Nhiệm Vụ Của Chi ủy Và Công Tác Của Bí Thư Chi Bộ - Bộ Tư Pháp
Có thể bạn quan tâm
Hoạt động của Đảng
Nhiệm vụ của chi ủy và công tác của Bí thư Chi bộTrong điều kiện Đảng ủy Bộ Tư pháp chưa tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng cho các đồng chí bí thư và chi ủy viên trong Đảng bộ Bộ Tư pháp, để giúp các đồng chí bí thư, chi ủy viên, nhất là những đồng chí mới lần đầu tham gia chi ủy nắm vững hơn nghiệp vụ công tác đảng, góp phần đưa công tác đảng của các chi bộ trong Đảng bộ Bộ Tư pháp đi vào nề nếp, chất lượng hơn trước, xin gửi tới các đồng chí chuyên đề này để nghiên cứu, thực hiện.
I. Chi ủy và nhiệm vụ của chi ủy 1. Chi ủy Chi ủy là cơ quan lãnh đạo của chi bộ giữa hai kỳ đại hội, do đại hội trực tiếp bầu ra hoặc cấp ủy cấp trên chỉ định theo quy định (trường hợp chi bộ có dưới 9 đảng viên chỉ có Bí thư và Phó bí thư thì không tạo thành chi ủy. Nhiệm vụ lãnh đạo chi bộ được giao cho Bí thư và Phó bí thư). Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên; làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên; kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng viên; thu nộp đảng phí. Chi bộ, chi ủy họp thường lệ mỗi tháng 1 lần (Điều 24.2 Điều lệ Đảng). Chi ủy giúp chi bộ thực hiện nhiệm vụ trên theo quy định và phân công của chi bộ 2. Nhiệm vụ của Chi ủy 2.1. Lãnh đạo việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị của cấp trên - Tổ chức cho đảng viên nghiên cứu, quán triệt, nắm vững nội dung các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, đảng ủy cấp trên; đặc biệt là các nghị quyết, chỉ thị liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ của chi bộ và của đơn vị. - Căn cứ nội dung, yêu cầu của nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và điều kiện cụ thể của đơn vị mình, bí thư chi bộ cùng tập thể chi ủy dự thảo chương trình hành động và tổ chức hội nghị chi bộ thảo luận, quyết định để thực hiện - Trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp trên gặp phải vướng mắc, chi ủy có trách nhiệm tập hợp ý kiến của cán bộ, đảng viên và quần chúng, kịp thời phản ánh lên cấp trên và đề xuất phương hướng giải quyết - Chi ủy chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát về mọi mặt của cấp ủy cấp trên, giữ mối liên hệ chặt chẽ với cấp ủy cấp trên trực tiếp, thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động của chi bộ và xin ý kiến chỉ đạo 2.2. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị - Nắm vững nhiệm vụ chính trị của đơn vị mình, xây dựng và thực hiện đúng quy chế làm việc và mối quan hệ giữa chi bộ, chi ủy với lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan đơn vị - Tổ chức sinh hoạt chi bộ, hướng dẫn đảng viên nghiên cứu, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn của cấp trên và nhiệm vụ của chi bộ mình - Tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết bằng việc xây dựng chương trình công tác của chi bộ với nội dung và kế hoạch cụ thể - Thường xuyên kiểm tra đảng viên chấp hành nghị quyết của chi bộ. Kịp thời phát hiện và uốn nắn những lệch lạc để khắc phục những thiếu sót, hạn chế phát sinh khi thực hiện. Chi ủy lãnh đạo bằng giáo dục, vận động, thuyết phục bằng hành động gương mẫu của cán bộ, đảng viên - Chi ủy lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị thông qua chi bộ và các đảng viên được giao nhiệm vụ lãnh đạo đơn vị. Do vậy chi ủy phải xây dựng quy chế phối hợp với lãnh đạo đơn vị để bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị. Lãnh đạo đảng viên nêu cao ý thức tiền phong, gương mẫu, chấp hành kỷ luật, chấp hành sự phân công, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. 2.3. Lãnh đạo công tác xây dựng chi bộ 2.3.1. