Có Bốn Loại Người Sợ Chết - Phật Học đời Sống

Một hôm, có vị Bà La Môn Brahmin đến thưa với Đức Phật: "Thưa Thế Tôn, tất cả những người con đã gặp con xin nói bằng sự nhận xét với trí tuệ của con rằng, không có một người nào không sợ hãi cái chết và không lo lắng về viễn ảnh của cái chết". Phật dạy: "chớ nói thế Punna, Zanusoni Brahmin, có những kẻ sợ chết và có những kẻ không sợ chết". Các bạn ơi ! khi các bạn đang ngồi khi các bạn đang đứng khi các bạn đang nằm khi các bạn đang ăn khi các bạn đang nói khi các bạn đang ngủ khi các bạn đang đếm tiền và khi đang nắm chặt tay người tình bạn đều đang đến gần nghĩa địa ... MỘT MÌNH, chẳng thể sai lầm...... Đó là đề tài của pháp hành mà ít có người tu theo Phật hiểu rõ và hành trì để đưa đến giải thoát như Phật. Dù bạn có ngần ngại, sợ hãi, biết hay không biết, thông minh hay ngu dốt, hung dữ hay hiền lành, giàu hay nghèo thì con đường ấy cũng chỉ có đến thế thôi. Con đường dĩ nhiên và không có lối thoát. Chết là không lối thoát.

Có bốn loại người sợ chết

Hàng ngàn người chết do thảm họa sóng thần. Ảnh minh họa

Không ai từ xưa đến nay mà không chết. Có sanh ra thì phải có chết. Đó là quy luật tự nhiên. Mặc dù cả 2 loại người này đều tiến gần, mỗi lúc mỗi gần, đến nghĩa trang, không có ngoại lệ, nhưng có một loại người sợ hãi và một loại người không sợ hãi.

Nên nhớ rằng nếu bạn không sợ hãi khi chết thì khi tái sanh bạn sẽ có trí tuệ, an bình nội tâm và trong sáng, không sanh vào cảnh khổ. Khi nghe Phật dạy như thế, Zanusoni ngạc nhiên quỳ xuống và thỉnh cầu đức Phật giải thích rõ hơn về bốn loại người này.

Phật dạy: "Này Zanusoni, có bốn loại người khi sắp chết rất sợ hãi. Và cũng có bốn loại người không sợ hãi khi đối diện với cái chết". Trong kinh Anguttara Nikaya, Catukkanipata, có nói rõ bốn loại người sợ chết này.

Loại Người Thứ Nhất Sợ Hãi khi Chết. Loại người luôn luôn bận rộn và dính mắc ái nhiễm với con cái, tài sản, công việc, đam mê, ý tưởng, chủ thuyết, quyền chức, địa vị, chùa chiền, đệ tử, vân vân. Khi họ sắp chết, họ lo lắng về ý tưởng sẽ phải xa lìa vĩnh viễn những người họ yêu thương và tài sản, những cái mà họ trân quý. Họ sợ mất và không muốn lìa xa những thứ đó như là địa vị, quyền lực, con cái và tài sản. Chính tư tưởng này ám ảnh họ rất trầm trọng.

Họ rất sợ hãi phải chia tay vĩnh viễn với những thứ này. Cái tư tưởng khổ não này biến thành nỗi đau tâm thức (Domanasa mental pains). Khi cái chết càng đến gần, họ càng trở nên giận dữ (dosa: anger), và theo sau đó là sự nuối tiếc (Soka: sorrow). Sau nuối tiếc là sự khổ não (Paridewa: lamentation) và tuyệt vọng (upayasa: despair) vì họ hiểu rõ sự bất lực của họ với cái chết khi cái chết càng ngày càng đến gần.

