CƠ CẤU, TỔ CHỨC NGHỊ VIỆN NHẬT BẢN (PHẦN 1)
Có thể bạn quan tâm
Hội nghị bồi dưỡng “Kỹ năng tham mưu, phục vụ hoạt động xem xét dự án Luật của cán bộ Văn phòng” tại TP. Đà Nẵng, ngày 21-22/11/2024 Hội nghị bồi dưỡng “Kỹ năng tham mưu, phục vụ hoạt động xem xét dự án Luật của cán bộ Văn phòng” tại TP. Đà Nẵng, ngày 21-22/11/2024 Hội nghị bồi dưỡng nâng cao kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận, ngày 06-07/11/2024 Kinh nghiệm quốc tế CƠ CẤU, TỔ CHỨC NGHỊ VIỆN NHẬT BẢN (PHẦN 1) Cập nhật : 15:42 - 27/12/2021 1.Số lượng đại biểu, độ tuổi ứng cử Nghị viện lập pháp hiệnđại đầu tiên của Nhật Bản được thành lập theo Hiến pháp Minh Trị có hiệu lực từ1889-1947. Tại thời điểm đó, Nghị viện Nhật Bản được chia ra thành 2 viện là Việnquý tộc và Chúng nghị viện (tươngđương với Thượng viện và Hạ viện bây giờ). Sau khi Đế quốc Nhật chính thứcđầu hàng quân Đồng minh vào năm 1945, thời điểm đánh dấu Chiến tranh thế giớithứ hai kết thúc, cùng với sự phát triển của xã hội dân chủ cũng như sự ảnh hưởngcủa các nước Đồng minh, nền chính trị của Nhật Bản cũng phần nào chịu sự ảnh hưởng.Một trong những sự thể hiện rõ nhất đó chính là các thành viên của Thượng việnvà Hạ viện đều do nhân dân bầu ra (thay vì do Nhật Hoàng chỉ định như trước đây– đối với Thượng viện). Các đặc điểm của các thành viên trong 2 viện được liệtkê trong bảng dưới đây:
2.Cách thức bầu đại biểu Việcbầu cử thành viên của hai viện được kết hợp giữa hai phương thức: đại diện tỷ lệvà đơn vị bầu cử. Cử tri đi bầu sẽ đồng thời bỏ 2 lá phiếu tương ứng với haiphương thức bầu cử trên. Theo đó, đối với phương thức đại diện tỷ lệ, cử tri sẽviết tên ứng cử viên có trong danh sách ứng cử viên do các đảng nộp lên hoặc viếttên đảng rồi bỏ phiếu. Số phiếu giành được của mỗi đảng sẽ bằng số phiếu ghitên đảng cộng với số phiếu ghi tên cá nhân, số ghế được phân bổ theo tỷ lệ theophương pháp D’Hondt. Thứ tự các ứng cử viên trong nội bộ chính đảng được xác địnhbằng số phiếu giành được theo tên cá nhân và người trúng cử được xác định theothứ tự từ trên xuống căn cứ trên số ghế mà mỗi đảng được phân bổ. Vềphương thức bầu cử theo đơn vị bầu cử, Luật Bầu cử của Nhật Bản quy định rõ sốlượng thành viên được bầu theo từng đơn vị địa lý. Đối với Hạ viện, khu vựccó số lượng đại biểu ít nhất và nhiều nhất lần lượt là Shikoku (số lượng quy địnhlà 6 người) và Kinki (số lượng quy định là 29 người)[3].Đối với Thượng viện, mỗi đơn vị cấp tỉnh được phân bổ từ 2 đến 12 chỉ tiêu,trong đó nhiều nhất là Tokyo[4]. 