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, chi ủy: - Chất lượng sinh hoạt chi bộ, chi ủy có tác động trực tiếp đến chất lượng lãnh đạo của chi bộ. Theo quy định của Điều lệ Đảng: Chi bộ, chi ủy họp thường lệ mỗi tháng 1 lần. Sinh hoạt chi bộ có các hình thức: Sinh hoạt chính trị, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt học tập, sinh hoạt tự phê bình và phê bình. - Sinh hoạt chính trị mang tính chất lãnh đạo, chỉ đạo là chính. Sinh hoạt chính trị thường trong các dịp chuẩn bị và tiến hành đại hội chi bộ; hội nghị chi ủy, chi bộ bàn bạc, thảo luận, đề ra chủ trương, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. - Sinh hoạt chuyên đề thường đi sâu vào một nội dung công tác nào đó của chi bộ để nâng cao nhận thức cho đảng viên hoặc thực hiện nhiệm vụ chính trị của dơn vị như các chuyên đề: việc tự phê bình và phê bình; công tác vận động quần chúng; tinh thần, thái độ, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chính trị; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nâng cao trình độ; công tác phát triển đảng; phòng chống tham nhũng, lãng phí… - Sinh hoạt học tập của chi bộ là nghiên cứu, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của cấp trên hoặc thông tin tình hình thời sự, chính sách mới… - Sinh hoạt tự phê bình và phê bình là các buổi sinh hoạt thường gắn với kiểm điểm cuối năm, nhiệm kỳ hoặc sau khi thực hiện một nhiệm vụ quan trọng. - Căn cứ vào tình hình và yêu cầu cụ thể, chi bộ có thể vận dụng một trong những hình thức sinh hoạt nói trên, hoặc kết hợp các hình thức với nhau làm cho sinh hoạt chi bộ trở nên phong phú, sinh động, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu. 2.3.2. Chăm lo xây dựng đội ngũ đảng viên: - Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là một yêu cầu thường xuyên và cấp thiết trong công tác xây dựng Đảng hiện nay. - Chi ủy phải coi trọng công tác giáo dục, giúp mỗi đảng viên không ngừng nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. 2.3.3. Tăng cường công tác quản lý đảng viên: - Chi ủy phải coi trọng công tác quản lý đảng viên về chính trị, tư tưởng, về trình độ và năng lực công tác, về sinh hoạt gia đình và quan hệ xã hội. - Chi ủy cần quản lý chặt chẽ về số lượng, chấp lượng, cơ cấu đội ngũ đảng viên. - Việc phân công nhiệm vụ quản lý, giáo dục đảng viên phải được tiến hành thường xuyên và gắn với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. 2.3.4. Chi ủy thường xuyên kiểm tra, tổ chức cho mỗi đảng viên tự phê bình và phê bình, tự đánh giá, kết hợp với nhận xét, đánh giá của chi bộ, ý kiến phê bình, góp ý của quần chúng; kịp thời phát hiện và kiên quyết đưa ra khỏi đảng những phần tử thoái hóa, biến chất. 2.3.5. Chi ủy phải quan tâm lãnh đạo, làm tốt công tác bồi dưỡng tạo nguồn phát triển Đảng theo kế hoạch và Quy định của Điều lệ Đảng nhằm tăng thêm sinh lực cho Đảng, trẻ hóa đội ngũ, đảm bảo sự kế thừa và phát triển của Đảng. 2.4. Lãnh đạo các đoàn thể - Chi ủy có trách nhiệm chăm lo xây dựng các đoàn thể, nhưng không làm thay công việc của các đoàn thể; tôn trọng và phát huy vai trò, chức năng của các tổ chức đó. Chi ủy cần chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện để các đoàn thể hoạt động có nề nếp, chất lượng và hiệu quả; đồng thời phân công chi ủy viên phụ trách công tác đoàn thể. Chi ủy giới thiệu đảng viên đủ tiêu chuẩn để ứng cử vào các chức danh lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội. - Chi ủy định hướng và tạo điều kiện để các đoàn thể hoạt động nâng cao hiệu quả công tác, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, hội viên; duy trì và phát triển các phong trào thi đua của từng đoàn thể. - Hàng quý, hàng tháng, chi ủy làm việc với các đoàn thể để nắm tình hình, góp ý kiến về chương trình hành động của các đoàn thể. II. Công tác của Bí thư Chi bộ 1. Vai trò và yêu cầu đối với Bí thư chi bộ 1.1. Vai trò của Bí thư chi bộ - Bí thư chi bộ là người đứng đầu chi ủy, chi bộ; chịu trách nhiệm trước chi bộ và cấp ủy cấp trên theo Quy định của Điều lệ Đảng - Bí thư chi bộ là người đại diện cho chi bộ, chi ủy trước lãnh đạo cơ quan, đơn vị và các tổ chức chính trị - xã hội ở đơn vị. Vì vậy, Bí thư chi bộ phải xây dựng mối quan hệ thường xuyên, chặt chẽ với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội trong cơ quan, đơn vị. - Bí thư chi bộ có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động của đơn vị, là hạt nhân đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động trong chi bộ và các tổ chức ở đơn vị. - Bí thư chi bộ là người giữ trọng trách cao nhất trong chi bộ, chi ủy; đồng thời cũng là một đảng viên trong chi bộ. Vì vậy, Bí thư chi bộ phải nêu cao vai trò, trách nhiệm cá nhân trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết và các công việc của chi bộ; gương mẫu chấp hành các chỉ thị, nghị quyết của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Đảng, thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và Nghị quyết của chi bộ. 1.2 Yêu cầu đối với Bí thư chi bộ Bí thư chi bộ phải đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn của cấp ủy viên quy định tại điểm 1 Điều 12 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam: “ Cấp ủy viên phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh; chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có kiến thức và năng lực tham gia lãnh đạo tập thể, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đoàn kết cán bộ, đảng viên, được quần chúng tín nhiệm”. Với chủ trương nhất thể hóa, phần lớn các Bí thư chi bộ là lãnh đạo đơn vị. 2. Nhiệm vụ của Bí thư chi bộ 2.1. Bí thư chi bộ chịu trách nhiệm chung về công tác lãnh đạo của chi ủy, chi bộ, đồng thời trực tiếp phụ trách công tác tư tưởng. - Bí thư chi bộ đề xuất để chi ủy phân công công tác cho từng chi ủy viên, cho đảng viên của chi bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. - Trên cơ sở phân công, mỗi chi ủy viên phụ trách từng công việc, bí thư chi bộ phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc các mặt hoạt động của chi bộ, đồng thời tạo điều kiện cho từng cấp ủy viên phát huy vai trò của mình trong thực hiện nhiệm vụ được giao. - Trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, bí thư chi bộ phát huy vai trò đầu tàu, gương mẫu, cùng tập thể chi ủy làm tốt vai trò hạt nhân đoàn kết, lãnh đạo các hoạt động của đơn vị, xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh. - Bí thư chi bộ thường xuyên nắm bắt tình hình và dự báo chiều hướng phát triển về tư tưởng của đảng viên trong chi bộ, nhất là những trường hợp có vướng mắc trong nhận thức tư tưởng; phải nhạy bén phát hiện vấn đề, nắm bắt dư luận xã hội, dư luận trong dơn vị, cùng chi ủy có những biện pháp thích hợp để làm tốt công tác tư tưởng. 2.2. Bí thư chi bộ thường xuyên phối hợp chặt chẽ với người phụ trách cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị - Trong công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, mối quan hệ giữa bí thư chi bộ và người phụ trách cơ quan, đơn vị là mối quan hệ phối hợp về trách nhiệm, tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau, cùng nhau lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ. Xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc giữa chi ủy với lãnh đạo cơ quan, đơn vị; giữa Bí thư chi bộ với người phụ trách cơ quan, đơn vị (trong trường hợp chi bộ không có chi ủy) - Bí thư chi bộ cần có trình độ, kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và công tác đảng; đồng thời có khả năng tham gia vào việc kiểm tra công tác của người phụ trách đơn vị khi cần thiết. - Bí thư chi bộ và người phụ trách đơn vị cần có sự thống nhất về quan điểm và các quyết định thuộc về công tác xây dựng cơ quan, đơn vị. Trong trường hợp đột xuất, không có điều kiện bàn bạc thống nhất về chủ trương công tác theo quy định thì người phụ trách cơ quan, đơn vị có quyền chủ động quyết định, sau đó hai bên đều có trách nhiệm thảo luận, thống nhất và báo cáo lên cấp trên và xin ý kiến chỉ đạo. - Các quyết định của Bí thư chi bộ phải có sự thảo luận, thống nhất trong cấp ủy theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Bí thư chi bộ phải chịu trách nhiệm về những ý kiến và quyết định của mình trước cấp ủy và chi bộ 2.3. Bí thư chi bộ với công tác tổ chức ở chi bộ a. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ và các nguyên tắc xây dựng đảng: - Bí thư chi bộ chủ trì xây dựng quy chế làm việc của chi ủy, chi bộ, xây dựng chương trình công tác toàn khóa và hằng năm của chi bộ; chủ trì xây dựng báo cáo hàng tháng, quý, năm và báo cáo tổng kết nhiệm kỳ. - Chủ trì việc thực hiện kiểm điểm, đánh giá xếp loại đảng viên và chi bộ hằng năm để báo cáo cấp trên. - Các nghị quyết của chi bộ chỉ có giá trị khi có trên ½ đảng viên chính thức tán thành; nghị quyết về việc kết nạp đảng viên, công nhận chính thức, xóa tên, kỷ luật khai trừ đảng viên phải được từ 2/3 đảng viên chính thức của chi bộ tán thành sau đó báo cáo lên cấp trên có thẩm quyền quyết định. b. Việc bổ sung chi ủy viên, bí thư, phó bí thư chi bộ trong nhiệm kỳ: Trong nhiệm kỳ có sự thay đổi, khuyết bí thư, phó bí thư, chi ủy viên thì chi bộ (chi ủy, bí thư, phó bí thư) báo cáo với cấp ủy cấp trên trực tiếp về chủ trương bổ sung và dự kiến nhân sự. Sau khi được cấp ủy cấp trên đồng ý, hội nghị chi bố tiến hành bầu theo quy định và gửi báo cáo, biên bản bầu cử cho cấp trên chuẩn y. c. Công tác phát triển đảng viên mới: Bí thư chi bộ cùng chi ủy, chi bộ có kế hoạch tạo nguồn thực hiện đúng nguyên tắc, thủ tục xem xét, kết nạp đảng viên, chuyển đảng chính thức cho đảng viên mới đúng theo quy định. d. Một số nội dung công tác bảo vệ chính trị nội bộ ở chi bộ: Thực hiện nghiêm quy định số 126-QĐ/TW ngày 28/02/2018 quy định một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng; Hướng dẫn số 19-HD/BTCTW ngày 12/9/2019 Hướng dẫn thực hiện một số điều trong quy định số 126-QĐ/TW, ngày 28/02/2018. Chú trọng các nội dung:- Bảo vệ cán bộ, đảng viên về mặt chính trị, chấp hành đúng quy định về những điều đảng viên không được làm.
- Quản lý đảng viên trong quan hệ với nước ngoài, đi nước ngoài, có thân nhân ở nước ngoài
- Công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, trong công tác phát triển đảng viên
- Công tác quản lý hồ sơ, tài liệu mật, sổ ghi chép bảo vệ nội bộ
- Toàn chi bộ làm công tác bảo vệ chính trị nội bộ, trước hết là trách nhiệm của chi ủy, bí thư chi bộ.
- Những yêu cầu trong sinh hoạt chi bộ
- Thực hiện nghiêm chế độ sinh hoạt định kỳ mỗi tháng 1 lần theo quy định của Điều lệ Đảng và thực sự coi trọng việc sinh hoạt chi bộ. Căn cứ đặc điểm, tình hình của chi bộ để quy định thời gian cho phù hợp (nên bố trí tuần đầu hằng tháng) và tạo điều kiện để những đảng viên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cấp, những đảng viên thường xuyên đii công tác xa có điều kiện tham dự. Sinh hoạt chi ủy, chi bộ phải quán triệt và thực hiện nghiêm các nguyên tắc của Đảng; thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của chi bộ; đảm bảo tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu.
- Mỗi kỳ sinh hoạt cần đánh giá tình hình triển khai, kết quả thực hiện nghị quyết của chi bộ và của cấp ủy cấp trên; mở rộng và phát huy dân chủ trong thảo luận, quyết định những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và liên quan đến trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của đảng viên; tạo không khí cởi mở, dân chủ để đảng viên thể hiện chính kiến, tâm tư, nguyện vọng của mình nâng cao ý thức tự phê bình và phê bình, bảo vệ những đảng viên thẳng thắn đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực; tăng cường đoàn kết, thống nhất và tình thương yêu đồng chí trong chi bộ.
- Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ phải gắn với thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nội dung sinh hoạt của chi bộ phải phong phú, đa dạng, thiết thực, hiệu quả, giúp đảng viên nắm bắt kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Trong sinh hoạt đảng phải coi trọng công tác sinh hoạt tư tưởng, quản lý đảng viên về mặt đạo đức, lối sống; chấp hành nghiêm túc việc sinh hoạt chi bộ theo quy định, tránh nặng về sinh hoạt chuyên môn; cần phải xem xét, đánh giá cán bộ, đảng viên có vững vàng, kiên định không?, thái độ xử lý ra sao trước những vấn đề dư luận xã hội; đảng viên giữ cương vị lãnh đạo, quản lý có gương mẫu không?
