Cọ Gai - Thông Tin Chi Tiết, Báo Giá, Quy Cách Cây - Vingarden
Có thể bạn quan tâm
Cọ gai – loại cây phổ biến ở nước ta. Nó là cây ưa bóng nhẹ lúc non, khi trưởng thành thì ưa sáng, thích hợp với đất ẩm, thoát nước tốt, không chịu được úng.
Giao hàng toàn quốc
Đổi trả miễn phí 3 ngày
Thanh toán khi nhận hàng
ĐẶT HÀNG ONLINEGiảm 10%
HOTLINE: 024.7305.6879Đặt hàng - Hỏi đáp (8h - 20h)
Hoặc để lại số điện thoại, nhân viên tư vấn sẽ liên lạc ngay cho bạn.
Họ và tên*
Email*
Điện thoại*
Sản phẩm*
Yêu cầu
Danh mục: CÂY CÔNG TRÌNH- Mô tả
Cọ gai được trồng làm cây cảnh quan khá phổ biến tại khắp các tỉnh thành nước ta. Đây là cây thường được trồng ở các công viên thành hàng, thành cụm hoặc trồng đơn lẻ chấm phá từng cây để tạo các điểm nhấn cảnh quan hay trên một số vỉa hè đường phố, khu đô thị, khuôn viên công sở, các khu văn hóa…
1. Giới thiệu chung về cây cọ gai
– Tên phổ thông: Cọ gai
– Tên khác: cây Tro, Cọ bầu, Cọ đỏ, Cọ nam, Kè, Kè đỏ, Kè nam, Lá gồi,..
– Tên khoa học: Livistona saribus
– Họ thực vật: Arecales (họ Cau)
– Nguồn gốc: cọ gai có nguồn gốc ở Nam Á và phân bố rộng rãi ở các nước Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines
2. Đặc điểm cây cọ gai
▼ Đặc điểm hình thái cây cọ gai
– Cọ gai là loài cây gỗ thường xanh, thân cột màu nâu đen. Cây cao từ 5-10 m, khi sống trong điều kiện lý tưởng có thể cao tới 25m.
– Mang lá tập trung trên đỉnh thân tạo thành một vòm tán hình cầu.
– Lá cọ gai có dạng hình quạt như lá của các giống cọ khác, cũng xẻ thùy sâu, nhưng các thùy không xụ xuống mà vươn thẳng. Lá có thể rộng tới 2 m, cuống lá dài hơn 2 m, có gai.
– Phát hoa của cây cọ này dài đến 1,5 m, phân thành 3-4 nhánh.
– Quả tròn với đường kính khoảng 1,5-2 cm, khi non quả có màu xanh lục hoặc xanh lam điểm nhiều đốm trắng.
▼ Đặc điểm sinh thái, sinh lý cây cọ gai
– Phân bố: tại Việt Nam, Cọ gai phân bố rộng khắp từ Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, hải Phòng, Hà Tây, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, cho đến Lâm Đồng, Thủ Đức, Cà Mau.
– Loài cọ này thường mọc tự nhiên trong các khu rừng mưa nhiệt đới ẩm, ven suối, hay mọc rải rác trên vùng đồi thấp vùng trung du.
– Cây ưa bóng nhẹ lúc non, khi trưởng thành thì ưa sáng, nhưng vẫn chịu được che bóng nhẹ
– Cọ gai thích đất màu mỡ, ẩm ướt, thoát nước tốt, không chịu úng
– Cây có khả năng mọc nhanh trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, nhưng sinh trưởng chậm trong điều kiện khô, lạnh..
