Cơ Cấu Xã Hội Là Gì? Đi Tìm Câu Trả Lời Cho Cơ Cấu Nghề Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
1. Tìm hiểu về cơ cấu xã hội?
1.1. Khái niệm cho cơ cấu xã hội là gì bạn biết không?
Bạn đã bao giờ nghe đến cơ cấu xã hội chưa? Bạn có bao giờ tự thắc mắc và tự hỏi cơ cấu xã hội là gì? Cơ cấu xã hội để chỉ đến vấn đề gì? Cơ cấu xã hội – Social Structure là nói đến các mối liên hệ giữa các thành tố trong hệ thống xã hội. Những thành tố cơ bản tạo nên xã hội đó là giai cấp, dân tộc, tổ chức xã hội, nhóm xã hội,…
Mỗi một xã hội khác nhau lại hình thành lên một cơ cấu phức tạp khác nhau, mỗi cơ cấu xã hội lại hình thành và phát triển những tầng lớp xã hội khác nhau và những mối quan hệ liên kết giữ chúng. Các thành phần quan trong trong cơ cấu xã hội được tạo nên bởi vị trí, vai trò, nhóm, cùng với đó là các thiết chế xã hội của xã hội đó,…
Cơ cấu xã hội là một cụm từ mang ý nghĩa rất rộng nó không chỉ bao hàm liên quan đến các hành vi xã hội, mà nó còn thể hiện được mối tương quan của các yếu tố trong hệ thống xã hội hiện nay. Cơ cấu xã hội bao gồm tất cả các thiết chế gia đình, thiết chế về tôn giao, thiết chế dòng họ, kinh tế, văn hóa, chính trị, hệ thống các chuẩn mực giá trị đạo đức, hệ thống các vai trò xã hội, hệ thống các vị trí xã hội.
Cơ cấu xã hội là cơ sở cho sự phát triển của các mối quan hệ xã hội và tồn tại của các quan hệ xã hội. Có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển xã hội từ nhóm xã hội. Yếu tố chủ yếu để hình thành nên cơ cấu xã hội chính là địa vị xã hội của mỗi cá nhân trong xã hội.
1.2. Địa vị xã hội là yếu tố chủ yếu của cơ cấu xã hội
Địa vị xã hội là một yếu tố chủ yếu và quan trọng trong việc cấu thành nên cơ cấu xã hội. Địa vị xã hội là uy tín của mỗi người và vị trí của mỗi cá nhân trong xã hội. Địa vị xã hội là nói đến chỗ đứng của bạn trong các tầng lớn khác nhau của xã hội.
Để có được địa vị xã hội mỗi cá nhân cần đạt được những thành tựu mà bản thân đạt được và được người khác công nhận. Địa vị xã hội là cấp bậc hay chỗ đứng của bạn trong xã hội được người khác gán cho khi bạn có được thành tích nổi bật và đóng góp trong sự phát triển của doanh nghiệp hoặc đóng góp vào sự phát triển của xã hội.
Trong cơ cấu xã hội theo tầng lớp khác nhau thì địa vị xã hội của bạn là thể hiện vị trí của bạn thuộc tầng lớp nào trong xã hội và nó phân biệt chỗ đứng và uy tín của người đó trong xã hội. Và ở các xã hội khác nhau có cơ cấu xã hội khác nhau thì bạn cũng sẽ có những địa vị khác nhau khi đưa vào cơ cấu xã hội cả xã hội nào đó.
1.3. Vai trò xã hội trong cơ cấu xã hội
Vai trò xã hội gắn liền với địa vị xã hội. Ở địa vị xã hội khác nhau bạn sẽ có những vai trò xã hội khác nhau và nó thể hiện đặc trưng cho cơ cấu xã hội của xã hội đó. Vai trò là động lực thúc đẩy cho địa vị xã hội của con người phát triển và đi lên. Mỗi cá nhân trong xã hội sẽ thực hiện các vai trò xã hội khác nhau và phù hợp với sự biến đổi không ngừng của địa vị và vị trí xã hội mà bạn đảm nhận trong xã hội.
Vai trò là tập hợp các mong đợi và các quyền, cùng với nghĩa vụ xã hội được gắn cho một địa vị xã hội cụ thể, và thông quan đó con người thực hiện các hành vi của mình để phù hợp với địa vị xã hội của mình. Các hành vi này của con người chính là vai trò xã hội của họ cần làm trong xã hội khi ở địa vị xã hội đó.
Vai trò xã hội trong cơ cấu xã hội cũng có sự khác nhau khi bạn ở các vị trí khác nhau trong xã hội thì bạn sẽ có những vai trò khác nhau trong xã hội. Và vai trò đó phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và phù hợp với nhóm xã hội và sự phát triển của xã hội.
Tham khảo thêm: Tổ chức xã hội là gì? Các thông tin cần thiết về tổ chức xã hội
2. Cơ cấu xã hội cơ bản hiện nay bao gồm?
Cơ cấu xã hội cơ bản hiện nay bao gồm những cơ cấu xã hội cụ thể như sau: Cơ cấu xã hội về dân số, cơ cấu xã hội về lứa tuổi, cơ cấu xã hội về lãnh thổ, cơ cấu xã hội về học vấn, cơ cấu xã hội về nghề nghiệp, cơ cấu xã hội về giai cấp.
2.1. Cơ cấu xã hội về dân số
Cơ cấu xã hội về dân số người ta hay gọi là cơ cấu dân số, là nói đến quy mô và sự phân bố của dân cư cùng với các đặc trưng biểu tượng cho cơ cấu dân số của một xã hội, một quốc gia hoặc địa phương như sau:
2.1.1. Cơ cấu dân số theo tuổi hoặc nhóm tuổi
Khi chia dân số theo nhóm tuổi thì sẽ giúp bạn có những đánh giá cụ thể về tuổi và những vấn đề xã hội bị ảnh hưởng bởi tuổi của dân số. Thông thường cơ cấu dân số thường chia theo nhóm tuổi như sau:
+ Nhóm tuổi chưa đến tuổi lao động từ 0 – 14 tuổi
+ Nhóm tuổi trong tuổi lao động từ 15 tuổi đến 60 tuổi với nam và đến 55 tuổi với nữ
+ Nhóm tuổi trên tuổi lao động thường là trên 60 tuổi trở lên.
Qua việc chia dân số theo nhóm tuổi để thiết lập những kế hoạch cho sự phát triển kinh tế xã hội cụ thể của một quốc gia và có những hướng phát triển phù hợp với cơ cấu xã hội theo nhóm tuổi như vậy cho phù hợp.
2.1.2. Cơ cấu dân số chia theo giới
Giới cũng là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, với sự phân chia tỷ lệ dân số theo giới sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ cấu lao động nước ta nói riềng và cơ cấu lao động của các nước khác trên thế giới. Cơ cấu dân số theo giới để thấy được sự chênh lệch giữa dân số nam với dân số nữ trong nước và có những chuyển dịch phù hợp với cơ cấu lao động như vậy.
2.1.3. Cơ cấu dân số chia theo thành thị và nông thôn
Đây là cách phân chia cơ cấu dân số theo vị trí địa lý giữa nông thôn và thành thị, thông qua đó thấy được được sự khác biệt trong cơ cấu dân số giữa nông thôn với thành thị để có thể đưa ra những chính xác phát triển kinh tế xã hội phù hợp với từng vùng.
Ngoài ra, cơ cấu dân số cũng có thể chia thành cơ cấu dân số theo tôn giáo, cơ cấu dân số theo hoạt động kinh tế, cơ cấu dân số theo trình độ học vấn, và trình độ chuyên môn kỹ thuật của họ, cơ cấu dân số chia theo tình trạng hôn nhân. Với từng nghiên cứu khác nhau, sẽ có sự phân chia cấu trúc dân số phù hợp để phục vụ cho nghiên cứu khoa học, nghiên cứu về xã hội phù hợp.
2.2. Cơ cấu xã hội về lãnh thổ
Với mỗi một lãnh thổ khác nhau sẽ có những giá trị và chuẩn mực xã hội khác nhau nền cần phải chia theo lãnh thổ để có những nghiên cứu cụ thể và đưa ra được các chính sách xã hội phù hợp với từng vùng lãnh thổ.
Thông thường người ta thường chia cơ cấu xã hội thành nông thôn và thành thị, vùng núi, đồng bằng và vùng ven biển. Tại các địa điểm địa lý khác nhau, sẽ xuất hiện những đặc điểm khác nhau về địa lý và gặp phải những thách thức khác nhau xoay quanh các yếu tố như địa hình, dân cư, xã hội và giao thông. Điều này sẽ dẫn đến sự chênh lệch trong tốc độ phát triển của con người và xã hội.
