Cơ Cấu Sản Phẩm Cao Su Xuất Khẩu Chưa đáp ứng Nhu Cầu Thị Trường
Có thể bạn quan tâm
4 yếu tố khiến xuất khẩu cao su mịt mờ | |
Hai thái cực đối lập trong kết quả kinh doanh ngành cao su thiên nhiên và săm lốp | |
Lợi nhuận Tập đoàn Cao su tăng mạnh trước ngày lên sàn HoSE | |
Ngành cao su khốn khó khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung "leo thang" |
Loại mủ SVR 3L trước đây chủ yếu xuất qua Trung Quốc, nhưng hiện đang gặp khó trong tiêu thụ và thường xuyên bị ép giá. Ảnh: ST |
Ngày 6/11, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội Cao su Việt Nam tổ chức hội nghị “Phát triển cao su hiệu quả, bền vững đến năm 2030”.
Phát biểu tại hội nghị, ông Võ Hoàng An, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, tính đến năm 2018, tổng diện tích cao su Việt Nam đạt 966.800 ha, giảm nhẹ 2.900 ha so với năm 2017. Trong đó có 689.500 ha diện tích thu hoạch, tăng khá cao (khoảng 36.300 ha) do diện tích trồng đã phát triển mạnh trong khoảng thời gian 2008 – 2009.
Năm 2018, sản lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam tăng 3,9% đạt gần 1,14 triệu tấn trong khi diện tích thu hoạch tăng 5,6% và năng suất trung bình đạt 1.650 kg/ha, giảm nhẹ 1,6% so với năm 2017, nhưng tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu so với các nước trồng cao su trong khu vực châu Á năm 2018.
Trong giai đoạn từ 2016 – 2018, giá trị xuất khẩu sản phẩm cao su đã tăng trưởng cao với mức bình quân (CAGR) 18% mỗi năm và đạt 2,32 tỷ USD năm 2018, tăng 6,7% so với năm 2017. Trong đó, những sản phẩm cao su chủ lực có giá trị xuất khẩu cao trong năm 2018 gồm lốp xe (tỷ trọng 45%); linh kiện cao su và cao su kỹ thuật (21,5%), đế giày cao su (11,1%), găng tay và sản phẩm may mặc bằng cao su (7,7%), săm cao su (3,5%)…
Tuy nhiên, Việt Nam cũng nhập khẩu tới 2,05 tỷ USD sản phẩm cao su, tăng 8,7% so với năm 2017. Sản phẩm cao su cần nhập khẩu nhiều nhất là linh kiện cao su và cao su kỹ thuật (chiếm tỷ trọng 29,4%), lốp xe (19,6%), găng tay và sản phẩm may mặc bằng cao su (12%), đế giày (9,8%)…
Cần xây dựng chiến lược phát triển ngành cao su trong bối cảnh mới
Ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, ngành cao su đang có hướng điều chỉnh cơ cấu sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới nhưng đến nay mủ khối loại SVR3L vẫn chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 50%. Trong khi đó loại mủ cao su SVR10, 20 là sản phẩm tiêu thụ thông dụng trên thế giới dùng để sản xuất lốp ô tô và chiếm hơn 60% sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu hiện mới chỉ chiếm từ 15-18,7%.
Theo ông Doanh, trong giai đoạn 2010-2014, sản lượng cao su của Việt Nam đã tăng nhanh và việc tiêu thụ SVR3L tập trung vào thị trường Trung Quốc nên đến nay gặp nhiều khó khăn, thường xuyên bị ép giá. Trong khi đó sản phẩm SVR10, 20 lại thiếu để xuất khẩu. Vì vậy, việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm cao su là nhiệm vụ quan trọng của ngành cao su trong giai đoạn tới.
Ông An cũng chỉ ra một bất cập nữa của ngành cao su chính là việc Việt Nam chỉ mới có tiêu chuẩn quốc gia về sản phẩm cao su thiên nhiên đầu ra, chưa có tiêu chuẩn quốc gia đối với nguyên liệu đầu vào, nên chưa có cơ sở pháp lý để ngăn chặn việc pha trộn tạp chất vào nguyên liệu, gây ảnh hưởng đến chất lượng của các nhà máy sơ chế mủ cao su.
Phát biểu tại hội nghị, ông Cao Đức Phát, Phó trưởng Ban thường trực Ban kinh tế Trung ương đánh giá, ngành cao su đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Sản phẩm từ cây cao su trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị cao, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.
Tuy nhiên, ngành cao su đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức do diện tích cao su tăng nhanh trong giai đoạn 2010-2015, một số vùng trồng ngoài quy hoạch, không phù hợp đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, gây thiệt hại cho người sản xuất. Thêm vào đó, giá cao su trên thị trường thế giới từ năm 2015 đến nay giảm xuống thấp, đang là thách thức đối với ngành cao su. Sản phẩm cao su chế biến của Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu thô, phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. Công nghệ chế biến còn hạn chế so với các nước trong khu vực, chưa đáp ứng được nguyên liệu cho ngành công nghiệp cao su trong nước.
Do đó, để phát triển ngành cao su hiệu quả, bền vững, ông Phát cho rằng, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất, trồng và chế biến cao su. Đồng thời liên doanh, liên kết với đối tác nước ngoài có thương hiệu mạnh, thị trường và nguồn vốn đầu tư lớn để tạo mối liên kết, liên doanh sản xuất các sản phẩm công nghiệp cao su giá trị cao như lốp xe, băng tải, găng tay... tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến các sản phẩm cao su công nghiệp, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất cây cao su. Ngoài ra, ông Phát cũng kiến nghị Chính phủ xây dựng Chiến lược quốc gia phát triển ngành cao su Việt Nam trong trong bối cảnh mới. Đồng thời Tập đoàn cao su Việt Nam cũng cần xây dựng đề án phát triển phù hợp với tình hình mới.
Từ khóa » Cơ Cấu Sản Phẩm Xuất Khẩu Là Gì
-
Cơ Cấu Hàng Hoá Xuất, Nhập Khấu Của Việt Nam Giai đoạn 2008
-
Cơ Cấu Sản Phẩm (product Mix) Là Gì ? - Luật Minh Khuê
-
Giải Pháp Chuyển Dịch Cơ Cấu Hàng Hóa Xuất Khẩu Của Việt Nam ...
-
Điểm Danh Mặt Hàng Công Nghiệp Xuất Khẩu Chủ Lực Của Việt Nam
-
Cơ Cấu Hàng Hoá Xuất Khẩu Của Việt Nam Còn Lạc Hậu
-
Thấy Gì Qua Cơ Cấu Xuất Nhập Khẩu? - Tạp Chí Tài Chính
-
Cơ Cấu Hàng Việt Nam Xuất Khẩu Sang Singapore Tương đối Bền Vững
-
Xuất Khẩu Sản Phẩm Nông Sản Chủ Lực Của Việt Nam
-
In Bài Viết - Ngân Hàng Nhà Nước
-
Chuyển Dịch Cơ Cấu Hàng Hóa Xuất Khẩu Của Việt Nam Sang Thị ...
-
Cán Cân Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Công Thức Tính Và Nhận Xét Về Cán ...
-
“Thức Tỉnh” để Tái Cơ Cấu Sản Xuất Nông Nghiệp - VnEconomy
-
[PDF] Thay đổi Cơ Cấu Hàng Hoá