Tại sao những thứ tâm thức khổ não này xuất hiện ngay trong lúc con người phải đối diện với cái chết ? Những thứ này gọi chung là Maranampi- Dukkha sacca. Tất cả những cái quyền lực, địa vị, danh vọng, của cải, con cái, ngay cả cái than của họ, mới chính là sự thật khổ não (Dukkha sacca: the truth of Dukkha). Bởi vì không biết những cái này là sự thật của khổ não do Vô Minh che lấp trí tuệ nên tâm trí của họ dính mắc tham ái luyến tiếc vào những đối tượng không thực sự thuộc về họ một cách quá cao độ quá sâu dày và lâu ngày mà không biết chúng là sự thật của khổ não (Dukkha sacca), họ không thể dứt bỏ dễ dàng được. Sự đau buồn nội tâm (Domannasa) xuất hiện, tiếc nuối (Parideva) tiếp theo, khao khát (Upayasa) cũng nối theo đuôi, như vậy cả một chuỗi khổ đau xuất hiện liên tục . Có thể nào cái nhận thức cuối cùng trước khi họ lìa đời lại Làm Sao

không chứa đựng đầy những thứ đau đớn khổ não này hay sao ? Có lẽ nào những cái Khổ não, thâm, sân, tiếc nuối, khao khát Dukkha, Dosa, Domannasa, Soka, Parideva, Upayasa chẳng ảnh hưởng gì đến cái nhận thức cuối cùng khi người đó phải vất bỏ cái thân giả hợp này để phải đi tái sanh nơi cảnh giới khác hay sao ? Khi cái Thức tái sanh xuất hiện, cái chết chấm dứt sự hiện hữu của con người thì quyền lực, ý tưởng, chủ thuyết, tiền bạc, địa vị, con cái, của cải mới chính là nỗi thống khổ nhất của người chết.

Chính chúng nó mới là thực sự nguyên nhân của khổ não (Dukkha sacca). Chúng nó thực là Vô thường, Khổ, Vô Ngã... Chính chúng nó mới thực sự là nguồn cội của khổ não dẫn đến sự tái sanh luân hồi khổ não. Người chết có trải nghiệm và hiểu được những cái sự thực đau khổ này hay không? Thân và Tâm có cùng bị khổ não cùng một lúc hay không ? Khi cái thức tái sanh xuất hiện thì bóng tối vô minh (Avijja) cũng bao trùm con đường tái sanh.

Người chết vì không có, hay thiếu trí tuệ (wisdom) nên khao khát tham ái những cái không thực, vô thường mà phải chịu tái sinh trong cảnh khổ (Peta). Trong trường hợp này cái Thức Tái Sanh của người sắp chết sẽ xuất hiện trong cái thế giới (Peta), cái thế giới có đời sống thấp kém hơn thí dụ như súc sanh.

Theo lời Phật dạy thì cái thức tái sanh này xuất hiện ngay lập tức cùng lúc lập tức với cái chết. Hãy thử hỏi khi những cảm giác (Vedana feelings) sợ hãi mất tài sản, vợ con, quyền lực, cô đơn và mất tất cả.... và tất cả những tham vọng muốn và cố giữ những thứ này trở thành vô vọng, tuyệt vọng, thì viễn tượng chết trở nên khủng khiếp như thế nào nhỉ ? Khi sự sợ hãi (fear) xuất hiện, thì hối hận (soka sorrow), đau đớn (pariveda mental pains lamentation), khổ não (dukkha sufferings) và tiếc nuối phiền não (domanasa mental griefs and anguish) cũng tăng dần nhanh chóng và chiếm hữu trên thân và tâm của con người sắp chết này. Người này không thể bình an, yên tâm với những cái Nghiệp bất thiện đã tạo ra (kaya-kan hay là kaya kamma) thân nghiệp (vici-kan) hay khẩu nghiệp (vici kamma). Như vậy cảnh giới khổ đau thấp hèn (Peta-zati) sẽ xuất hiện ngay lập tức trong tâm người chết khi họ vừa chấm dứt hơi thở cuối cùng. Khi họ bị những nghiệp xấu chiếm hữu và dẫn dắt thì kết quả là thức tái sinh sẽ dẫn sanh vào cõi súc sanh (Kamma bhava paccaya peta zati: because of such mundane actions animal existence comes to be1 ). 1 trích nguồn Paticcasamupada

