“Cò” Chứng Khoán - Nhịp Sống Kinh Tế Việt Nam & Thế Giới
Có thể bạn quan tâm
Trở lại trang chủ
Chứng khoánKhung pháp lý
Thị trường
Đầu tư
Quốc tế
Doanh nghiệp niêm yết
Thị trường OTC đang “sôi sục”, nhưng thiếu sự kiểm soát của Nhà nước nên đã trở thành mảnh đất làm ăn màu mỡ cho một lớp người mới: “cò” chứng khoán. “Đi vào quán cà phê bên cạnh sàn SSI, nhìn thấy những người phụ nữ miệng liên tục nói điện thoại, tay viết lia lịa trên cuốn sổ chi chít, đếm từng cọc tiền nhét bộn bề vào trong túi xách..., thì đó chính là những tay “cò” chứng khoán chuyên nghiệp” - Phi, một nhà đầu tư “cỡ bự”, hóm hỉnh vẽ chân dung của giới “cò” mới nổi này. Chốt, chốt, chốt! Hoa (*) chừng 40 tuổi, dáng người mập mạp, khuôn mặt trang điểm khá kỹ, thường chọn ngay bàn đầu trong quán cà phê bên sàn SSI trên đường Nguyễn Công Trứ. Đây là điểm “dừng chân” của hầu hết các cò “lớn” bởi nó gần như nằm giữa “Phố Wall” của Việt Nam, từ các sàn BVSC, DAS, SBS, Agribank Securities, DVSC... bước sang rất gần. Ngồi bàn đầu có một lợi thế khá đắt, đó là Hoa sẽ được giới đầu tư hỏi thông tin trước các “cò” khác khi họ có nhu cầu mua bán cổ phiếu OTC. Cuốn sổ trên bàn của Hoa luôn mở, trong đó tên các công ty cổ phần chưa niêm yết được cô cẩn thận ghi bằng bút màu đỏ, các dòng kế tiếp sử dụng bút xanh ghi tên tuổi và số điện thoại của người đang sở hữu loại cổ phiếu này. Hoa bảo gần đây chị không thèm mua bán OTC bằng biên lai hay hợp đồng viết tay gì cả, “mất uy tín lắm”. “Mua bán cái gì cũng phải có sổ (cổ đông) đường hoàng! Đặt tiền cọc rồi đi làm thủ tục chuyển nhượng luôn, không để lằng nhằng về sau. Nhiều “cò” làm ăn chụp giựt quá, cứ môi giới mua bán trong khi người bán chẳng đứng tên sổ cổ đông gì cả mà đã sang tên đến mấy lần rồi, thành ra khách nào lơ ngơ ráng chịu” - Hoa nói. Một anh chàng chừng hơn 20 tuổi, dường như lần đầu gặp Hoa, hỏi: “Chị có hàng gì?”. Lập tức Hoa trả lời: “Bán tùm lum hết!”. “Chị kể ra thử?”, anh chàng dường như chưa tin. “Hoàng Anh Gia Lai, gỗ Trường Thành, Saigon Ship, các loại ngân hàng... mua gì có đó!”, Hoa nói chắc nịch. Thấy anh chàng vẫn chưa chắc ăn, chị dịu giọng: “Nè, để chị nói cho nghe, chưa mua gì thì thử hai thứ “mì ăn liền” này, ngon lắm! Thứ nhất là Công ty Vàng bạc đá quí Phương Nam, giá chỉ có năm bốn ngàn hà, trong khi PNJ lên hai trăm mấy rồi đó. Thứ hai là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Pitco, giá chín mươi. Mua đi, mấy công ty này đang có thông tin tốt, đợi nó gần lên sàn tung ra bán liền, lời lắm!”. Ngồi cùng bàn với Hoa là Phụng, trông bé nhỏ và trẻ hơn Hoa rất nhiều. Sổ của Phụng cũng chi chít. Có người đàn ông tiến lại gần cô, hỏi mua cổ phiếu Eximbank. “Anh chờ một chút để em kiểm giá”, Phụng nói. Cô lập tức bấm điện thoại, rồi giọng vang vang: “Mười bốn sáu hả anh (14,6 triệu đồng/cổ phiếu)? Cao quá. Nói giá net (giá gốc) đi! Thôi để em mười bốn bốn lăm nghen, khách đang đợi nè. Lát nữa trả lời hả?”. Rồi Phụng quay sang người đàn ông: “Anh mua không? Được thì chốt luôn, đặt tiền cọc, không thì giá lên liền đó!”