Cơ Hội đối Với Các Doanh Nghiệp Nông Sản Việt Nam Khi Hiệp định ...

     Phóng viên: Vâng thưa Ông, Ông đánh giá như thế nào về những cơ hội cho ngành nông sản nước ta khi hiệp định VIệt nam - liên minh Châu Âu  EVFTA có hiệu lực vào năm 2018?     Ông Đặng Kim Khôi, Giám đốc trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp, Bộ NN &PTNT: Cơ hội đầu tiên là các quốc gia thuộc thị trường này họ sẽ giảm thuế nhập khẩu, thì rõ ràng khi đó giá giảm xuống, sẽ tăng năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên làm sao chúng ta phải vượt qua hàng rào phi thuế quan. Cơ hội thứ 2 là thu hút đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài họ sẽ đầu tư vào lĩnh vực này, tuy vậy cũng phải làm sao để cơ chế rõ ràng, minh bạch, nhất quán. Đây là cơ hội đòi hỏi phải có sự thay đổi về thể chế rất lớn. Cơ hội thứ 3 là khoa học công nghệ, trình độ kỹ thuật và quản lý được đưa vào từ các doanh nghiệp nước ngoài.     Phóng viên: Vậy những khó khăn mà các doanh nghiệp nông sản nước ta sẽ phải đối mặt là gì thưa ông?     Ông Đặng Kim Khôi, Giám đốc trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp, Bộ NN &PTNT: Hiện nay, nền nông nghiệp nước ta so với nền nông nghiệp của các nước thuộc Châu Âu thì chugns ta đang ở trình độ phát triển thấp hơn. Do đó, khi các sản phẩm Việt nam mà xâm nhập vào các thị trường của Châu Âu thì sẽ gặp khó khăn về rào cản kỹ thuật, và vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao. DO đó để vượt qua những rào cản này đòi hỏi quyết tâm rất lớn của các doanh nghiệp. Và một khó khăn khác nữa là quy tắc xuất xứ của các sản phẩm.     Phóng viên : Được biết là không ít các rào cản về hạn ngạch hàng nông sản được quy định trong hiệp định này như gạo và tỏi hay đường. Vậy theo Ông, những rào cản này có đáng lo ngại?     Ông Đặng Kim Khôi, Giám đốc trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp, Bộ NN &PTNT: Tôi đánh giá hiện nay rào cản về hạn ngạch không phải là quá khó khăn đối với chúng ta, bởi Châu ÂU không phải là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt nam như gạo hay sắn. Như gạo, hàng năm chúng ta mới xuất khẩu sang EU là mới chiếm khoảng 25.000 tấn  25% hạn ngạch thôi.     Phóng viên: Vậy theo Ông cần những giải pháp gì để Việt nam tận dụng tốt được những cơ hội mang lại từ hiệp định EVFTA đối với ngành nông sản nước ta?     Ông Đặng Kim Khôi, Giám đốc trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp, Bộ NN &PTNT: Để vượt qua các rào cản phi thuế quan như thế, thì rõ ràng doanh nghiệp cần phải có những đổi mới, mãnh liệt, đặc biệt phải hình thành chuỗi sản phẩm chủ lực. Như vừa qua, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã đưa ra 10 sản phẩm chủ lực có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Thì đấy là những sản phẩm chúng ta phải coi là trọng tâm, và rõ ràng những sản phẩm đấy là không thể chỉ một mình doanh nghiệp có thể thực hiện được, mà phải cả xã hội, Chính phủ giúp hình thành chuỗi giá trị, tạo được thương hiệu hàng Việt nam chất lượng cao, có tiêu chuẩn tiêu chí nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đáp ứng nhu cầu của các nước thuộc liên minh Châu Âu.     Phóng viên: Vâng thưa Ông, Ông có đánh giá như thế nào về những lợi ích mà hiệp định Việt nam liên minh châu âu EU EVFTA mang lại khi có hiệu lực vào năm 2018?     