỉnh lượng huyết áp và nhịp tim rất tốt. Đồng thời, các chất chống oxy hóa và vitamin C trong mãng cầu cũng hỗ trợ ngăn ngừa những gốc tự do tấn công cơ thể và cải thiện chức năng tim mạch.

3. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn mãng cầu thế nào?

Dù là mãng cầu hay bất cứ loại trái cây nào khác cũng vậy, mẹ không nên ăn tùy ý mà nên tuân theo một số quy tắc nhất định về lượng ăn và thời điểm ăn. Cụ thể là:

Có bầu an mãng cầu ta được khôngMẹ bầu không nên ăn mãng cầu khi đang đói để tránh ảnh hưởng đến dạ dày
  • Mẹ chỉ nên ăn 50-100gr/ ngày, 1 tuần ăn 1 – 2 lần mãng cầu.
  • Mẹ tuyệt đối không ăn hạt mãng cầu nhé! Vì trong hạt mãng cầu có hàm lượng độc tố cao. Nếu cắn vỡ hạt, độc tố trong nhân hạt sẽ ra ngoài và gây hại cho sức khỏe mẹ bầu.
  • Mẹ không nên ăn quả mãng cầu còn xanh và cũng không nên ăn loại mãng cầu quá chín. Dấu hiệu cho biết mãng cầu đã quá chín đó là trên vỏ xuất hiện vảy trắng và có nhiều vết nứt.
  • Thời điểm ăn mãng cầu tốt nhất là sau bữa ăn chính khoảng 1 – 2 tiếng hoặc mẹ có thể ăn nó như bữa phụ. Mẹ bầu không nên ăn mãng cầu khi đói gây tác động xấu đến dạ dày và không nên ăn buổi tối vì dễ gây tăng cân.

Xem thêm: 5 thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu từ chuyên gia dinh dưỡng

4. Điều gì có thể xảy ra khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn quá nhiều mãng cầu?

Ngoài thắc mắc “Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mãng cầu được không?”, vấn đề quan trọng không kém đó là “Điều gì sẽ xảy ra nếu mẹ bầu 3 tháng đầu ăn quá nhiều mãng cầu?”. Mãng cầu thơm ngon dễ khiến mẹ “sa đà” ăn quá lượng cho phép đối với mẹ bầu. Hệ quả cho điều này là gì?

4.1. Ăn mãng cầu làm hạ huyết áp

Theo các bác sĩ cho biết, ăn mãng cầu quá nhiều có thể làm hạ huyết áp và làm giảm các mạch máu. Vì vậy, đối với mẹ có tiền sử cao huyết áp trước đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ cẩn trọng trước khi ăn nhé!

Có bầu an mãng cầu ta được khôngĂn mãng cầu quá nhiều có thể gây hạ huyết áp

Ngoài ra, trong quả mãng cầu có vị ngọt chứa hàm lượng đường tương đối lớn. Nếu ăn mãng cầu khi đói, cơ thể mẹ bầu sẽ không hấp thu kịp lượng đường quá lớn cùng một lúc dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, có thể gây buồn nôn.

4.2. Dễ gây nhiễm trùng

Mẹ không nên ăn mãng cầu thường xuyên trong thời gian dài. Vì đây có thể là tác nhân gây ra sự phát triển mạnh của các loại nấm men trong cơ thể. Vì vậy dù là người thường hay bà bầu, cũng không nên ăn mãng cầu quá nhiều.

4.3. Ảnh hưởng đến tim mạch

Có bầu an mãng cầu ta được khôngMẹ có tiền sử bệnh tim tránh ăn mãng cầu

Đối với mẹ bị bệnh tim thì tuyệt đối không nên tiêu thụ mãng cầu quá nhiều để tránh gây suy yếu hệ tim mạch. Dù là mẹ bầu hay người thường có tiền sử mắc bệnh tim cần tránh ăn loại quả này nhé!

4.4. Không tốt cho hệ thần kinh

Trong quả mãng cầu có chứa annonacin, một chất độc có thể ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh. Vì vậy, mẹ có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh cần tránh xa loại quả này! Tất cả các bộ phận của quả mãng cầu đều có thể chứa annonacin, nhưng tập trung nhiều nhất ở hạt và vỏ.

