Cơ Cấu Kinh Tế Là Gì Và Các Yếu Tố ảnh Hưởng? - CareerLink
Có thể bạn quan tâm
- để Xây Dựng Một Cơ Cấu Kinh Tế Hợp Lý Hiện đại Và Hiệu Quả Trong Quá Trình
- để Xây Dựng Một Nền Tài Chính độc Lập Chính Phủ Và Quốc Hội Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã
- để Xây Dựng Nền Văn Hóa Tiên Tiến đậm đà Bản Sắc Dân Tộc Chúng Ta Cần Phải
- để Xây Dựng Nền Văn Hóa Tiên Tiến đậm đà Bản Sắc Dân Tộc Ta Cần Phải
- để Xây Dựng Nhà Nước Trong Sạch Vững Mạnh
Mục Lục
- Cơ cấu kinh tế là gì?
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì?
Cơ cấu kinh tế là gì là điều gây tò mò của rất nhiều người khi họ nghe quá nhiều nhưng vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa ra sao. Hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá để tìm ra câu trả lời chính xác nhé.
Cơ cấu kinh tế là gì?
“Cơ cấu kinh tế bao gồm các ngành nghề, lĩnh vực, các vùng, thành phần kinh tế khác nhau và mối quan hệ hữu cơ giữa chúng”.
Có 3 bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế: ngành kinh tế, thành phần kinh tế và lãnh thổ
Cơ cấu ngành kinh tế bao gồm các ngành hình thành nên nền kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế được chia thành 3 nhóm Nông – lâm – ngư nghiệp, Công nghiệp – Xây dựng và dịch vụ. Ở các nước phát triển có dịch vụ, công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong khi ở các nước đang phát triển thì nông nghiệp chiếm đa số, dù công nghiệp và dịch vụ đã tăng mạnh.
Cơ cấu thành phần kinh tế được chia thành kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế tư nhân.
Cơ cấu lãnh thổ (tỉnh, thành, khu vực…) là kết quả của quá trình phân công lao động theo địa lý.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế của một quốc gia
Cơ cấu kinh tế chịu nhiều tác động của các yếu tố khác nhau, nhưng nhìn chung bao gồm các khía cạnh sau:
– Điều kiện tự nhiên: đất đai, khoáng sản, điều kiện thời tiết…
– Sự tiến bộ của nền sản xuất: nếu trình độ sản xuất lạc hậu thì cơ cấu kinh tế phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
– Quan hệ kinh tế đối ngoại
– Cơ chế chính sách của nhà nước
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì?
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình khách quan làm thay đổi cơ cấu, tỷ trọng, tốc độ và chất lượng của các mối quan hệ kinh tế giữa các ngành và các vùng để đạt được cơ cấu hợp lý hơn cho sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.
Quá trình này có thể rất đa dạng, nhiều khi không theo quy luật, do đó kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan hoặc khách quan.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa sâu sắc đối với năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của các thành phố và khu vực. Sự chuyển đổi này đã ảnh hưởng đến nhân khẩu học bao gồm phân phối thu nhập, việc làm, các dịch vụ sản xuất chuyên biệt, sự di chuyển vốn, nền kinh tế phi chính thức, công việc không theo tiêu chuẩn và chi tiêu công…
Khó khăn khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta
– Lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản nhưng nguồn vốn phân bổ thấp, phương thức sản xuất cũ kỹ.
– Nguồn vốn tập trung chủ yếu vào công nghiệp, khai khoáng, xây dựng nhưng chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng.
– Sự phát triển không đồng đều giữa các ngành khi sự dịch chuyển lao động và nguồn vốn đầu tư giữa các ngành thiếu ổn định và không đồng bộ.
– Tỷ trọng đóng góp vào Tổng sản phẩm quốc nội của ngành dịch vụ chưa có sự tăng trưởng đáng kể mặc dù lực lượng lao động và vốn đầu tư tăng mạnh.
– Khu vực kinh tế tư nhân chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, có năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động thấp
– Căng thẳng thương mại, biến đổi khí hậu, đặc biệt là đại dịch COVID-19
Kế hoạch cơ cấu kinh tế trong những năm tới
Với các khó khăn như trên thì các biện pháp để thu được hiệu quả khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì?
– Giải quyết tình trạng thất nghiệp thời vụ bằng cách đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp
– Phát triển nông lâm ngư nghiệp theo hướng bền vững, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ
– Phát triển công nghiệp theo hướng tận dụng nguyên liệu có sẵn trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu thay vì nhập khẩu.
– Tận dụng lợi thế về cảnh quan thiên nhiên đặc sắc để phát triển du lịch.
– Cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách Nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng và đơn vị công lập.
– Tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị – nông thôn, phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm và các đô thị lớn.
– Khai thác hiệu quả hội nhập quốc tế, tăng cường kết nối khu vực tư nhân với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước
– Thúc đẩy kinh tế đô thị, nâng cao vai trò đổi mới, sáng tạo của các trung tâm, thành phố lớn cũng như phát huy vai trò chủ đạo đổi mới mô hình tăng trưởng của các vùng kinh tế trọng điểm.
– Kế hoạch được thực hiện cùng với việc đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu và phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid19.
Trên đây là đôi điều sơ nét về cơ cấu kinh tế là gì, hi vọng đã phần nào giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này.
Trâm Nguyễn
Về Tác Giả
Bài Mới Nhất
- Góc kỹ năng2024.12.23Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng: hỏi gì để tạo ấn tượng?
- Góc kỹ năng2024.12.19Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người có tính cầu thị?
- Kiến thức kinh tế2024.12.19IPO là gì? Lợi ích và điều kiện để thực hiện IPO
- Tư vấn nghề nghiệp2024.12.19Trung cấp nghề là gì? Có nên lựa chọn học trung cấp nghề?
Từ khóa » để Xây Dựng Một Cơ Cấu Kinh Tế Hợp Lý Hiện đại
-
Để Xây Dựng Một Cơ Cấu Kinh Tế Hợp Lí, Hiện đại Và Hiệu Quả Trong ...
-
Để Xây Dựng Một Cơ Cấu Kinh Tế Hợp Lý, Hiện đại Và Hiệu Quả Trong
-
Để Xây Dựng Một Cơ Cấu Kinh Tế Hợp Lí, Hiện đại Và ...
-
Để Xây Dựng Một Cơ Cấu Kinh Tế Hợp Lí, Hiện đại Và Hiệu Quả Trong ...
-
Để Xây Dựng Một Cơ Cấu Kinh Tế Hợp Lí, Hiện đại Và Hiệu Quả ...
-
Để Xây Dựng Một Cơ Cấu Kinh Tế Hợp Lí, Hiện đại Và ...
-
Để Xây Dựng Một Cơ Cấu Kinh Tế Hợp Lý, Hiện đại Và ...
-
Giải Pháp Cho Xây Dựng Cơ Cấu Kinh Tế Hiện đại Và Hợp Lý ở Việt ...
-
Xây Dựng Cơ Cấu Kinh Tế Hợp Lý, Hiện đại - Báo Đồng Khởi Online
-
Xây Dựng Cơ Cấu Kinh Tế Hiện đại Và Hợp Lý - TaiLieu.VN
-
Xây Dựng Cơ Cấu Kinh Tế Hợp Lý Và Tiến Hành Phân Công Lại Lao động ...
-
Công Nghiệp Hóa ở Việt Nam Và Quá Trình Phát Triển Kinh Tế Xã Hội
-
Thế Nào Là Cơ Cấu Kinh Tế Hợp Lí - Top Lời Giải
-
Câu 7 Trang 55 SGK GDCD Lớp 11