Cơ Cấu Ban Thường Vụ Và Số Lượng Phó Bí Thư Cấp Tỉnh Theo Chỉ Thị ...
Có thể bạn quan tâm
Vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.
Giảm khoảng 5% số lượng cấp uỷ viên cấp tỉnh, cấp huyện
Chỉ thị 35 nêu rõ việc thống nhất chủ trương thực hiện giảm khoảng 5% số lượng cấp uỷ viên cấp tỉnh, cấp huyện so với số lượng tối đa được cấp có thẩm quyền xác định ở nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Căn cứ vào chủ trương này, các Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Đảng uỷ trực thuộc Trung ương xác định cụ thể số lượng cấp uỷ viên cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Các Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Đảng uỷ trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ chính trị cụ thể của địa phương, đơn vị và khả năng đáp ứng của cán bộ để xác định cơ cấu cấp uỷ cho phù hợp.
Về số lượng, cơ cấu Ban thường vụ, Phó Bí thư cấp ủy cấp tỉnh và tương đương nhiệm kỳ 2020-2025, Chỉ thị 35 nêu rõ, Thành uỷ Hà Nội, TPHCM, Tỉnh uỷ Thanh Hoá, Nghệ An không quá 17 người. Các Tỉnh uỷ, Thành uỷ còn lại và các Đảng uỷ khối trực thuộc Trung ương từ 13 - 15 người.
Định hướng cơ cấu Ban Thường vụ gồm có: Bí thư, Phó bí thư; Chủ tịch và 1 Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch và 1 Phó Chủ tịch UBND; Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra cấp uỷ và trưởng các ban: Tổ chức, Tuyên giáo, Dân vận, Nội chính; Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (ở những nơi chưa thực hiện Trưởng ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc); chỉ huy trưởng quân sự, Giám đốc công an; người đứng đầu cấp uỷ một số địa bàn, lĩnh vực quan trọng cần tập trung sự lãnh đạo của Ban thường vụ cấp uỷ.
Đáng chú ý, Chỉ thị 35 quy định rõ, Thành ủy Hà Nội và Thành ủy TPHCM không quá 3 Phó Bí thư. Các tỉnh thành còn lại và Đảng uỷ khối trực thuộc TƯ không quá 2 Phó Bí thư.
Số lượng cấp uỷ viên, uỷ viên Ban Thường vụ cấp uỷ, Phó Bí thư được tăng thêm để luân chuyển, đào tạo theo quy hoạch của Trung ương không tính vào số lượng cấp uỷ nêu theo quy định của Chỉ thị này. Đồng thời, việc giới thiệu và bầu cử đối với số cán bộ được tăng thêm hiện đang công tác ở địa phương vẫn thực hiện theo quy định hiện hành.
Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chỉ thị 35 quy định số lượng uỷ viên Ban Thường vụ từ 9 - 11 người. Đối với những nơi có số lượng đảng viên lớn hoặc tính chất nhiệm vụ, địa bàn phức tạp số lượng uỷ viên Ban Thường vụ không quá 13 người. Số lượng Phó Bí thư 2 người.
Đối với các Đảng bộ trực thuộc Đảng uỷ khối ở Trung ương, số lượng uỷ viên Ban Thường vụ từ 9 – 11 người, Phó Bí thư từ 1 - 2 người.
Đối với Đảng bộ khối cơ quan tỉnh, thành phố và đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở khác (các tập đoàn, tổng công ty, các ngân hàng thương mại nhà nước hoặc nhà nước có cổ phần chi phối), số lượng uỷ viên Ban Thường vụ từ 7 – 9; Phó Bí thư từ 1 - 2 người. Đảng bộ Quân đội và Công an thực hiện theo quy định riêng của Bộ Chính trị.
Về cấp cơ sở, Chỉ thị 35 quy định, đối với đảng bộ xã, phường, thị trấn số lượng cấp ủy viên không quá 15 người; số lượng Phó Bí thư từ 1 - 2 người. Cơ cấu cấp ủy gồm cán bộ, công chức cấp xã đang công tác (theo số lượng quy định của Chính phủ) và những người không là cán bộ, công chức cấp xã (người hoạt động không chuyên trách, cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ...), do Ban Thường vụ cấp ủy cấp tỉnh căn cứ vào quy định chung và tình hình, đặc điểm cụ tể của địa phương để hướng dẫn cho phù hợp.
Thực hiện Bí thư cấp ủy không là người địa phương theo lộ trình
Chỉ thị 35 cũng kế thừa, nhưng có điều chỉnh 3 nội dung trong Chỉ thị 36. Trong đó, Bộ Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương bố trí Bí thư cấp ủy cấp tỉnh không là người địa phương theo lộ trình, phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể và đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương.
Cấp ủy cấp tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch để đến năm 2025 cơ bản hoàn thành chủ trương này ở cấp huyện; khuyến khích thực hiện đối với các chức danh khác.
Thực hiện chủ trương thí điểm bầu Bí thư cấp ủy tại Đại hội ở những nơi cấp ủy đoàn kết, thống nhất cao; nhân sự dự kiến giới thiệu là người tiêu biểu về các mặt; đồng thời, phải được sự đồng ý của cấp ủy cấp trên trực tiếp.
Cơ cấu, số lượng đại biểu đại hội đảng bộ các cấp thực hiện theo hướng giữ nguyên số lượng đại biểu ở khối địa phương như một số nhiệm kỳ gần đây; đồng thời, đổi mới cách phân bổ để bảo đảm thành phần, cơ cấu, giới tính, dân tộc hợp lý; tăng số lượng đại biểu ở các ngành, lĩnh vực quan trọng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phản biện, đóng góp ý kiến khi quyết định những chủ trương, chính sách lớn của Trung ương và địa phương./.
Theo VOV.VN
Từ khóa » Nguyên Phó Bí Thư Là Gì
-
Khi Nào 'nguyên Giám đốc', Khi Nào 'cựu Phó Phòng'? - Báo Tuổi Trẻ
-
Phó Bí Thư Tỉnh ủy (Việt Nam) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ban Bí Thư Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Nhiệm Vụ Của Chi ủy Và Công Tác Của Bí Thư Chi Bộ - Bộ Tư Pháp
-
Quy định Của Bộ Chính Trị Về Chức Danh Lãnh đạo Chủ Chốt, Lãnh đạo ...
-
Ông Nguyễn Phi Long được Phân Công Giữ Chức Bí Thư Tỉnh Uỷ Hòa ...
-
Thành ủy
-
Những Mốc Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Đảng Bộ Tỉnh Bình Thuận
-
Tổ Chức Bộ Máy - UBND Tỉnh Bình Thuận
-
Lãnh đạo Huyện ủy
-
Lãnh đạo Huyện ủy, HĐND Và UBND Huyện
-
Danh Mục Chức Danh Lãnh đạo Chủ Chốt Trong Hệ Thống Chính Trị
-
Cơ Cấu Tổ Chức - Tỉnh ủy Hậu Giang
-
Ủy Ban Thời ông Nguyễn Thành Phong Gây Sai Phạm 'khó Khắc Phục'