4.5. Dễ gây sảy thai hoặc sinh non

Có bầu an mãng cầu ta được khôngDễ gây sảy thai hoặc sinh non

Thời gian mang thai 3 tháng đầu vô cùng nhạy cảm, vì vậy lời khuyên cho mẹ đó là tuyệt đối không ăn mãng cầu. Nguyên nhân là do tử cung sẽ bị co thắt có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non nếu mẹ bầu ăn mãng cầu với số lượng lớn trong thời gian dài.

5. Lưu ý nhỏ khi mẹ mang thai 3 tháng đầu ăn mãng cầu

Bất cứ loại trái cây nào cũng có mặt trái nếu mẹ sử dụng không đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý nhỏ để mẹ tham khảo:

  • Mẹ bầu nên ăn những quả mãng cầu đã chín hẳn, tránh lựa những quả xanh hoặc vừa chín tới sẽ không tốt cho hệ tiêu hoá.
  • Ngoài ra, mùa mãng cầu thường vào khoảng tháng 4 đến tháng 10 ÂL. Mẹ cần chú ý mua đúng mùa để tránh tiêu thụ loại quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay chất hóa học có hại.
  • Một lưu ý quan trọng đó là mẹ tuyệt đối không được ăn hạt mãng cầu. Bởi vì trong hạt có chứa độc tố annonacin rất có hại cho hệ thần kinh.
  • Mẹ đang điều trị các bệnh tiểu đường, gan, thận, cao huyết áp,… cần loại bỏ loại quả này khỏi thực đơn ngay. Vì các chất trong mãng cầu có thể tăng cường tác dụng của thuốc. Việc tăng cường tác dụng này có thể dẫn đến giảm huyết áp hoặc lượng đường trong máu quá mức, nguy hiểm cho người bệnh.
  • Trước khi ăn mãng cầu mẹ nhớ rửa sạch để loại bỏ vi khuẩn nhé, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ có thể làm sạch mãng cầu hoặc các loại trái cây bằng Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy – sản phẩm an toàn, lành tính, đem lại hiệu quả làm sạch cao nhất.
Có bầu an mãng cầu ta được khôngNước rửa bình sữa và rau quả Mamamy đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu và thai nhi

Xem thêm: Mẹ bầu 3 tháng đầu có ăn được dâu tây? Dâu tây rất tốt cho sức khỏe mẹ đó!

6. Mẹo chọn mãng cầu tươi, ngon, ngọt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Mẹ không nên ăn mãng cầu còn xanh và cũng không nên ăn mãng cầu quá chín. Vậy cách nào để chọn được mãng cầu tươi, ngon, ngọt cho mẹ bầu 3 tháng đầu? Dưới đây là những mẹo được tổng hợp từ thực tế để mẹ chọn lựa được quả mãng cầu ưng ý nhé!

Khi chín vừa đủ, vỏ mãng cầu sẽ có màu vàng xanh nhưng thiên vàng nhiều hơn. Vỏ quả không có vảy trắng hay bị thâm đen.

Quả mãng cầu mẹ nên mua cần có lớp vỏ mỏng, mọng và bóng. Khi mẹ dùng tay gõ sẽ nghe tiếng kêu “bộp” rỗng bên trong, khoảng cách giữa các gai rộng. Quả mãng cầu bở sẽ có vỏ cứng hơn đôi chút. Quả mãng cầu vẫn còn cuống là mãng cầu chín cây ăn rất ngọt và thơm.

Mãng cầu không phải là loại quả quanh năm, mùa mãng cầu thường ở vào khoảng từ tháng 4 – tháng 10 âm lịch. Mẹ nên chọn lựa mua mãng cầu đúng mùa để tránh tiêu thụ loại quả trái mùa có sử dụng chất học học bảo quản gây hại.

Có bầu an mãng cầu ta được khôngMẹ nên mua mãng cầu đúng mùa để được thưởng thức đúng vị thơm, ngon đặc trưng và đảm bảo sức khỏe

Vậy nếu mẹ muốn mua về trữ ăn dần thì sao nhỉ? Góc của mẹ sẽ mách mẹ biết cách bảo quản mãng cầu sao cho vẫn giữ được độ thơm ngon trong thời gian dài mà vẫn đảm bảo sức khỏe.

  • Đối với mãng cầu còn nguyên quả, chưa bổ: Mẹ nên bảo quản bên ngoài tủ lạnh, để ở nơi thoáng mát, khô ráo.
  • Đối với mãng cầu đã bổ, đang ăn dở: Mẹ nên bảo quản trong tủ lạnh, bọc một lớp giấy khô và túi bóng quanh miếng mãng cầu còn nguyên vỏ, không cạo riêng phần thịt quả ra.