Chúng sanh nào trong lúc sống có nhiều đam mê, tham ái, dính mắc sâu về con cái, vợ chồng, tài sản, quyền lực, không biết thức tỉnh, thay đổi, tỉnh giác, không hiểu sự thật đau khổ của các thứ này và nghĩ lầm rằng họ sẽ sống mãi mãi, có quyền sở hữu những thứ đó mãi mãi và những thứ đó không bao giờ mất. Họ có thể chuyển giao cho con cái của họ những thứ đó sau khi chết. Như thế họ dính mắc vào chấp thủ, và tham đắm vào những tà kiến sai lầm không thể sửa đổi hay buông bỏ đi được. Đến khi chính bản thân họ phải đối diện với cái chết một mình, thì nỗi sợ hãi chết chóc (consciousness of fear) sẽ nhanh chóng chiếm hữu thân và tâm họ. Những cảm thọ xấu đau đớn (Vedana mental and physical painful feelings) sẽ xuất hiện. Rồi chúng cứ như thế tăng dần nhanh với sự sợ hãi, khủng hoảng, cô đơn, hối hận (soka), tiếc nuối (parideva), khổ não (dukkha mental and physical pains), buồn rầu (domanassa grief), theo sau những cái nghiệp do thân và khẩu đã tạo tác trước kia sinh ra. Chính các nghiệp xấu do thân và khẩu tạo duyên cho người sắp chết đi tái sanh nơi cảnh giới súc sanh, ngạ quỷ thấp kém khổ ải. Kamma bhava pacciya Peta-zati (through volitional actions there arise consciousness of rebirth as animal).

Chính cái nhận thức sai lầm về sở hữu chủ những thứ tạm bợ bên ngoài như danh vọng, con cái, vợ chồng, tài sản, quyền lực và những thứ này cũng chịu định luật vô thường chi phối, đã làm cho người sắp chết bị khủng hoảng sợ hãi trước khi chết. Đây là loại người thứ nhất sợ cái chết.

Loại Người Thứ Hai Sợ Hãi khi Chết. Đức Phật lại dạy tiếp: “Này Punna, Như Lai sẽ nói cho ngươi biết loại người thứ hai rất sợ chết. Hãy ghi nhớ”. “Những người này rất yêu quý chính cái bản thân của chính họ. Khi họ phải đối diện cái chết không thể tránh né được và họ biết rõ rằng họ phải xa lìa cái tấm thân của họ vĩnh viễn và không thể tránh thoát. Nỗi sợ hãi đó sẽ phát sinh ra và tăng trưởng nhanh. Bởi vì họ tin rằng cái thân của họ là vĩnh viễn thường còn trong khi thực sự thì nó vô thường. Những người như thế bị cái Ngã dính mắc, làm chủ, và tham ái (tanha) nơi cái thân đó. Khi phải đối diện với cái chết, cảm thọ về cái chết sắp đến, và nó càng ngày càng đến gần cái chết ngay nơi cửa, thì họ đâm ra hốt hoảng sợ hãi cùng tột". Thế nên, người chấp thủ tham ái vào cái thân giả tạm này sẽ vô cùng sợ hãi khi sắp phải chết. Đây là loại người thứ hai sợ chết vô cùng hoảng hốt.

Có bốn loại người sợ chết

Có bốn loại người sợ chết

Loại Người Thứ Ba Sợ Hãi khi Chết. Những người tham lam (lobha) , sân hận (dosa), si mê (moha) không hiểu nhân quả, nên tham gia trong các hoạt động mua bán, các hoạt động phi (hay thiếu) đạo đức, gây những sự đau khổ cho người khác, không tu tập tỉnh giác, không có khả năng phân biệt những hậu quả của tham ái từ nơi xúc (phassa contact), và thọ (vedana feelings) các cảnh trần, không đủ trí tuệ để nhận biết sự sanh diệt, vô thường (impermanence) của các pháp (anicca) và vô ngã (anatta), nói chung không có sự hiện diện của các thiện pháp và đạo đức. Vì không tạo một chút thiện pháp nào trong lúc sống nên khi đối diện cái chết người đó sợ hãi và cái cảm thọ sợ Vedana này tăng lên nhanh chóng. Người ấy nghĩ rằng trong lúc sống, ta không làm một điều thiện. Ta đã phí cả đời với các việc bất thiện, các việc lợi ích cho con trai, con gái, những việc thủ đắc cá nhân, gây đâu khổ cho người khác. Ta đã không lo tu tập quán chiếu tỉnh giác trong các hành động, suy tư. Vì cảm thọ ấy tăng nhanh quá ngay khi chết, người ấy sinh ra hối tiếc. Vì thế nên họ chết trong sự sợ hãi cùng cực, và bị sự sợ hãi ấy dẫn vào cảnh khổ nơi tái sanh.

