Cơ Cấu Lại Nền Kinh Tế Nhằm Tạo Sự Thay đổi Rõ Nét Trong Mô Hình ...
Có thể bạn quan tâm
Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XV, |
Trước đó, vào chiều 29/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự kiến Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã được thực hiện và mang lại nhiều kết quả quan trọng. Trong đó, có 17/22 mục tiêu của Kế hoạch đã được hoàn thành, 5 nhóm nhiệm vụ đã được tập trung triển khai. Kết quả thực hiện kế hoạch đã góp phần quan trọng trong đổi mới mô hình và cải thiện chất lượng tăng trưởng, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô.
Về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng nhấn mạnh, thời gian tới, bối cảnh quốc tế, trong nước có những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, đặc biệt, dịch bệnh COVID-19 diễn biến nhanh, phức tạp, còn có thể kéo dài và có những yếu tố bất định, tác động trực tiếp tới các trung tâm kinh tế, đô thị lớn, gây đình trệ sản xuất, đứt gẫy chuỗi cung ứng, tác động đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trước bối cảnh đó, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế cần được thực hiện nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi, tận dụng cơ hội và tạo đà bứt phá cho giai đoạn tới.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. |
Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 đặt ra 5 quan điểm. Trong đó, nhấn mạnh tập trung khắc phục những hạn chế, hoàn thành cơ cấu lại ba lĩnh vực trọng tâm của Kế hoạch giai đoạn 2016- 2020; bổ sung các nhiệm vụ nhằm tận dụng các cơ hội, các mô hình kinh doanh mới và giải quyết tốt các vấn đề chiến lược để phát triển nhanh và bền vững. Cơ cấu lại nền kinh tế phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, được thực hiện đồng bộ, giữa các ngành, lĩnh vực, giữa Trung ương với địa phương, là bước đi cần thiết để đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng dựa nhiều hơn vào khoa học- công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Về mục tiêu, phải tạo sự thay đổi rõ nét trong mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, hiệu quả sử dụng nguồn lực, tính tự chủ và khả năng thích ứng của nền kinh tế, từng bước hướng tới nền kinh tế dựa vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững, hài hòa với văn hóa, xã hội, môi trường và quốc phòng- an ninh. Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Đẩy mạnh cải cách thể chế; phát triển đầy đủ các loại hình thị trường; thúc đẩy huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực xã hội. Hình thành cơ cấu không gian kinh tế hợp lý; phát triển kinh tế đô thị; nâng cấp chuỗi giá trị của các ngành. Nâng cao nội lực của nền kinh tế và của doanh nghiệp Việt Nam.
Đại biểu Trần Hữu Hậu (đoàn Tây Ninh) |
Thảo luận tại phiên họp, Đại biểu Trần Hữu Hậu (đoàn Tây Ninh) cho rằng, cơ cấu lại nền kinh tế cần bắt đầu từ việc phải xác định được những nút thắt của mỗi ngành, mỗi địa phương, nền kinh tế là phương thức tiếp cận từ thực tiễn. Những nút thắt này đang hiển hiện trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước, của nhân dân. Cơ cấu lại nền kinh tế phải giải quyết cho được những mâu thuẫn nội tại đang ngăn cản sự phát triển. Đại biểu Trần Hữu Hậu đề nghị như thế bởi vì nếu cơ cấu lại nền kinh tế mà không giải tỏa được những nút thắt thì như xây dựng đường cao tốc mà không giải tỏa được những điểm nghẽn.
Nêu ví dụ cụ thể là ngành điện. Đại biểu Trần Hữu Hậu cho rằng; Điện được coi như "máu" của nền kinh tế, của sinh hoạt, đời sống của người dân. Thế nhưng chúng ta đang chứng kiến những mâu thuẫn lớn của ngành này. Chỉ một thay đổi về chính sách, đất nước chúng ta từ chỗ luôn lo lắng về thiếu điện đã dư điện. Đó là điện gió, năng lượng mặt trời đúng với xu thế phát triển năng lượng tái tạo của thế giới, lại phần lớn được đầu tư nguồn vốn từ nước. Thế nhưng, đã dấy lên rồi lại phải tạm ngưng phát triển. Những nơi đã phát điện lại phải cắt giảm công suất phát điện, lãng phí biết bao nhiêu nguồn lực của xã hội
Đại biểu Trần Hữu Hậu cho rằng, trong cơ cấu lại nền kinh tế, nếu các ngành, các địa phương bắt đầu từ những mâu thuẫn trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, từ những bức xúc của người dân và doanh nghiệp thì sẽ tìm và tháo gỡ được những nút thắt và tạo ra những thay đổi mang tính đột phá. Đó là một phương thức nhằm cơ cấu lại nền kinh tế thiết thực nhất, mạnh mẽ nhất và hiệu quả nhất.
Lưu ý đến độmở lớn của nền kinh tế, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP Hồ Chí Minh), kiến nghị Chính phủ cần có kịch bản ứng phó, không để kinh tế vĩ mô bất ổn trước những tác động từ kinh tế thế giới. Đặc biệt là việc các nước đang tung ra các gói kích thích nền kinh tế làm tăng tổng cầu có thể khiến chi phí giá cả tăng cao, nhất là là giá xăng dầu, có thể tác động đến lạm phát trong thời gian tới, đặc biệt là các chi phí, dự toán đầu tư có thể thay đổi.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị Chính phủ sớm xem xét can thiệp bình ổn giá xăng dầu vì hiện nay xăng dầu tăng nhanh và chúng ta còn dư địa, công cụ như các loại thuế, phí cần phải được sử dụng khi giá xăng dầu tăng lên. Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng đề cập đến giải ngân đầu tư công. Theo đại biểu, đây vẫn là điểm nghẽn, điểm yếu, cần rà soát, chỉ ra các nguyên nhân.