3.Tổ chức các Ủy ban Hệthống Ủy ban tại Nhật Bản bao gồm có 02 loại là Ủy ban thường trực và Ủy ban đặcbiệt. Ủyban đặc biệt được quy định tại Luật Nghị viện, theo đó việc thành lập và số lượngcác Ủy ban đặc biệt không được quy định cụ thể mà tùy vào việc xem xét và quyếtđịnh của mỗi Viện trong việc cân nhắc các vấn đề đó có cần thiết hay không hoặccác vấn đề khác không thuộc thẩm quyền của bất cứ một ủy ban thường trực nào củaViện. Ủyban thường trực được quy định tại Điều 41 Luật Nghị viện Nhật Bản; hiện mỗi việncó 17 Ủy ban thường trực được đặt trong mối quan hệ tương với các Bộ trong Nộicác và chức năng đặc biệt của một số Ủy ban như sau:
CƠ CẤU, TỔ CHỨC NGHỊ VIỆN NHẬT BẢN(PHẦN 2) 4.Tổng thư ký Quốc hội TheoLuật Nghị viện Nhật Bản, Tổng Thư ký là một trong những thành viên lãnh đạo củamột Viện. Tổng Thư ký của một Viện sẽ được lựa chọn trong số những người khôngphải là thành viên của Nghị viện[11]. Trongtrường hợp bình thường, dưới sự giám sát của Chủ tịch Viện, Tổng Thư ký cótrách nhiệm ký các tài liệu, giữ các biên bản của các cuộc họp của Ủy ban vàcác phiên họp toàn thể… Tổng Thư ký là một chuyên gia cố vấn về mặt thủ tụccũng như các hoạt động khác, hỗ trợ Chủ tịch Viện trong quá trình điều hành hoạtđộng của Hạ viện. Ngoài ra, Tổng Thư ký còn có quyền tuyển dụng hoặc sa thảicác thư ký cũng như nhân viên của Viện với sự nhất trí của Chủ tịch Viện cũngnhư sự chấp thuận của Ủy ban Quy tắc và Hành chính[12]. TổngThư ký giữ vai trò khá quan trọng, đặc biệt là trong trường hợp vắng Chủ tịchvà Phó Chủ tịch thì Tổng Thư ký sẽ tạm giữ vai trò Chủ tọa thay thế Chủ tịch Viện[13]. 5.Văn phòng Nghị viện NhậtBản áp dụng hệ thống lưỡng viện, bộ máy giúp việc lập pháp thành lập thuộc Nghịviện gồm có hai Văn phòng và hai Cục Pháp chế của hai Viện. Về cơ bản, Vănphòng Hạ viện và Văn phòng Thượng viện có tổ chức và hoạt động tương tự nhau. Đứngđầu Văn phòng Hạ việnlà Tổng Thư ký. Dưới quyền Tổng Thư ký là các Phó Tổng Thư ký và Cục trưởng CụcĐiều tra nghiên cứu. Trong đó, dưới quyền Phó Tổng Thư ký là các Phòng Thư ký,Vụ Nghị sự, Vụ Công tác ủy viên, Vụ Biên bản họp, Vụ Cảnh vệ, Vụ Hành chính tổnghợp, Vụ Quản trị, Vụ Quốc tế, Nhà triển lãm chính trị lập hiến, Văn phòng BanThẩm tra Hiến pháp, Văn phòng Ban Thẩm tra và giám sát thông tin. Trong cơ cấutổ chức, các Vụ đều có Vụ trưởng và Vụ phó, Đối với Nhà triển lãm thì có Giám đốc,Đối với Văn phòng thì có Chủ nhiệm. Văn phòng của Thượng viện bao gồm có Chủtịch, Phó Chủ tịch và Chủ tịch các ủy ban. Ngoài ra, Điều 16 Luật Nghị viện quyđịnh về các chức danh trong tổ chức bộ máy của mỗi viện bao gồm: Chủ tọa, Phóchủ tọa, Chủ tọa tạm thời, Chủ tịch các Ủy ban thường trực, và Tồng thư ký.Ngoài ra, Thượng viện còn có Ủy ban nghiên cứu, ban lập pháp và Hội đồng thảoluận về các vấn đề đạo đức chính trị. 6.