Cô Bé Minh Lương Là Ai? - Tứ Phủ Thánh Mẫu

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Xung quanh khu vực thành phố Tuyên Quang này còn có đền Cô Bé Mỏ Than và đền Cô Bé Cây xanh. Cô Bé Minh Lương có thể được coi chính là Cô Bé Thượng Ngàn.

Sự tích Cô Bé Minh Lương

Truyền thuyết kể lại rằng: Ở nước ta vào thế kỷ 15 thời nhà Trần, tại tổng Minh Lương, thuộc xã Lang Quán ngày nay có hai vợ chồng, ông chồng người Dao và bà vợ người Mường tuổi đã cao mà chưa có con, ngày ngày hai ông bà ra ngòi Lịch làm công việc xúc tôm tép sống lần hồi. Một hôm, ông chồng ở nhà, chỉ có bà vợ đi xúc tép như mọi ngày, nhưng xúc mãi không được con nào mà chỉ được hai quả trứng lạ. Bà vợ cố gắng xuống hạ nguồn rồi lên tận thượng nguồn ngòi Lịch xúc vẫn chỉ được hai quả trứng ấy nên bà đành mang về thả vào chum nước dưới cầu thang. Một thời gian sau, bà vợ mang thai và sinh ra một cô bé bụ bẫm, đặt tên là Minh Lương. Cùng lúc đó, hai quả trứng thả trong chum nước dưới cầu thang đã lâu nở ra thành hai con rắn. Hai con rắn và cô bé Minh Lương cùng nhau lớn lên và quấn quýt làm bạn với nhau.

Một buổi chiều, hai ông bà đi làm về và nhìn thấy hai con rắn đã quấn chết cô bé. Sẵn con dao rựa đeo bên hông, ông chồng tức giận rút dao vừa chém, vừa nói “Mày hại con tao à”. Hai con rắn sợ quá bỏ chạy, một con chậm hơn nên đã bị chém đứt đuôi. Ông vừa đuổi hai con rắn vừa nói: “Cụt đi hang Mang, Khoang đi hang Đồng”. Ông bà xót thương cô bé, không nỡ chôn nên đã đặt cô nằm ở trên sàn, đến sáng đã thấy mối đùn lên đắp thành mộ cho cô bé. Dân làng thấy vậy đều cho rằng cô bé đã linh hoá nên mau chóng lập miếu thờ. Thời kỳ giặc Cờ Đen đến, Cô Bé Minh Lương đã hiển linh giúp quan quân triều đình thoát khỏi rừng rậm, sau đó giúp sức cùng nhân dân dẹp sạch giặc Cờ Den. Sau đó Cô Bé còn hiển linh bốc thuốc, giúp dân chữa bệnh thoát khỏi những cơn hiểm nghèo.

Đền thờ Cô Bé Minh Lương

Đền Cô Bé Minh Lương nằm tại địa phận xã Lăng Quán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Ngôi đền cách thành phố Tuyên Quang khoảng 11 km theo hướng Tuyên Quang đi Hà Giang.

Cô Bé Minh Lương là ai?

Nơi đền Cô Minh Lương tọa lạc được bao bọc ba phía bằng hai con suối thơ mộng là Suối Lịch và suối Cơi. Ngôi đền còn có một cây thiên tuế nay đã đến hơn 500 tuổi. Dân xung quanh không ai dám phạm úy dựng nhà cửa nên có thơ rằng:

“Đền Cô riêng một quả đồi Gió lùa hiu hắt mây trôi lững lờ”…

Đền Cô Bé Minh Lương nằm tại khu vực làng bản của người Dao, người Tày vô cùng mến khách. Trải qua nhiều lần trùng tu và tôn tạo, đền Cô Bé Minh Lương nay đã khang trang và bề thế hơn, gồm các ban thờ Cô bé, thờ Phật, thờ Đức Thánh Trần. Sân đền gồm hệ thống các lầu Cô, lầu Cậu, Quan Sơn Thần, chân nhang bản mệnh, Mẫu Cửu Thiên, cạnh đền có hai gian nhà để phục vụ mua sắm lễ. Xung quanh đền được bao bọc bởi rất nhiều cây xanh và hai dòng suối.

Cô Bé Minh Lương là ai?

Cô Bé Minh Lương là ai?

Cô Bé Minh Lương là ai?

Ngay trước cửa đền có 2 cây thiên tuế, một cây đực và một cây cái, điều đặc biệt là cây cái mọc lên 8 nhánh và có nhánh phụ trông giống hệt bàn tay vái thiên. Một lần, các bô lão ở làng hoa Ngọc Hà (Hà Nội) lên thăm đền đã xác định tuổi thọ cây đã có trên khoảng 500 năm và khẳng định đây là cây thiên tuế độc nhất vô nhị. Dân làng xung quanh không ai dám dựng nhà cửa xung quanh gò đồi.