Loại Người Thứ Tư Sợ Hãi khi Chết. Loại người thứ tư, đức Phật dạy là loại người vô minh, không chấp nhận hoặc hiểu biết về sự thực của Khổ. Những người này không biết và thể nghiệm được cái khởi thuỷ của vòng tròn nhân duyên (Paticcasamuppada). Vì không biết cái Khổ là do Vô Minh (Avijja), nên cũng không biết cái tận cùng là già chết (Jara-marana) và cứ thế kéo dài đến vô tận. Họ chẳng biết cái đầu mối của sinh tử là Vô Minh nên khi cận chết, người ấy đau đớn, sợ hãi, hoảng hốt, và cứ thế nguyên một chuỗi khổ đau cũng nối theo đuôi. Những người ấy không hề biết do nguyên nhân nào mà họ có mặt ở đây và rồi khi họ chết thì họ sẽ về đâu? Trong trí của người sắp chết, sự hoang mang (vicikiccha) chính là vô minh. Do họ không hề tin vào nhân duyên nghiệp báo nên khi chết hoảng loạn, không biết mình chết sẽ đi về đâu? Chính sự hoảng loạn này là niềm sợ hãi của người chết này. Và cứ thế phải chịu sự chi phối của cái Thức Tái Sanh đi mãi trong luân hồi khổ não. . Nếu người ấy luôn thường quán chiếu sự sanh diệt của các cảm thọ (thô hay tế), thì sự cảm thọ sẽ bị chuyển hoá từ từ thành trí tuệ (vipassana magga). Chính cái trí tuệ do thường quán chiếu sinh diệt (về tánh chất vô thường của các pháp) về tính chất của cảm thọ mà người ấy có thể chiến thắng sự sợ hãi, chết chóc, mất mát. Và theo đó là chiến thắng luôn cả tham ái (tanha), dính mắc (upadana), rồi nghiệp (kamma), tái sinh (zati), già (Zaya), chết (marana). Như thế, có bốn loại người rất sợ hãi khi phải đối diện với cái chết.

Loại thứ nhất là những người không thể quẳng vất đi cái ngũ uẩn nhất là cái dính mắc cảm thọ (sensual attachments) và phản ứng cảm xúc (emotional reactions). Loại thứ hai là những người chấp thủ vào cái toàn thân hiện hữu (Kaya) của chính họ. Họ cho rằng cái thân này là thường còn không bao giờ biến hoại. Loại thứ ba là những người tham lam trong lúc sống làm những pháp bất thiện (akusala) gây đau khổ cho người khác. Loại thứ tư là coi thường hoặc không hiểu biết nhân quả. Không biết rằng cái này có nên cái kia cũng có. Do đó hoài nghi (viccikaccha) hiện hữu. Vì hoài nghi nên người ấy sợ hãi khi phải đối diện cái chết của chính mình vì không biết mình sẽ ra sao và đi về đâu ? Nếu bạn sợ hãi khi chết thì bạn sẽ sanh vào cảnh giới khổ (Peta). Có nhiều kinh nghiệm đã được ghi lại cũng như trong kinh sách, chỉ vì luyến ái với những người trong nhà, hay đồ vật trong nhà, bạn sẽ sanh vào đời sống khác trong nhà bạn làm con gián, con rận2 , con thằn lằn.... Những người trong nhà sẽ tìm cách đuổi những con vật đó ra khỏi nhà mà không hề biết rằng đó chính là cha mẹ mình.

Trích sách làm sao khi chết có nụ cười trên môi?

Tỳ kheo Thích Minh Tâm

Từ khóa » Sợ Chết Già