Điều kiện nghị sĩ Cácvấn đề liên quan đến lương và phụ cấp của Nghị sĩ được quy định tại Luật về Chi phí hàng năm, Chi phíđi lại, Phụ cấp, v.v. của các Thành viên của Nghị viện ban hành năm 1947 vàđược sửa đổi bổ sung gần đây nhất vào năm 2020. Theođó, về chi phí hàng tháng, Chủ tịch của mỗi Viện nhận2.170.000 yên, Phó Chủ tịch nhận 1.584.000 yên, và các thành viên của Nghịviện nhận 1.294.000yên. Chủ tịch,phó chủ tịch và các thành viên của mỗi Viện không được nhận chi phítrùng lặp hàng năm khi họ trở thành thành viên của các Viện khác hoặc trong bấtkỳ trường hợp nào khác. Khi có một thànhviên của Nghị viện đồng thời là nhân viên công vụ quốc gia thì ngườiđó sẽ chỉ nhận chi phí hàng năm với vai trò là Nghị sĩ, không được nhận lương củanhân viên công vụ. Tuy nhiên, nếu lương của nhân viên công vụ lớn hơnlương của Nghị sĩ thì người đó sẽ nhận được phần chênh lệch[14]. Về phí vậnchuyển liên lạc tài liệu (như gửi tài liệu công) và giao tiếp vớicông chúng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch vàcác thành viên của mỗi Viện sẽ nhậnđược 1.000.000 yên mỗi tháng và khoản này không bị tính thuế. Về chi phíđi lại, Chủ tịch, Phó Chủ tịch vàcác thành viên của mỗi Viện (trong mộtsố trường hợp) sẽ nhận được loại vé ô tô đặc biệt miễn giá vé và phí, và nhậnđược vé di chuyển hàng không nội địa phù hợp với ngân sách, khu vực bầu cử... Về trợ cấpcuối kỳ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên của mỗiViện sẽ nhậm chức vào ngày 1 tháng 6 và ngày 1 tháng 12 sẽ nhận đượcphụ cấp cuối kỳ cho mỗi kỳ. Số tiền trợ cấp cuối kỳ là số tiền hàng tháng (đượctính dựa vào tiền chi tiêu hàng năm) nhân với mộttỷ lệ được xác định bởi Chủ tịch của cả hai Viện nhưngkhông quá 45%. Về chi phíliên quan đến Thư ký, mỗi Nghị sĩ sẽ được bố trí 03 thư ký chính thức và tùytheo nhu cầu, Nghị sĩ sẽ tuyển dụng thêm các thư ký bằngkinh phí cá nhân. Các thư ký chính thức sẽ được nhà nước trực tiếp chitrả tiền lương,phụ cấp đi lại, phụ cấp cuối năm và phụ cấp chuyên cần. Tiền lương hàng tháng củathư ký tùy thuộc vào ngạch, thâm niên và tuổi tác, tuy nhiên theo quy định củaChủ tịch lưỡng Viện thì số tiền này nằm trong khoảng từ 267.000 yên đến 533.800yên. Ngoài ra,khi Chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên của Viện qua đời liên quan đếncông vụ, người nhà của người qua đời sẽ nhận được tiền chia buồn cùng với mộtkhoản tiền chia buồn đặc biệt. Ngoài cáckhoảntrên, các khoảntrợcấp khác liên quan đến chi phí hàng năm, hỗ trợ đi lại… sẽ được Chủ tịch mỗiViện quy định. 7.Quy trình thông qua luật Cácdự án luật được chia thành dự án luật do Nội các trình và dự án luật do Nghị sĩtrình. Quy trình lập pháp do Nội các và Nghị sĩ trình có sự khác nhau, tuynhiên, thủ tục xem xét, thẩm tra tại Nghị viện về cơ bản là giống nhau. Saukhi dự án luật được soạn thảo, thẩm