Với các vị trí địa lý khác nhau sẽ tạo nên những tiềm năng, thế mạnh khác nhau, và các khó khăn khác nhau. Chính các vấn đề đó tạo nên sự phát triển khác nhau. Nên khi nghiên cứu về sự phát triển của xã hội theo lãnh thổ cần chú tâm đến địa lý của địa phương đó để từ đó đưa ra được những chính sách phát triển phù hợp.
2.3. Cơ cấu xã hội theo nghề nghiệp
Cơ cấu xã hội theo nghề nghiệp đây là cách chia lao động và dân số nước ta theo cơ cấu nghề nghiệp, các nhóm ngành khác nhau trong sự phát triển của nền kinh tế và sự phát triển của xã hội. Cơ cấu xã hội theo nghề nghiệp để cho thấy được ở nhóm ngành nào hay ở nghề nghiệp nào thì có lực lượng lao động nhiều và nguồn lao động và chất lượng nguồn lao động nước ta.
Thường người ta hay chia cơ cấu xã hội nghề nghiệp theo:
+ Cơ cấu nền kinh tế: Ngành nghề nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ
+ Cơ cấu trình độ học vấn: lao động chưa qua đào tạo, lao động đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học, và sau đại học.
+ Cơ cấu theo ngành nghề: Ngành xã hội, ngành kinh tế, ngành về chất lượng cao, ngành về nghiên cứu,…
+ Cơ cấu xã hội theo ngành nghề chia theo khu vực kinh tế: Khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế của nước ngoài, kinh tế hộ gia đình.
Với mỗi một nghiên cứu khác nhau để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình thì các nhà nghiên cứu xã hội học sẽ có cách chia cơ cấu xã hội theo nghề nghiệp phù hợp với nghiên cứu của mình và phục vụ tốt nhất cho nghiên cứu. Qua việc chia cơ cấu xã hội theo nghề nghiệp cũng sẽ giúp định hướng phát triển nguồn lao động xã hội tốt hơn.
2.4. Cơ cấu xã hội theo giai cấp
Cơ cấu xã hội theo giai cấp là nói đến gia cấp, các tầng lớp trong hệ thống xã hội, đi kèm với các giai cấp và tầng lớp xã hội luôn có cho mình một mối quan hệ liên kết giữa chúng. Thông qua cơ cấu xã hội về giai cấp để phản ánh sự tồn tại của xã hội đó và giai cấp là sự tác động lại của sự phát triển xã hội.
Cơ cấu xã hội giai cấp là hình thức có bản về vị trí của con người trong xã hội, và nói đến mối quan hệ giai cấp hình thành nên xã hội và sự phát triển của xã hội đó. Và nó có liên quan trực tiếp đến chính trị của một quốc gia.
Với mỗi một xã hội khác nhau sẽ hình thành và phát triển các giai cấp khác nhau về nhà nước cần xây dựng những chính sách phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa của từng quốc gia theo từng giai đoạn phát triển của xã hội.
Qua những chia sẻ về cơ cấu xã hội là gì, sẽ giúp bạn có thêm phần kiến thức bổ ích về cơ cấu xã hội hiện nay. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích vào kho tàng kiến thức cá nhân của mình.
Từ khóa » Cơ Cấu Xã Hội Tôn Giáo Là Gì
-
Cơ Cấu Xã Hội – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phân Tích Về Một Số Cơ Cấu Xã Hội Cơ Bản ? Ý Nghĩa Của Nghiên Cứu ...
-
Cơ Cấu Xã Hội Là Gì?
-
Về Hệ Thống Khái Niệm Cơ Bản Trong Nghiên Cứu Biến đổi Cơ Cấu Xã ...
-
Xu Hướng Biến đổi Cơ Cấu Xã Hội Việt Nam - Tạp Chí Cộng Sản
-
Giai Cấp - Khái Niệm Và Vị Trí Của Cơ Cấu Xã Hội
-
[PDF] 1. Tín Ngưỡng Là Gì, Tôn Giáo Là Gì? Tín Ngưỡng Là Niềm Tin Của Con ...
-
[PDF] PHÂN TÍCH XÃ HỘI HỌC QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI VÀ TÁI TẠO CƠ ...
-
Dự Báo đúng Xu Hướng Biến đổi Cơ Cấu Xã Hội để Xây Dựng Chính ...
-
Vận Dụng Chủ Nghĩa Mác – Lênin Giải Quyết Các Vấn đề Tôn Giáo
-
Vấn đề Dân Tộc, Tôn Giáo Trong Chiến Lược Quốc Phòng-an Ninh Bảo ...
-
[PDF] GT Học Phần Triết Học MLN (K) Tr 230-Tr274.pdf