Cơ Cấu Tổ Chức, Bộ Máy Quản Lý Trong Doanh Nghiệp Tư Nhân

Như chúng ta đã biết, có các loại hình doanh nghiệp khác nhau như công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân… thì doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp đơn giản nhất trong các loại hình doanh nghiệp nêu trên. với chủ sở hữu là cá nhân sẽ rất thuận tiện trong quản lý và điều hành doanh nghiệp và với số vốn đầu tư thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân vì thế nên doanh nghiệp tư nhân có thể chủ động hơn trong quyết định các vấn đề liên quan tới doanh nghiệp của mình . Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ nếu về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý trong doanh nghiệp tư nhân gồm những thành phần nào? Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc được nêu ra về vấn đề này.

Cơ sở pháp lý: 

Luật doanh nghiệp 2020

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Doanh nghiệp tư nhân

Trên thực tế thật không khó để chúng ta thấy những doanh nghiệp tư nhân mọc lên, với tên gọi là công ty tư nhân hay doanh nghiệp tư nhân là một trong các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp 2020, những quy định cụ thể về doanh nghiệp tư nhân được quy định cụ thể tại chương VII của luật này về vốn đầu tư, quản lý doanh nghiệp tư nhân, cho thuê doanh nghiệp tư nhân, bán doanh nghiệp tư nhân, thực hiện quyền doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt.

Căn cứ quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp tư nhân được hiểu như sau:

“Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Luật doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.”

Theo quy định pháp luật nêu ra chúng ta thấy một đặc điểm pháp lý nổi bật ở đây có là việc chủ sở hữu doanh nghiệp có trách nhiệm vô hạn không phân tán được rủi ro trong kinh doanh. Như vậy có thể suy luận rằng với lí do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh nghiệp tư nhân cao nên sẽ dẫn đến hậu của của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Không có sự phân tán rủi ro cùng những chủ thể khác như những doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Ngoài ra về chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân lại tạo sự “an toàn” hơn cho chủ nợ vì chủ nợ có khả năng đòi được nợ không chỉ giới hạn trong số vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp vào doanh nghiệp đó. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh; thành viên công ty hợp danh.

Có thể thấy doanh nghiệp tư nhân là một trong những loại hình đơn giản nhất trong tất cả các loại hình doanh nghiệp được quy định tại luật doanh nghiệp 2020 quy định. doanh nghiệp tư nhân có một chủ sở hữu duy nhất sẽ rất thuận lợi trong việc quản lí và để có thể điều hành và quyết định các vấn đề của doanh nghiệp của mình. Theo đó với doanh nghiệp tư nhân, vì số vốn đầu tư thuộc về chủ doanh nghiệp, tài sản của một doanh nghiệp tư nhân và của chủ doanh nghiệp tư nhân không có sự tách biệt. Vì vậy doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thực tế một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất trong kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

Theo đó nên doanh nghiệp tư nhân có một số ưu điểm như đây được xem là một loại hình có cơ cấu đơn giản, gọn nhẹ và không quá phức tạp như những loại hình doanh nghiệp khác. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê, bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Bên cạnh đó một ưu điểm nổi bật nữa là về chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định độc lập đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp có toàn quyền trong việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định.  Vì chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài chính bằng tài sản của mình nên có thể sẽ tạo được sự tin cậy và uy tín đối với khách hàng.

Ngoài những ưu điểm ra thì bên cạnh đó có những nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân cụ thể là doanh nghiệp tư nhân không phải là pháp nhân nên không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, điều này có thể gây hạn chế cho doanh nghiệp khi huy động vốn. Bên cạnh đó một nhược điểm có thể thấy rõ nhất đó là chủ doanh nghiệp tư nhân thì không đồng thời được là chủ hộ kinh doanh cá thể, thành viên công ty hợp danh. Cũng như không được quyền góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc mua cổ phần tại công ty cổ phần. Chính vì lí do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình nên nguy cơ rủi ro có thể sẽ cao hơn.

2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý trong doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ dựa trên quy định tại điều 190. Quản lý doanh nghiệp tư nhân luật doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể: 

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Khi chúng ta muốn thành lập hay quản lý doanh nghiệp cần có cơ cấu tổ chức doanh nghiệp chặt chẽ, vậy thì lợi ích mà cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân mang lại cho doanh nghiệp được hiểu như thế nào. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tư nhân cần có để hướng đến mục tiêu chung là phát triển doanh nghiệp bởi các bộ phận liên quan nhau có nhiệm vụ khác nhau. Các bộ phận quản lý có vai trò công việc khác nhau, đóng góp một phần hoàn thành được mục tiêu chung cho công ty. Nếu như công việc đòi hỏi chuyên môn cao thì sở hữu nhân viên có chuyên môn riêng biệt sẽ mang lại lợi ích đáng kể trong công việc thay vì một người giữ nhiều vị trí.

Đặc biệt tổ chức phải có người đứng đầu để dẫn dắt các bộ phận, quản lý, kiểm soát cơ chế hoạt động, đảm bảo điều hành tốt và có trách nhiệm với công ty. Do đó mô hình cơ cấu tổ chức thật sự rất quan trọng mà không chỉ riêng gì doanh nghiệp mới cần nắm rõ, các bộ máy doanh nghiệp đã hoạt động cũng cần một cơ cấu tổ chức vững chắc cho mình để hoạt động kinh doanh được thuận lợi và tốt hơn.

Sau khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân tiến hành xây dựng mô hình quản lý của doanh nghiệp mình. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể kiêm chức Giám đốc. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ quyết định cơ cấu tổ chức nội bộ của doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ ký các hợp đồng liên quan đến doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ quyết định giải thể, hoặc phá sản doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp; quyết định phương hướng phát triển của công ty…. Chủ doanh nghiệp tư nhân cũng có quyền bán hoặc cho thuê doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh: Theo đó thì chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người khác làm Giám đốc để điều hành quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân. Giám đốc điều hành sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi mà hợp đồng đã ký với chủ doanh nghiệp tư nhân. Ví dụ như đối với vấn đề uyển dụng lao động,  bổ nhiệm các chức danh quản lý, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân…Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân đó là Chủ doanh nghiệp tư nhân đây được xem là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.

Trên đây là thông tin chúng tôi tư vấn về nội dung ” Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý trong doanh nghiệp tư nhân” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

Từ khóa » Sơ đồ Cơ Cấu Tổ Chức Doanh Nghiệp Tư Nhân