tra và được thông qua tại Nội các (đối vớiluật do Nội các trình) thì dự án luật sẽ được Thủ tướng trình ra Nghị viện. Khiđó Nội các sẽ quyết định trình dự án luật lên Hạ viện hay Thượng viện. Sau đó,Chủ tịch Nghị viện sẽ giao cho một Ủy ban thường trực có lĩnh vực phù hợp với nộidung điều chỉnh của dự án luật để xem xét thẩm tra. Quátrình thẩm tra dự án luật tại Ủy ban sẽ diễn ra như sau: Giải trình:Ủy ban sẽ nghe Bộ trưởng chủ quản (nếu dự án luật do Nội các đề xuất) hoặc Nghịsĩ đứng tên trình (nếu dự án luật do Nghị sĩ đề xuất) giải trình về những nộidung chính trong dự án luật. Chất vấn:theo phương thức một hỏi - một đáp giữa Ủy ban và cơ quan/cá nhân đề xuất dự ánluật. Thảo luận:các thành viên Ủy ban sẽ tiến hành thảo luận theo hình thức phe nhóm để thể hiệnquan điểm và lý do tán thành hay phản đối Quyết định thông qua:Chủ tịch Ủy ban công bố các nội dung cần quyết định. Nếu có đề xuất chỉnh lýthì trước tiên sẽ tiến hành biểu quyết dự thảo chỉnh lý. Sau khi dự thảo chỉnhlý được thông qua thì tiến hành biểu quyết đối với dự thảo gốc, không tính phầnnội dung chỉnh lý. Trong trường hợp phương án chỉnh lý bị bác bỏ thì tiến hànhbiểu quyết với dự thảo gốc. Dựán luật sau khi thông qua sẽ kèm theo Nghị quyết của Ủy ban, trong đó có thể hiệný kiến của Ủy ban. Nghị quyết này có hiệu lực về mặt chính trị nhưng không cóhiệu lực pháp lý. Saukhi dự được thẩm tra tại Ủy ban, dự án luật sẽ được đưa ra xem xét tại phiên họptoàn thể. Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban báo cáo về nội dung dự án luật, quátrình và kết quả thẩm tra tại Ủy ban thì Nghị viện sẽ tiến hành biểu quyết căncứ vào báo cáo của Ủy ban. Sauquá trình xem xét tại phiên họp toàn thể, dự án luật sẽ được gửi sang Viện cònlại. Tại đây, dự án luật sẽ được thẩm tra theo quy trình tương tự và nếu đượcthông qua tại phiên họp toàn thể của Viện này thì dự án luật sẽ trở thành luậtvà được ban hành. Đốivới dự án luật chưa được thông qua tại Nghị viện dẫn đến chưa được ban hànhthành luật thì sẽ bị hủy bỏ. Để được thẩm tra tại kỳ họp tiếp theo, dự án luậtphải được thực hiện theo các thủ tục từ đầu trừ các dự án luật được phiên họptoàn thể cho phép tiếp tục thẩm tra trong thời gian nghỉ họp thì được tiếp tụcxem xét ở kỳ sau mà không cần trình lại. TÀILIỆU THAM KHẢO 1.Giớithiệu về Nghị viện Nhật Bản và bộ máy giúp việc, NXB Hồng Đức 2.Trung tâm nghiên cứu khoa học, Tổ chứcQuốc hội một số nước trên thế giới. 3.Hiếnpháp Nhật Bản, tại: http://www.japaneselawtranslation.go.jp/law/detail/?id=174 &vm=02&re=02 4.LuậtBầu cử, tại https://elaws.e-gov.go.jp/document?lawid=325AC1000000100_20201 212_502AC0000000045&keyword=%E5%85%AC%E8%81%B7%E9%81%B8%E6%8C%99%E6%B3%95 5.Luậtvề Chi phí hàng