– Cọ trưởng thành có khả năng chịu rét và chịu hạn tốt
3. Tác dụng của cây cọ gai
– Cọ gai được trồng làm cây cảnh quan khá phổ biến tại khắp các tỉnh thành nước ta. Đây là cây thường được trồng ở các công viên thành hàng, thành cụm hoặc trồng đơn lẻ chấm phá từng cây để tạo các điểm nhấn cảnh quan hay trên một số vỉa hè đường phố, khu đô thị, khuôn viên công sở, các khu văn hóa…
– Ngoài tác dụng làm cảnh, Cọ gai còn được dùng vào các hoạt động sống thường ngày của người dân bản xứ nhiều nơi như:
+ Rễ là vị thuốc dùng chữa bệnh bạch đới, khí hư
+ Gốc chồi lá có thể dùng làm rau ăn rất ngon
+ Thân già của cọ gai được dùng làm cột, làm máng nước, dùng làm nhà, ống dẫn nước, lá dùng lợp nhà hoặc đan lát
+ Lá non dùng làm chầm nón, kết áo đi mưa
+ Lá già là vật liệu để lợp nhà, đan túi xách, đan mũ, dệt chiếu, làm quạt vừa để quạt mát vừa che được nắng
+ Quả cọ có thể nấu chín để ăn hoặc ép lấy dầu
4. Lưu ý cách trồng và chăm sóc cây cọ gai
▼ Cách xử lý hạt giống cọ gai tạo cây con
– Làm sạch hạt và loại bỏ những hạt kém chất lượng ít có khả năng nẩy mầm
– Gieo hạt vào bầu ươm hoặc gieo thành luống. Bạn nên gieo thành luống ươm, sau khoảng 2 -3 tháng hạt nẩy mầm thì mới nên tra hạt vào bầu ươm
– Tra cây cọ gai con vào bầu đất hoặc bầu cát. Lưu ý kích thước bầu ươm khoảng 15 x 21cm.
▼ Cách chăm sóc cây cọ gai
– Định kỳ tiến hành rửa hoặc lau lá cọ từ 1-2 lần cả mặt trước và mặt sau để loại bỏ hết những bụi bẩn để giúp lá luôn sáng bóng và sạch sẽ
– Bón phân định kỳ để cây có thể phát triển tốt nhất. Bạn nên bón phân chuồng hoai mục với lượng vừa phải để kích thích lá ra nhiều và cây mau lớn.Bón phân định kỳ cho cây khoảng 3 lần/năm và mỗi lần cách nhau khoảng 3 tháng.
– Phòng trị bệnh cho cây: cần thường xuyên chăm sóc và theo dõi sự phát triển của cây cọ gai để phát hiện kịp thời mầm bệnh và có cách khắc phục giúp cây luôn khỏe mạnh.
Sản phẩm tương tự
Quick ViewCÂY CÔNG TRÌNH
Cây Khế chua
Quick ViewCÂY CÔNG TRÌNH
Cây Long não
Quick ViewCÂY CÔNG TRÌNH
Cây Ban Tây Bắc
Quick ViewCÂY CÔNG TRÌNH
Cây Lát hoa
Quick ViewCÂY CÔNG TRÌNH
Cây Lim xẹt (Muồng kim phượng)
Quick ViewCÂY CÔNG TRÌNH
Cây Báng
Quick ViewCÂY CÔNG TRÌNH
Cây Ban Hoàng Hậu
Quick ViewCÂY CÔNG TRÌNH
Cây muồng hoàng yến
- Tìm kiếm:
- Assign a menu in Theme Options > Menus
- Sign Up
- Join
Đăng nhập
Tên tài khoản hoặc địa chỉ email *
Mật khẩu *
Ghi nhớ mật khẩu Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Từ khóa » Cây Cọ Rừng
-
Cây Cọ - Đặc điểm Và ý Nghĩa Phong Thủy Như Thế Nào?
-
Miền Quê Dưới Tán Lá Cọ - Báo Người Lao động
-
Cây Cọ Gai - đặc Trưng Vườn đồi - Cây Công Trình
-
CÂY CỌ GIỐNG - CÂY KINH TẾ - NHANH - SIÊU QUẢ
-
Nhớ Về đồi Cọ Miền Trung Du - Báo Dân Sinh
-
Cây Cọ, Nét đẹp Bình Dị Của Vùng Trung Du Hạ Hòa
-
Cây Cọ Có Những Loại Nào Và Cách Trồng Ra Sao Tốt Nhất - An Phú Pet
-
Cây Cọ Rừng - Món Quà Từ ATK Định Hóa Thái Nguyên
-
Loài Cây Thân Như Cột đình Ra Trái Từng Chùm, Dân Hái Muối Dưa, đã ...
-
Tìm Hiểu Về Cây Cọ Cảnh: ý Nghĩa Phong Thủy, đặc điểm, Chăm Sóc Và ...
-
Cây Cọ Miền Trung Du - Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô
-
Cây Cọ Nhật - Cây Cảnh Phong Thủy Trang Trí Văn Phòng Đẹp Và ...
-
CÂY CỌ GIỐNG, CAM KẾT GIỐNG CỌ NẾP