Co Giật Tay: Những điều Bạn Nên Biết Về Hiện Tượng Này

Co giật tay

Co giật tay: Những điều bạn nên biết về hiện tượng này

Co giật tay: Những điều bạn nên biết về hiện tượng này

Đặt lịch

Các rối loạn của hệ thống thần kinh như đa xơ cứng, bại não, thiếu vitamin B hoặc vận động quá sức có thể gây ra triệu chứng co giật tay ở một số người. Không những vậy, chứng co giật này còn biểu thị cho một số bệnh lý nguy hiểm mà chúng ta không nên chủ quan. 

Co giật tay
Co giật tay là bệnh lý phổ biến do nhiều nguyên nhân

Những điều cần biết về chứng co giật tay

Co thắt cơ bắp là phản ứng tự nhiên của cơ thể được xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong cơ thể, trong đó bàn tay là vị trí dễ nhận biết nhất. Mặc dù triệu chứng co giật này thường xảy ra trong vài khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng chúng cũng có khả năng kéo dài vài phút đến vài giờ làm ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt của bệnh nhân.

1. Biểu hiện co giật tay

Chứng co giật thường không có biểu hiện gì nổi bật, tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số dấu hiệu rất đặc trưng. Quan sát các biểu hiện của chứng co giật tay để sớm tìm ra phương pháp cải thiện và kiểm soát được chúng dễ dàng hơn.

  • Co cơ liên hồi trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Bàn tay nóng rát hoặc ngứa ran ở ngón tay.
  • Tay có biểu hiện tê bì.
  • Xuất hiện triệu chứng run tay.

Co giật là hiện tượng rất phổ biến và thường không xuất phát từ bất cứ nguyên nhân nào cụ thể. Các chuyên gia Cơ xương khớp hàng đầu Hoa Kỳ khuyến cáo, co giật tay còn là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm nào đó mà chưa được nhận biết.

2. Nguyên nhân gây ra chứng co giật tay

Hiện nay, chứng co giật tay chân được xác định là do một số nguyên nhân sau đây:

  • Sử dụng chất kích thích:

Sử dụng nhiều bia, rượu, caffein hay thuốc lá có thể gây ra hiện tượng co giật cơ thể, trong đó bao gồm tình trạng co giật tay. Caffein hay chất kích thích đều là những tác nhân có khả năng kích thích tình trạng co cơ.

Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng bất thường hoặc bị co giật sau khi uống cà phê buổi sáng, uống nước tăng lực hoặc hút thuốc lá thì hãy nhanh chóng ngưng sử dụng ngay. Hãy chuyển sang sử dụng các thức uống hoặc thực phẩm hữu ích cho sức khỏe hơn.

  • Cơ thể bị mất nước

Cung cấp không đủ nước cho cơ thể, sốt lâu ngày dẫn đến tình trạng cơ bắp bị mất nước và làm hạn chế chức năng. Khi cơ bắp bị mất nước, chúng thường có biểu hiện co thắt một cách không tự nguyện. Ngoài co giật tay thì người bị mất nước còn gặp phải một số biểu hiện sau:

– Khô da

– Đau đầu

Hôi miệng

– Người mệt mỏi

– Ớn lạnh

  • Chuột rút cơ bắp

Hoạt động, làm việc quá sức thường gây ra triệu chứng chuột rút cơ bắp. Điều này có thể khiến cho cơ bắp của bạn bị co lại, thắt chặt và gây đau đớn. Mặc dù co giật tay không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hay các bộ phận khác nhưng nó cũng gây không ít khó khăn cho cuộc sống của bạn.

– Tay co giật

– Bàn tay nổi gân

– Căng thẳng toàn thân

– Có nguy cơ ảnh hưởng đến chân.

  • Hội chứng ống cổ tay

Co giật tay còn có thể là do hội chứng ống cổ tay làm ảnh hưởng đến dây thần kinh giữa. Hội chứng ống cổ tay chèn ép dây thần kinh khi nó đi vào tay và kích hoạt một số yếu tố khác, bao gồm:

Triệu chứng co giật tay
Triệu chứng co giật tay thường rất đa dạng và khá tương đồng với một số bệnh lý về xương khớp

– Hạn chế khả năng vận động của cánh tay.

