Tôi Sợ Chết đến Mất ăn Mất Ngủ - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Tôi 27 tuổi, làm văn phòng và luôn bị ám ảnh bởi cái chết. Cuộc sống càng có nhiều thứ đáng giá, tôi càng sợ chết. Tôi cảm thấy nếu bản thân phải chết bây giờ, sẽ thật nuối tiếc, biết bao điều tươi đẹp đang ở phía trước. Bởi vậy nỗi sợ trong tôi cứ lớn dần lên. Rồi khi đọc tin tức, xem phóng sự, thấy những tin như rùng rợn, cộng thêm ngày nhỏ hay bị bắt nạt khiến tôi hình thành tâm lý muốn an toàn và phòng thủ cao.
Tôi tưởng tượng học võ, trang bị công cụ hỗ trợ sẽ giúp mình an toàn, tránh được cái chết. Nhưng công việc đòi hỏi cống hiến nhiều khiến tôi mệt và không đủ thời gian, sức lực đi học võ. Vả lại tôi học võ không giỏi. Còn mua vũ khí, công cụ hỗ trợ, tôi sợ phạm pháp nên không dám hành động. Cứ như vậy, hai năm gần đây, tôi bị kẹt trong những suy nghĩ đó khiến chất lượng cuộc sống sa sút, không thể tập trung làm việc. Cuối cùng tôi phải nghỉ việc và rơi vào thất nghiệp.
Biết rằng đàn ông mà viết ra những dòng này, tôi sẽ bị mọi người phán xét, cho là không đáng mặt nam nhi, đầu đội trời chân đạp đất. Tôi thực sự rất muốn thay đổi nhưng loay hoay mãi không biết vấn đề mình gặp phải thực sự nằm ở đâu, vì tôi nhìn nhận vấn đề rất lôgic. Vậy nên rất mong các độc giả chia sẻ góc nhìn riêng để tôi có thể tìm ra lối thoát cho bản thân. Mọi người có nghĩ rằng ai cũng sợ chết, muốn an toàn và cần học võ, sắm vũ khí để cảm thấy an toàn hơn trong cuộc sống không? Tôi xin cảm ơn.
Đạt
Chuyên gia tâm lý Vũ Huệ gợi ý:
Chào bạn,
Tôi hiểu cảm giác bế tắc, sự mệt mỏi và loay hoay của bạn với những suy nghĩ của mình. Đặc biệt tôi cảm thấy sự cô đơn khi bạn không biết tâm sự với ai, vì bạn cho rằng mình là đàn ông, phải đội trời đạp đất, sợ chết thì thật không đáng mặt nam nhi.
Khi nhận ra cuộc sống có vô vàn những điều đáng giá, nỗi sợ cái chết càng tăng trong khi những ước mơ và mong muốn còn dang dở. Điều này tồn tại ở hầu hết mọi người, chỉ là mức độ thế nào. Bạn có ám ảnh quá lớn về cái chết, nên hai năm gần đây chất lượng cuộc sống của bạn bị suy giảm.
Bạn nói rằng do hồi nhỏ hay bị bắt nạt nên hình thành tâm lý phòng thủ cao, muốn được an toàn. Bạn nghĩ đến việc học võ để trở nên mạnh mẽ hơn hoặc tìm cách tự vệ... Những điều này là chính đáng nhưng có phần ám ảnh quá mức.
Trường hợp của bạn tư vấn qua thư khó đạt được hiệu quả tốt. Bạn nên đến gặp trực tiếp các bác sĩ trị liệu tâm lý. Họ sẽ xác định xem bạn đang bị rối loạn tâm căn thuộc loại nào, mức độ ra sao, nguyên nhân gì dẫn đến điều đó để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, các liệu pháp kết hợp cả tâm lý và liệu pháp hóa dược.
Bạn nên đi khám sớm, bởi những suy nghĩ ám ảnh quá mức kết hợp với tình trạng thất nghiệp có thể kèm theo stress hay trầm cảm sẽ dẫn đến chất lượng cuộc sống của bạn ngày càng tệ hơn.
Chúc bạn sớm khỏe mạnh.
Độc giả gọi vào số 09 6658 1270 để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc
Từ khóa » Sợ Chết Già
-
Chết Có Thật đáng Sợ Hay Không
-
COVID-19 đến, Người Già Sợ Chết Hay Thờ ơ? - Báo Phụ Nữ
-
Giới Trẻ Sợ Chết Hơn Người Già - Báo Thanh Niên
-
Có Bốn Loại Người Sợ Chết - Phật Học đời Sống
-
Cách để Vượt Qua Nỗi Sợ Chết - WikiHow
-
Những Thay đổi Tâm Lý "đáng Sợ" Của Người Già - Bộ Y Tế
-
Vì Sao Chúng Ta Sợ Chết? - Pagode Thien Minh
-
Nơi Tuổi Già đáng Sợ Hơn Cái Chết! - Hànộimới
-
Vì Sao Con Người Sợ Tuổi Già? | Giác Ngộ Online
-
VTC14_Nỗi Sợ Của Người Già - YouTube
-
Cơn Hoảng Sợ Và Rối Loạn Hoảng Sợ - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đức Phật Nói Có 4 Kiểu Người Sợ Chết, đa Phần Chúng Ta Là ... - CafeBiz
-
Sợ Chết (thanatophobia) - Lý Do để Thoát Khỏi
-
Rối Loạn Tâm Lý ở Người Cao Tuổi - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Cách đối Trị Sợ Hãi Theo Quan điểm Phật Giáo | Giác Ngộ Online