Sơ đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Doanh Nghiệp Như Thế Nào? - Luật Sư X
Có thể bạn quan tâm
Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có cơ cấu tổ chức khác nhau. Từng loại sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Để hiểu rõ hơn Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, Luật sư X mời bạn cùng tìm hiểu vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Luật Doanh nghiệp 2020
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Đây là một dạng sơ đồ trực quan nhằm miêu tả cấu trúc bên trong của một công ty hay doanh nghiệp.
Sơ đồ tổ chức công ty phải thể hiện được:
- Hình vẽ thể hiện rõ vị trí, mối quan hệ tương tác/ báo cáo và các kênh giao tiếp chính thức giữa các nhân viên, các bộ phận, các phòng ban;
- Mô tả những nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận trong công ty;
- Mô tả chức vụ, quyền hạn của từng vị trí;
- Thể hiện quy trình làm việc của các bộ phận.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH
Công ty TNHH 1 thành viên là loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu có thể là một tổ chức hoặc một cá nhân. Chủ sở hữu công ty sẽ có trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản có liên quan của công ty trong phạm vi vốn điều lệ.
Mô hình 1
- Chủ tịch công ty: do chủ sở hữu công ty đứng ra bổ nhiệm. Có quyền hạn và trách nhiệm tương đương chủ sở hữu công ty, nhân danh công ty để thực hiện quyền và nghĩa vụ công ty nhưng không thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc/ Giám đốc;
- Tổng giám đốc/ Giám đốc: có thể được chủ tịch/ hội đồng thành viên bổ nhiệm hoặc công ty cũng có thể thuê Giám đốc bên ngoài. Nhiệm vụ chính là điều hành hoạt động của công ty, nhiệm kỳ tối đa là 05 năm.
Mô hình 2
- Hội đồng thành viên: gồm 3-7 người, chủ sở hữu công ty chính là người bổ nhiệm Hội đồng thành viên. Có quyền hạn và trách nhiệm tương đương chủ sở hữu công ty, nhân danh công ty để thực hiện quyền và nghĩa vụ công ty nhưng không thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc/ Giám đốc;
- Tổng giám đốc/ Giám đốc: có thể được chủ tịch/ hội đồng thành viên bổ nhiệm hoặc công ty cũng có thể thuê Giám đốc bên ngoài. Nhiệm vụ chính là điều hành hoạt động của công ty, nhiệm kỳ tối đa là 05 năm.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nhỏ
Sơ đồ cơ cáu tổ chức của doanh nghiệp nhỏ được quy định như sau:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm cơ bản sau đây:
– Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ.
– Về quan hệ sở hữu vốn trong Doanh nghiệp
– Về quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý
– Về phân phối lợi nhuận kinh doanh
– Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
– Chủ Doanh nghiệp Tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn trước các khoản nợ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân
Khái niệm doanh nghiệp tư nhân
Căn cứ vào điều 183 luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân được hiểu như sau:
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định của luật doanh nghiệp 2020; doanh nghiệp tư nhân có một số đặc điểm sau:
Doanh nghiệp tư nhân là do một cá nhân thành lập và làm chủ
- Chủ doanh nghiệp là cá nhân, là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân. Có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân; việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh; thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nghiệp Tư nhân không có tư cách pháp nhân
- Một pháp nhân phải có tài sản riêng, tức phải có sự tách bạch giữa tài sản của pháp nhân đó với những người tạo ra pháp nhân. Doanh nghiệp Tư nhân không có sự độc lập về tài sản; vì tài sản của doanh nghiệp tư nhân không độc lập trong quan hệ với tài sản của chủ Doanh nghiệp Tư nhân.
Phương thức huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần; phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp tư nhân
Chuẩn bị hồ sơ
- Giấy thông báo tạm ngừng kinh doanh.
- Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký.
- Giấy tờ pháp lý cá nhân của người thực hiện thủ tục đăng ký.
Cách thức nộp hồ sơ
Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Cách 2: Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính.
Cách 3: Hướng dẫn nộp hồ sơ qua mạng: dangkykinhdoanh.gov.vn
Trình tự tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ
Bước 2: Nộp hồ sơ theo 1 trong 3 phương thức trên.
Bước 3: Trong 3 ngày làm việc từ ngày nhận được Biên giấy nhận, người nộp hồ sơ nhận được kết quả thông báo về việc xem xét tạm ngừng kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định của pháp luật về cho thuê doanh nghiệp tư nhân?
- Quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định?
- Phân biệt hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về nội dung “Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp“. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết hay thắc mắc về dịch vụ luật, giấy tờ hành pháp, hợp thức hóa lãnh sự,….vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp là gì?Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại sao cần cơ cấu tổ chức doanh nghiệp?Doanh nghiệp cần có tổ chức vì:Trong tổ chức tuy có nhiều bộ phận khác nhau, thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng đều thống nhất và tập trung nhằm tạo ra kết quả cho mục tiêu đã được xác định của tổ chức.Các thành viên trong tổ chức đều có một vai trò nhất định và đóng góp nỗ lực của mình nhằm đưa tổ chức đạt được mục tiêu chung.
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Sơ đồ Cơ Cấu Tổ Chức Doanh Nghiệp Tư Nhân
-
Cơ Cấu Tổ Chức Của Doanh Nghiệp Tư Nhân Những điều Bạn Cần Biết
-
Cơ Cấu Tổ Chức Của Doanh Nghiệp Tư Nhân - Phan Law Vietnam
-
Sơ đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Doanh Nghiệp Tư Nhân
-
Sơ đồ Cơ Cấu Tổ Chức Doanh Nghiệp - Deha Law
-
Cơ Cấu Tổ Chức, Bộ Máy Quản Lý Trong Doanh Nghiệp Tư Nhân
-
Doanh Nghiệp Tư Nhân Là Gì? Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý DNTN
-
Cơ Cấu, Sơ đồ Tổ Chức, Chủ Sở Hữu Công Ty TNHH 1 Thành Viên
-
Sơ đồ Tổ Chức Công Ty Là Gì? 5 Kiểu Sơ đồ Tổ Chức Phổ Biến
-
Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý - Pháp Lý Khởi Nghiệp
-
Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý - Pháp Lý Khởi Nghiệp
-
Cơ Cấu Tổ Chức Của Doanh Nghiệp - Lê Ánh Hr
-
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÁC LOẠI HÌNH DOANH... - Sinh Viên Trường Luật