– Làm tăng nguy cơ gây viêm khớp dạng thấp.

– Hội chứng tiểu đường phát triển.

– Ảnh hưởng đến chất lượng thai kỳ.

Cũng tương tự như co giật tay, hội chứng ống cổ tay cũng thường có một số biểu hiện cụ thể như sau:

  1. Bàn tay ngứa ran, tê bì ngón tay, cánh tay.
  2. Co cơ, giật nhẹ và có triệu chứng đau đớn.
  3. Cơn đau dời lên phía cẳng tay
  4. Khả năng cầm nắm của bàn tay yếu dần đi.

Các triệu chứng do hội chứng ống cổ tay sẽ dần xấu đi theo thời gian nếu chúng không được phát hiện và điều trị đúng cách. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân sẽ được lựa chọn phương pháp điều trị duy trì thay vì phẫu thuật xâm lấn. Với trường hợp chuyển biến nghiêm trọng thì phẫu thuật là lựa chọn cần thiết. 

  • Chứng loạn trương lực

Rối loạn trương lực (Dystonia) là một dạng co thắt cơ được lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng không phải do tự nguyện. Dystonia gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể hoặc một vài bộ phận, phổ biến nhất là ở bàn tay. Các cơn co giật được chuyển từ thể nhẹ đến nặng và chúng có thể xuất hiện kèm một số triệu chứng như là:

  1. Mệt mỏi
  2. Đau đớn
  3. Hạn chế vận động cánh tay
  4. Suy giảm khả năng vận động.

Hiện nay, việc hỗ trợ điều trị rối loạn trương lực cơ cần có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Chưa có bất cứ phương pháp điều trị rối loạn trương lực cơ nào được khẳng định là có khả năng loại bỏ dứt điểm.

  • Bệnh Huntington

Huntington có khả năng gây ra chứng rối loạn vận động do thoái hóa tế bào thần kinh đang phát triển trong não. Điều này khiến cho chứng rối loạn vận động và nhận thức ngày càng rõ ràng hơn. Triệu chứng bệnh Huntington thường biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Tùy vào giai đoạn phát bệnh mà chúng sẽ biểu hiện như sau:

  1. Co cơ
  2. Giật không tự nguyện hoặc co giật
  3. Làm mất khả năng cân bằng
  4. Làm giảm khả năng nói
  5. Hạn chế khả năng linh hoạt

Vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh Huntington dứt điểm. Tuy nhiên, bác sĩ có thể khuyến khích bệnh nhân thực hiện các biện pháp hỗ trợ để cải thiện chất lượng cuộc sống khi chứng rối loạn vận động bùng phát.

3. Khi nào bệnh nhân co giật tay nên đi khám bác sĩ?

Khi tình trạng co giật bùng phát với tần suất dai dẳng hơn, hãy nhanh chóng nhờ đến sự hỗ trợ của chuyên gia y tế để cải thiện kịp thời. Đặc biệt cẩn thận với tình trạng co giật đi kèm các triệu chứng khác như là:

  • Tay tê bì, suy yếu
  • Mất cảm giác, mất khả năng cảm nhận
  • Đau dai dẳng
  • Xuất hiện triệu chứng viêm
  • Co giật lan đến cánh tay còn lại
Điều trị co giật tay
Điều trị co giật tay kịp thời để hạn chế các biến chứng nguy hiểm

Chứng co giật tay tương đối phổ biến và thường được giải quyết bằng các phương pháp điều trị y tế phục hồi. Tuy nhiên, nếu tình trạng co giật kèm theo triệu chứng đau nhức không ngừng thì đó có thể là một vấn đề bệnh lý vô cùng nghiêm trọng. Nếu bạn nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu trên thì hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được thảo luận, chẩn đoán và tìm hướng giải quyết phù hợp. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên thay thế chẩn đoán của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

  • 7 bài tập giảm đau khớp tay bạn có thực hiện ở bất cứ đâu
  • Bị tê tay thường xuyên do đâu? Giải pháp điều trị

Từ khóa » Hiện Tượng Giật Tay Chân Khi Ngủ