Về giải pháp, đại biểu kiến nghị, việc phân bổ vốn đầu tư cần thực hiện theo đúng mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế. Ưu tiên phân bổ vốn cho hạ tầng, liên kết vùng, liên kết ngành, hạ tầng kinh tế số, chuyển đổi số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) |
Khẳng định cơ cấu lại nền kinh tế “không chỉ cần thiết mà là rất cần thiết”, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) đặt ra 4 vấn đề cần quan tâm. Theo đại biểu, việc phân bổ nguồn lực nội địa mất cân đối. Đại biểu Hoàng Văn Cường dẫn chứng về việc vốn trong doanh nghiệp nhà nước chiếm rất lớn nhưng không sử dụng hiệu quả trong khi tư nhân lại khó tiếp cận. Cùng với đó, nhiều vùng tiềm năng tốt nhưng chưa quan tâm đầu tư tương xứng như vùng Đồng bằng sông Cửu Long hay vùng ven biển…Cũng theo đại biểu, nền kinh tế thiếu trụ cột tạo nên phát triển tự chủ và bền vững. Đại biểu Hoàng Văn Cường dẫn số liệu FDI vẫn chiếm phần lớn trong xuất khẩu và nhấn mạnh quan điểm muốn đạt mục tiêu trở thành quốc gia hùng cường phải có trụ cột như các tập đoàn mạnh, không chỉ làm chủ trong nước mà còn vươn ra thế giới...
Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng nhắc đến tác động của Covid-19 và cả Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi việc tái cơ cấu lại nền kinh tế cần thực chất trên các lĩnh vực. Đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh Chúng ta muốn là nước đi đầu trong thời đại 4.0 nhưng làm chủ được gì trong công nghệ? Hội họp, học hành online vẫn dùng Team, Zoom. Tôi nghĩ hoàn toàn làm chủ được nếu đặt hàng doanh nghiệp trong nước. Tái cơ cấu nền kinh tế cần cơ chế đột phá chứ không phải giải pháp thông thường.
Nhấn mạnh trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, nhất là những tác động tiêu cực của dịch Covid-19, đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) cho rằng công tác dự báo là hết sức quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu kinh tế nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Theo đó, đại biểu Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh cần dành sự quan tâm đặc biệt hơn nữa đến công tác dự báo, đánh giá tình hình để đề ra hướng đi, chiến lược đúng, chủ động ứng phó được với những tác động tiêu cực, các diễn biến phức tạp về kinh tế ở khu vực và trong nước cũng như chủ động, nắm bắt, tận dụng được tốt các cơ hội cho phát triển…
Khẳng định nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn, nhất là trong giai đoạn dịch Covid-19 vừa qua, song đại biểu Chu Thị Hồng Thái (đoàn Lạng Sơn) băn khoăn khi một nước nông nghiệp, sản xuất gạo gần như lớn nhất thế giới nhưng Việt Nam cũng là nước nhập khẩu các nguyên liệu phục vụ cho sản xuất rất lớn. Dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan kỳ 1 tháng 10-2021, đại biểu Chu Thị Hồng Thái cho biết số tiền chi trả để nhập khẩu các mặt hàng thức ăn chăn nuôi, thuốc trừ sâu, nguyên liệu phân bón đều tăng so với cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt, theo đại biểu, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao đã khiến doanh nghiệp, các hộ chăn nuôi gặp nhiều khó khăn và thua lỗ...
Đại biểu Chu Thị Hồng Thái đề nghị, kế hoạch tái cơ cấu lại nền kinh tế thời gian tới cần đưa mục tiêu ngành nông nghiệp phải có giải pháp tự chủ về nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cùng với việc ứng dụng khoa học công nghệ để hỗ trợ người nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, giảm giá thành từ đó tăng khả năng cạnh tranh...
Buổi chiều, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025)./.
Từ khóa » Cơ Cấu Kinh Tế Việt Nam Hiện Nay
-
Cơ Cấu Lại Nền Kinh Tế Và đổi Mới Mô Hình Tăng Trưởng Tại Việt Nam ...
-
Tổng Quan Về Việt Nam - World Bank
-
Cơ Cấu Lại Nền Kinh Tế: Nhìn Lại Giai đoạn 2016-2021 Và Những định ...
-
Kế Hoạch Cơ Cấu Lại Nền Kinh Tế Giai đoạn 2021-2025: Thực Chất Và ...
-
Thông Cáo Báo Chí Về Tình Hình Kinh Tế – Xã Hội Quý I Năm 2022
-
Kinh Tế Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tái Cơ Cấu Kinh Tế Gắn Với Chuyển đổi Mô Hình Tăng Trưởng ở Việt Nam
-
Cơ Cấu Lại Kinh Tế Việt Nam 5 Năm Tới Dựa Vào Chuyển đổi Số
-
Kế Hoạch Cơ Cấu Lại Nền Kinh Tế đến Năm 2025
-
Tái Cơ Cấu Kinh Tế địa Phương Và Những Vấn đề đặt Ra - Chi Tiết Tin
-
Tái Cơ Cấu Kinh Tế Giai đoạn 2021 - 2025 - Tin Bộ Tài Chính
-
[PDF] TÁI CƠ CẤU KINH TẾ VIỆT NAM
-
Kinh Tế Việt Nam Năm 2021 Và Triển Vọng Năm 2022