- Thông qua sinh hoạt chi bộ giúp đảng viên nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật; tích cực học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện; thực hiện tốt các nhiệm vụ được chi bộ phân công. Cấp ủy nắm chắc tình hình tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, lối sống của đảng viên; biểu dương những đảng viên có thành tích xuất sắc và động viên, giúp đỡ những đảng viên có khuyết điểm hoặc hoàn cảnh gia định gặp khó khăn; phát hiện kịp thời những cán bộ, đảng viên có dấu hiệu vi phạm về đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí để có biện pháp cụ thể phòng ngừa và giáo dục, xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ, đảng viên sai phạm. Chi bộ cần có biện pháp cụ thể để xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên.
- Sinh hoạt chi bộ cần tập trung giải quyết những vấn đề cụ thể, thiết thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của chi bộ, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của đảng viên, quần chúng.
- Bí thư chi bộ chủ trì sinh hoạt, cùng chi bộ chuẩn bị ra nghị quyết và tổ chức thực hiện.
- Chủ trì chuẩn bị nội dung sinh hoạt hằng tháng: Căn cứ vào chương trình, kế hoạch công tác và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên; chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của chi bộ, Bí thư chi bộ dự kiến thời gian, nội dung, chủ trì họp chi ủy; sau đó, chi ủy thống nhất các nội dung mà bí thư chi bộ đưa ra và những nội dung bàn bạc trong chi ủy, chi ủy thông báo đến đảng viên về dự kiến thời gian, hình thức sinh hoạt, nội dung sinh hoạt chi bộ hằng tháng.
- Chuẩn bị nội dung sinh hoạt chuyên đề: Theo quy định, mỗi quý sinh hoạt chuyên đề một lần, ngoài việc chuẩn bị về thời gian, địa điểm, phân công đảng viên chuẩn bị, thống nhất với lãnh đạo cơ quan…, bí thư chi bộ phải rất coi trọng lựa chọn và chuẩn bị nội dung của chuyên đề. Các chuyên đề nên tập trung vào các vấn đề sau:
- Chủ trì sinh hoạt chi bộ: Nhìn chung các buổi sinh hoạt chi bộ do bí thư chi bộ chủ trì có trình tự và thủ tục sinh hoạt chi bộ như sau:
Các tin khác
- Phiên họp lần II Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp Khóa XI
- Chi bộ Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật tổ chức sinh hoạt chuyên đề
- Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Tư pháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025
- Phim tài liệu về Đảng bộ Bộ Tư pháp khóa X nhiệm kỳ 2015-2020
- Xúc tiến xây dựng, ban hành Luật Tổ chức thi hành pháp luật
Thông báo
Hình ảnh
Video
Xem thêmLiên kết website
-- Liên kết website -- Bộ Tư pháp---Cục công nghệ thông tinBộ Tư pháp---Cục công nghệ thông tinBộ Tư pháp---Cục công nghệ thông tinBộ Tư pháp---Cục công nghệ thông tinBộ Tư pháp---Cục công nghệ thông tinBộ Tư pháp---Cục công nghệ thông tinTừ khóa » Nguyên Phó Bí Thư Là Gì
-
Khi Nào 'nguyên Giám đốc', Khi Nào 'cựu Phó Phòng'? - Báo Tuổi Trẻ
-
Phó Bí Thư Tỉnh ủy (Việt Nam) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ban Bí Thư Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Quy định Của Bộ Chính Trị Về Chức Danh Lãnh đạo Chủ Chốt, Lãnh đạo ...
-
Ông Nguyễn Phi Long được Phân Công Giữ Chức Bí Thư Tỉnh Uỷ Hòa ...
-
Thành ủy
-
Những Mốc Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Đảng Bộ Tỉnh Bình Thuận
-
Tổ Chức Bộ Máy - UBND Tỉnh Bình Thuận
-
Cơ Cấu Ban Thường Vụ Và Số Lượng Phó Bí Thư Cấp Tỉnh Theo Chỉ Thị ...
-
Lãnh đạo Huyện ủy
-
Lãnh đạo Huyện ủy, HĐND Và UBND Huyện
-
Danh Mục Chức Danh Lãnh đạo Chủ Chốt Trong Hệ Thống Chính Trị
-
Cơ Cấu Tổ Chức - Tỉnh ủy Hậu Giang
-
Ủy Ban Thời ông Nguyễn Thành Phong Gây Sai Phạm 'khó Khắc Phục'