7. Món ngon từ mãng cầu cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Mãng cầu là loại quả có vị ngọt thơm và dễ chế biến. Dưới đây là những món ngon từ mãng cầu cho mẹ bầu 3 tháng đầu tham khảo!

7.1. Sinh tố mãng cầu

Sinh tố mãng cầu vừa ngon vừa giải nhiệt ngày hè nóng bức cho mẹ. Cách làm vô cùng đơn giản!

Nguyên liệu:

  • Sữa tươi: 300ml
  • Đá
  • 1 trái mãng cầu xiêm khoảng 300g
  • 80g sữa đặc có đường
Có bầu an mãng cầu ta được khôngSinh tố mãng cầu ngọt thơm, thanh mát

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ gọt vỏ mãng cầu, cắt phần thịt thành miếng vừa phải, bỏ hạt.
  • Bước 2: Sau đó mẹ cho phần mãng cầu vào máy xay sinh tố, cho thêm ít nước, sữa tươi, sữa đặc rồi xay nhuyễn.
  • Bước 3: Cho thêm đá vào máy và xay mịn. Sau đó đổ ra ly và thưởng thức mẹ nhé!

7.2. Mứt mãng cầu

Món mứt mãng cầu nghe khá lạ tai và khiến mẹ tò mò về công thức làm món này. Cùng thực hiện nhé!

Nguyên liệu:

  • 1 trái mãng cầu xiêm
  • 1 ống vani
  • 500g đường cát
  • 200g giấy kiếng để gói mứt
  • 1 trái mãng cầu xiêm
Có bầu an mãng cầu ta được khôngMứt mãng cầu ngon dẻo, hấp dẫn

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ lột vỏ mãng cầu, lấy phần thịt rửa sơ qua nước sạch. Sau đó tách mãng cầu thành từng múi và loại bỏ hạt.
  • Bước 2: Mẹ trộn mãng cầu với đường theo tỷ lệ 1kg mãng cầu với 300 – 500gr đường rồi để trong 2 tiếng.
  • Bước 3: Đun sôi phần mãng cầu đã ướp đường. Mẹ nhớ đảo đều tay cho lớp đường không bị cháy khét nhé!
  • Bước 4: Bật lửa nhỏ liu riu, đun hỗn hợp đến khi cạn nước. Tiếp theo mẹ dùng muỗng đảo hỗn hợp liên tục để mãng cầu nhuyễn mịn, không dính chảo.
  • Bước 5: Chờ đến khi hỗn hợp mãng cầu trong chảo sệt lại thì mẹ thêm 1 ống vani vào rồi đảo một lần nữa, sau đó thì tắt bếp.
  • Bước 6: Mẹ tráng mỏng phần mãng cầu xiêm ra rồi để ngoài nắng cho tới khi mứt khô đều.
  • Bước 7: Sau đó, mẹ cắt mứt thành các khối vừa nhau dài 10cm, rộng 5cm rồi dùng giấy kiếng gói lại và thưởng thức dần.

7.3. Mãng cầu dầm

Mãng cầu dầm là món ăn quen thuộc và được nhiều người ưa chuộng vì cách làm vô cùng đơn giản.

Có bầu an mãng cầu ta được khôngMãng cầu dầm ngon, bổ dưỡng

Nguyên liệu:

  • Đá bào
  • 1/4 quả mãng cầu xiêm
  • 60 ml sữa đặc có đường
  • Đường
  • 150ml sữa tươi

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ sơ chế mãng cầu bằng cách gọt vỏ và bỏ hạt. Su đó mẹ cắt phần thịt thành những lát vừa ăn.
  • Bước 2: Mẹ cho phần thịt mãng cầu vào ly và cho thêm sữa tươi, sữa đặc vào, trộn đều.
  • Bước 3: Mẹ Cho đá bào vào ly mãng cầu dầm và thưởng thức.

Trên đây là những chia sẻ của Góc của mẹ về thắc mắc “Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mãng cầu được không?”. Hy vọng bài viết hữu ích với mẹ. Theo dõi Góc của mẹ để cập nhật những kiến thức và kinh nghiệm nuôi dạy bé mẹ nhé!

Xem thêm:

Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu tiên?

Top 11 những loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu từ chuyên gia

Bầu 3 tháng đầu ăn su su được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn củ đậu được không?

Từ khóa » Có Nên ăn Mãng Cầu Ta Khi Mang Thai