. Với giới “cò”, “chốt” gần như là từ quan trọng nhất, nghĩa là thỏa thuận đã đạt được, hai bên mua bán phải giữ lời. Sau khi “chốt”, bên mua đem “tiền tươi” đặt cọc liền, rồi cùng với “cò” và người bán đến trụ sở công ty hoặc công ty chứng khoán nơi công ty lưu ký cổ phiếu để làm thủ tục sang nhượng. Tiền mua cổ phiếu sẽ được trả đủ sau khi khách nhận biên lai rằng số cổ phiếu này hợp lệ và được phép chuyển nhượng. Nhưng cũng có đôi khi gặp mối thân quen tin cậy nhau, tiền mua cổ phiếu sẽ được chồng ngay tại quán cà phê. Lê, cũng được xem là một tay “cò” trẻ, đang loay hoay kiểm tiền ở bàn bên cạnh. Lê không đếm tiền từng tờ mà là từng cọc. “14 cọc, đủ một tỉ tư”, Lê nói với khách. Xong, cô cho hết tiền vào túi xách mỏng, rồi cầm thêm cái bịch nilông bên ngoài có ghi chữ Vietcombank đã được chất đầy tiền leo lên cái xe to đùng có người đàn ông đang nổ máy sẵn chờ ngoài trước. Lê để túi xách tiền ở giữa hai người, bao nilông tiền chồng lên trên, chiếc xe lao vút đi giữa phố đông người. Anh Phi, nhà đầu tư ở trên, cho biết giới “cò” chứng khoán chuyên nghiệp thường là phụ nữ, cánh đàn ông đi theo chỉ để chở tiền và nghe động tĩnh xung quanh. Thường là phụ nữ vì phụ nữ hay xởi lởi, ngọt ngào, đặc biệt dễ làm quen với người mới. “Cò” Kim cho biết hễ thấy khách hỏi mua hay bán là phải xin tên và số điện thoại cùng các loại cổ phiếu mà họ đang sở hữu... rồi lưu vào sổ liền. Cứ thế mà “danh bạ” của họ dày lên hằng ngày. Theo anh Phi, nhóm “cò” này không có vốn nên cũng chẳng có hàng, chỉ nhờ vào mối quan hệ rộng để kết nối giao dịch nhằm hưởng chênh lệch, thường “ăn” khoảng 5.000-6.000 đồng/cổ phần. Cò “cao cấp” Một chuyên gia môi giới cổ phiếu OTC của một công ty chứng khoán bảo nhóm “cò” không vốn chỉ là phần nhỏ của thị trường OTC sôi động này. “Cứ đến những quán cà phê sang trọng trên đường Võ Văn Tần hay quanh hồ Con Rùa. Họ hay ngồi ở đó, chỉ giao dịch qua điện thoại và có những người giúp việc chuyên lo làm thủ tục chuyển nhượng”. Phong được xem là một trong những “cò cao cấp” này. Anh vốn là một nhà đầu tư chuyên nghiệp. Bao nhiêu năm lăn lộn chơi chứng khoán, Phong quen được khá nhiều bạn trên sàn. Làm ăn dần dần tích lũy vốn, cộng với tiền gia đình, tiền đầu tư của anh đã gần cả trăm tỉ đồng. Biết ai có cổ phiếu gì muốn bán, anh cho người đi mua về luôn, có mối mua anh lập tức tung hàng “ém sẵn” ra. Mối mua của anh thường do những tay “cò” nhỏ như Hoa, Phụng, Lê... đưa tới, thành ra trong giới gọi Phong là “cò” cấp 1, Hoa hay Phụng là “cò” cấp 2. Theo Phong, những tay “cò” như anh đang là người cung cấp giá cho chợ OTC, vốn là cái chợ mà cung - cầu đều là những con số ảo. Thấy người hỏi mua nhiều thì anh tự nâng giá, có khi ngày hôm sau đã gấp rưỡi ngày hôm nay. Mỗi vụ anh kiếm 2-3% giá trị giao dịch. “Thị trường này giao dịch cả ngày đêm, giá tăng bao nhiêu, tăng lúc nào chẳng được”, Phong nói. Tuy nhiên, anh cũng lưu ý rằng đã là “cò” mà mất uy tín 2-3 phen là xem như bị tẩy chay, do đó có những vụ “hàng hiếm” chốt xong, bên kia đổi ý không bán mà đòi tăng giá, anh đành phải bỏ tiền túi ra bù vào để giao dịch tiếp tục được thực hiện. Còn một loại “cò” thứ ba được xem là “đáng tin cậy” nhất chính là các nhân viên của phòng kế toán - tài vụ của các công ty cổ phần chưa niêm yết. Phòng này thường được giao quản lý sổ cổ đông của công ty nên ai có suất mua bao nhiêu cổ phần, ai thiếu tiền để mua cổ phần ưu đãi, ai cần bán cổ phiếu gấp để xây nhà... phòng này đều nắm được. Sang, nhân viên phòng tài vụ của công ty H, đã “trúng đậm” từ một vụ môi giới thành công khi một nhân viên trong công ty anh cần tiền muốn bán, và một người bạn của Sang muốn mua lại. Sang ôm trọn vài chục triệu đồng ngon ơ, gấp đôi số tiền lương anh kiếm được trong một năm ròng. Theo các chuyên gia tài chính, các công ty chứng khoán mặc dù có bộ phận tư vấn OTC nhưng hầu như rất ít hoạt động. Ai muốn bán cổ phiếu OTC thì phải đăng ký với công ty, rồi phải chờ mỏi mòn vì bản thân công ty cũng phải ngồi đợi có người đến... đăng ký mua mới gọi điện để đưa hai bên gặp nhau. Vì vậy, các nhà đầu tư vẫn chuộng giao dịch qua “cò” vì nhanh gọn, giá được chốt liền nên cơ hội kiếm lời cao hơn. Chính vì thế, theo “cò” Phong, ngay cả các công ty chứng khoán cũng không có giá của thị trường OTC, và hầu hết họ phải dựa vào những tay “cò” cỡ bự như Phong để thống kê giá giao dịch OTC trong ngày nhằm thông tin cho khách hàng. * Theo ông Nguyễn Ngọc Trường Chinh, trưởng bộ phận môi giới cổ phiếu OTC của Công ty Chứng khoán ACBS, hiện nay có loại “cò” môi giới mua bán cổ phiếu bằng hợp đồng viết tay rất rủi ro. Vì vậy, để tránh “tiền mất tật mang”, các nhà đầu tư cần chú ý một số điều khi đầu tư vào thị trường này. Thứ nhất, cần tìm hiểu về công ty định mua qua các kênh thông tin chính thống như trên website của họ hoặc một số công ty chứng khoán vì thông tin “cò” đưa ra thường không chính xác. Thứ hai, phải gọi điện đến bộ phận kế toán của công ty để hỏi về thủ tục chuyển nhượng, nếu công ty chưa cho phép chuyển nhượng thì đừng nên mua vì độ rủi ro (người bán “chạy làng”) rất cao. Còn nếu công ty cho phép chuyển nhượng cần nhờ tìm xem có tên người bán trong danh sách cổ đông hay không. Thứ ba, sau khi đặt cọc tiền cho “cò” xong cần theo sát để khỏi bị lạc mất “cò” mà mất tiền cọc oan uổng. Thứ tư, chỉ chồng đủ tiền sau khi nhận được biên nhận về việc chuyển nhượng từ phòng kế toán của công ty hoặc công ty chứng khoán nơi nhận lưu ký chứng khoán. Chứng khoánVốn ngoại tiếp tục mua mạnh, VN-Index chạm ngưỡng 1250
1Chứng khoánBlog chứng khoán: Chỉ điều chỉnh intraday, thị trường đang mạnh
2Chứng khoánXu thế dòng tiền: Người cầm cổ không muốn bán, động lực nào thúc đẩy phía cầm tiền?
3Chứng khoánBlog chứng khoán: Cổ phiếu bắt đáy đã bị khóa chặt?
4Chứng khoánBlog chứng khoán: Ép giá vẫn chưa “đủ đô”
5Từ khóa » Cò Chứng Khoán
-
Tin Tức, Nhận định Thị Trường Chứng Khoán Hôm Nay - VnExpress
-
Chứng Khoán Là Gì? Các Loại Chứng Khoán đang Có Trên Thị Trường ...
-
Chứng Khoán – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chứng Khoán Là Gì? Những điều Cơ Bản Cần Biết Trước Khi đầu Tư
-
I-BOND - BSC
-
Chứng Khoán: Nhóm Cổ Phiếu Nào Hấp Dẫn Khi Thị Trường Có Tín Hiệu ...
-
Chuyên Gia Chứng Khoán Khuyên Rót Tiền Vào Cổ Phiếu Có Mức định ...
-
Mùa Công Bố Lợi Nhuận Có Thể Nhấn Chìm Chứng Khoán Toàn Cầu
-
Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước
-
Đăng Ký Chào Bán Chứng Chỉ Quỹ đầu Tư Bất động Sản Lần đầu Ra ...
-
Trung Tâm Lưu Ký Chứng Khoán Việt Nam - VSD
-
Đầu Tư Chứng Khoán Có Dễ Không? - VCBF
-
Giao Dịch Cổ Phiếu - HNX