Ngày lễ đền Cô Bé Minh Lương

Lễ chính đền vào các ngày mùng 10 tháng Giêng; mùng 4 tháng 4, 24 tháng 6; mùng 10 tháng Chạp âm lịch hàng năm.

Giá hầu đồng Cô Bé Minh Lương

Đi lễ Cô Bé Minh Lương nên cầu gì ?

Khi đi lễ đền thờ Cô Bé, du khách nên chú ý phải thật thành tâm thì mới được Cô chứng giám và phù hộ độ trì. Nếu không thành tâm, thành kính, chẳng những lời cầu khẩn của bạn không thành hiện thực mà còn bị Cô phạt cho gặp nhiều xui xẻo, tai họa.

Đi lễ đền Cô trước tiên nên cầu sức khỏe và sự bình an, sau rồi mới cầu đến công danh sự nghiệp và tài lộc.

Khi dâng lễ, du khách nên đặc biệt chú ý tới cách ăn mặc, nói năng và cử chỉ hành vi của bản thân trong đền. Không được ăn mặc hở hang, nói năng tục tĩu và có những hành vi thô lỗ trong đền thờ Cô.

Tuyệt đối không được có những ý nghĩ bất chính hay hành vi cướp của, lừa đảo hay trộm cắp trong đền thờ Cô.

Bản văn Cô Bé Minh Lương

Minh nhật nguyệt soi đường chính đạo

Lương càn khôn xét kẻ ngay gian

Nhớ xưa Lăng Quán – Tuyên Quang

Minh Lương lại có Cô Ngàn Tiên Y

Diệu thánh dược thần kì đẩu số

Đóa phù dung vừa độ tốt tươi

Nên trang sắc nước hương trời

Đã trong hiếu kính, lại ngoài cần chuyên

Đôi thung huyên ngày thường nâng giấc

Ví so bằng vàng ngọc nết na

Tảo tần nội trợ tề gia

Lên non hái thuốc về nhà luyện đan

Bầu thánh dược tiên hoàn cứu thế

Đất Tuyên Quang già trẻ đội ơn

Công Người như núi như non

Trọn đời giữ tấm lòng son vì đời

Ai hay nhẽ sao dời vật đổi

Lánh bụi hồng về cõi hư không

Đồi cao còn dấu tiên dung

Nhân dân kỷ niệm nhớ công lập đền

Tiên Cô Bé trấn miền Bắc Địa

Xã Minh Lương hòa khí xuân phong

Núi Dùm điệp điệp trùng trùng

Suối trong uốn khúc đồi thông rườm rà

Đêm thanh vắng hiện ra bẻ lái

Mảng nứa xanh vượt suối tay chèo

Sông Lô nước chảy lưng đèo

Mảng Cô xuôi ngược sớm chiều lênh đênh

Kim quy tướng hiện hình chầu phục

Cá bạc vàng suối ngọc long lanh

Minh Lương cảnh trí hữu tình

Tiên Cô bẻ lái lênh đênh trước đền

Mảng chở khách hữu duyên hữu phúc

Mảng chở người trong lúc gian nan

Mảng Cô chở thuốc trên ngàn

Mảng Cô cứu kẻ cơ hàn tai ương

Mảng chở khách lên đường chính đạo

Mảng chở người cảm mạo phong sương

Rau măng, cháo bẹ, cơm lam

Độ người phá núi, khai mương, bắc cầu

Vai nặng trĩu gánh bầu tiên dược

Túi Hoa Đà, Biển Thước linh đan

Thảnh thơi gió núi mây ngàn

Minh Lương chính trực, cương thường, hiếu trung

Giận những kẻ thoát vòng bội nghĩa

Giận những loài tà quỷ yêu ma

Thương người hiếu kính mẹ cha

Thương người vì nước, vì nhà, vì dân

Niềm son sắt kiệm cần liêm chính

Điểm tô cho nước Việt dài lâu

Lời Cô ghi nhớ làm đầu

Nhớ lời mà sửa cho nhau tốt lành

Tiên Cô Bé anh linh giáng thế

Nhớ lời Cô đuốc tuệ sáng soi

Dù cho vận đổi sao dời

Lời Cô vẫn tỏ muôn đời chẳng phai

Gương Cô để cho đời soi mãi

Chữ “Minh Lương” chói lọi trời đông

Cô về trắc giáng đền trung

Khuông trì đệ tử tăng long thọ trường.

Từ khóa » đền Cô Minh Lương ở Tuyên Quang