năm, Chi phí đi lại, Phụ cấp, v.v. của các Thành viên của Nghịviện, tại: https://elaws.e-gov.go.jp/document?lawid=322AC0000000080_20200501 _502AC0000000024&keyword=%E6%97%85%E8%B2%BB%E5%8F%8A%E3%81%B3%E6%89%8B%E5%BD%93%E7%AD%89%E3%81%AB%E9%96%A2%E3%81%99%E3%82%8B%E6%B3%95 6.LuậtNghị viện, tại https://elaws.e-gov.go.jp/document?lawid=322AC0000000079_201 50801_000000000000000&keyword=%E5%9B%BD%E4%BC%9A 7.Câuhỏi thường gặp, tại website Thượng viện: https://www.sangiin.go.jp/japanese/goiken_ gositumon/faq/a08.html#A08 8.Committees,tại website của Hạ viện: https://www.shugiin.go.jp/internet/itdb_english.nsf/ html/statics/guide/committee.htm 9.Standing Committees, tại website của Hạ viện: https://www.shugiin.go.jp/internet/itdb_ english.nsf/html/statics/guide/committees.html 10.The Cabinet Office's Role in the Cabinet/Structure, Cabinet Office,Government of Japan, tại website của Văn phòng Nội các:https://www.cao.go.jp/en/pmf/pmf_about.pdf [1]Điều 4 Luật Bầu cửsố 100 năm 1945 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 45 năm Reiwa thứ 2 (tức năm2020) [2] Điều 10 Luật Bầucử [3] Bảng 2 Luật Bầucử [4] Bảng 3 Luật Bầucử [5]https://www.sangiin.go.jp/japanese/joho1/kousei/eng/committ/list/l0063e.htm [6]https://www.soumu.go.jp/english/soumu/index.html [7]https://www.sangiin.go.jp/japanese/joho1/kousei/eng/committ/list/l0064e.htm [8]http://www.maff.go.jp/e/role/index.html [9]https://www.sangiin.go.jp/japanese/joho1/kousei/eng/committ/list/l0029e.htm [10]https://www.sangiin.go.jp/japanese/joho1/kousei/eng/committ/list/l0031e.htm [11] Điều 27 Luật Nghịviện năm Showa 22 (tức năm 1947) được sửa đổi bổ sung năm Heisei 26 (tức năm 2014) [12] Điều 27, 28 LuậtNghị viện [13] Điều 22, 23, 24Luật Nghị viện. [14] Điều 6, 7 Luật về Chi phí hàng năm, Chi phí đi lại, Phụ cấp, v.v. củacác Thành viên của Nghị viện
| Chủ tịch QH các khóa
|
Từ khóa » Thành Viên Của Hạ Viện Là Gì
-
Hạ Viện Hoa Kỳ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hạ Viện – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sự Khác Nhau Về Quyền Lực Giữa Hạ Viện Và Thượng Viện Mỹ - Dân Trí
-
Khác Nhau Giữa Hạ Viện Và Thượng Viện Mỹ
-
[PDF] Chào Mừng Quý Vị đến Quốc Hội
-
Cơ Cấu Tổ Chức Của Nghị Viện Vương Quốc Anh? - Luật Minh Khuê
-
Vai Trò, Tầm Quan Trọng Của Hạ Viện Pháp - Tạp Chí Xã Hội - RFI
-
Vai Trò Của Thượng Viện Pháp So Với Hạ Viện - Tạp Chí Xã Hội - RFI
-
[PDF] Cách Thức Tranh Cử Vào Hạ Viện Hoa Kỳ
-
Quốc Hội Hoa Kỳ - Wikiwand
-
[PDF] Tờ Rơi Này Giải Thích Vai Trò Của Vị Nghị Sỹ (MP) Của - UK Parliament
-
Thượng Viện Và Hạ Viện Mỹ: Cơ Quan Nào Có Nhiều Quyền Lực Hơn?
-
[PDF] Bầu Cử Thượng Viện Hoa Kỳ - Massachusetts Voter Table
-
Thượng Viện Là Gì? - Luật Hoàng Phi