TS Đào Ngọc Tiến, Giảng viên Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội: Lợi ích mà chúng ta nhìn thấy là sự gia tăng về kim ngạch, số lượng. Và tôi muốn bổ sung thêm là so với giai đoạn hiện nay thì EVFTA sẽ mang cho chúng ta một lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh hiện nay. Hiện nay thì Việt nam so với các nước trong khu vực như Philipin, Thái Lan vẫn được  hưởng nhiều ưu đãi hơn từ EUlà GSP. Với EVFTA chúng ta có lợi hơn không chỉ là GSP, mà chúng ta có hiệp định song phương với EU. Hiệp định này mang lại độ tiếp cận thị trường tốt hơn, ổn định hơn và đó là lợi thế cạnh tranh mà chúng ta tận dung được thì sẽ đẩy mạnh được việc xuất khẩu sang thị trường EU. Phóng viên: EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 85,6% số dòng thuế ngay khi EVFTA có hiệu lực. Vậy Ông có đánh giá như thể nào về khả năng tiếp cận các lợi ích này của cac doanh nghiệp nông sản nước ta?     TS Đào Ngọc Tiến, Giảng viên Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội: Chúng ta thấy thuế thì được giảm. Nhưng những vấn đề như an toàn thực phẩm, như quy tắc xuất xứ hàng hóa, vẫn là những rào cản đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt nam. Chỉ khi nào chúng ta làm ra được sản phẩm với chất lượng tốt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đồng nhất, đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của người dân EU thì chúng ta mới có thể tận dụng được các cơ hội mà EVFTA mang lại cho chúng ta. Phóng viên: Vậy có thách thức nào với các doanh nghiệp nông sản Việt hay không thưa Ông? TS Đào Ngọc Tiến, Giảng viên Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội: Thứ nhất là quy tắc xuất xứ. EVFTA đặt ra quy tắc xuất xứ rất ngặt nghèo, tương đối chặt chẽ về các quy tắc xuất xứ. Phần lớn hàng nông sản là các quy tắc xuất xứ thuần túy, tức là hàng hóa phải được sản xuất và trồng thuần túy tại Việt nam. Và EU sẽ không chấp nhận việc chúng ta nhập khẩu rồi chế biến và xuất khẩu sang EU. Điều đó đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của chúng ta sẽ phải đầu tư vào nguyên liệu, đầu tư vào chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản của mình. Thách thức thứ 2 đó là mặc dù chính sách của EU áp dụng chung về vấn đề thuế, tuy nhiên thị hiếu và các tiêu chuẩn sản phẩm ở mỗi thị trường sẽ là khác nhau, và mỗi một thị trường của EU thì các nước đòi hỏi vấn đề chặt chẽ về chất lượng sản phẩm. Và với một nền nông nghiệp nhỏ lẻ như Việt nam thì làm sao chúng ta đảm bảo được một sự đồng nhất trong chất lượng sản phẩm.     Phóng viên: Vậy theo Ông các doanh nghiệp nông sản trong nước cần có những bước chuẩn bị như thế nào trước thềm hiệp định EVFTA có hiệu lực?     TS Đào Ngọc Tiến, Giảng viên Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội: Tôi nghĩ ngoài các vấn đề về tổ chức công nghệ, thì một điểm nữa các doanh nghiệp phải hết sức chú ý đến đó là thông tin thị trường. Chúng ta đang nhìn nhận thị trường EU là một thị trường lớn, có cơ hội nhiều.Nhưng trên thực tế hàng hóa xuất khẩu của EU sang thị trường này vẫn tập trung ở các nước lớn như Đức, Pháp, Ý. Và chúng ta cũng nhìn thấy một số thị trường nhỏ thì các doanh nghiệp chúng ta không quan tâm đến. Đối với các doanh nghiệp để chúng ta tiếp cận được với thị trường EU, thì chúng ta phải nhìn nhận rằng, bên cạnh những quy tắc chung thì mỗi một nước trong liên minh EU lại có những thị hiếu, đặc điểm riêng liên quan đến tiêu dùng. Doanh nghiệp cần phải xác định mình phải vào thị trường nào, quốc gia nào trong EU thì cần có chiến lược cụ thể xâm nhập vào thị trường mục tiêu đó.      Quý bạn đọc có thể trực tiếp theo dõi Bản tin "Kinh doanh và pháp luật" được phát sóng trên kênh VOV2 và VTV2 qua đường link: www.kinhdoanhvaphapluat.com

 

 

Tác giả: Trâm Anh

Từ khóa » Eu Xuất Khẩu Sản Phẩm Chủ Yếu Nào Vào Thị Trường Việt Nam