Có Hơn Một Bộ Não đằng Sau Công Thức E=mc2
Có thể bạn quan tâm
(khoahoc.tv) - Công thức nổi tiếng E=mc2 gắn liền với tên tuổi của nhà bác học vĩ đại Einstein. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho biết không chỉ có duy nhất một bộ não đằng sau phương trình nổi tiếng này.
Một nghiên cứu mới cho thấy sự đóng góp của một nhà vật lý người Áo ít được biết đến, Friedrich Hasenöhrl, đã phát hiện ra một tiền thân của phương trình nổi tiếng của Einstein.
Hai nhà vật lý Mỹ phác thảo vai trò của nhà vật lý người Áo Friedrich Hasenöhrl, trong việc thiết lập các tỷ lệ tương xứng giữa năng lượng (E) của một lượng vật chất có khối lượng (m) trong một hốc chứa đầy bức xạ. Trong một bài báo để xuất bản trong tạp chí vật lý châu Âu H, Stephen Boughn đến từ trường cao đẳng Haverford tại Pensylvannia và Tony Rothman đến từ Đại học Princeton ở New Jersey tìm ra lý lẽ để chứng minh nghiên cứu của Hasenöhrl, mà hiện giờ ông được công nhận một chút, có thể đã đóng góp và công thức nổi tiếng E = mc2.
Albert Einstein
Theo nhà triết học khoa học Thomas Kuhn, bản chất của tiến bộ khoa học xảy ra qua các thay đổi mô hình, mà phụ thuộc vào hoàn cảnh văn hóa và lịch sử của nhóm các nhà khoa học. Đồng tình với ý tưởng này, các tác giả tin rằng quan điểm cho rằng khối lượng và năng lượng có liên quan không có nguồn gốc duy nhất với Hasenöhrl. Cũng không có chuyện nó đột nhiên xuất hiện vào năm 1905, khi Einstein công bố bài báo của mình.
Do thiếu công nhận cho những đóng góp của Hasenöhrl, các tác giả đã kiểm tra nghiên cứu ban đầu về bức xạ vật đen của nhà vật lí người Áo trong một hốc được bao quanh bởi các bức tường phản xạ hoàn toàn. Nghiên cứu này nhằm xác định những thay đổi về khối lượng của vật đen, khi khoang này đang di chuyển tương đối so với người quan sát.
Sau đó, họ khám phá lý do tại sao nhà vật lí người Áo đạt đến một tương quan năng lượng/khối lượng không đúng với các yếu tố, cụ thể là ở phương trình: E = (3/8) mc2. Họ tin rằng, lỗi của Hasenöhrl bắt nguồn từ việc không tính đến sự mất khối lượng bởi vật đen trong lúc bức xạ.
Trước khi Hasenöhrl tập trung vào bức xạ hốc, các nhà vật lý khác, trong đó có nhà toán học Pháp Henri Poincaré và nhà vật lí người Đức Max Abraham, cho thấy sự tồn tại của một khối lượng quán tính kết hợp với năng lượng điện. Năm 1905, Einstein đã đưa ra mối quan hệ đúng giữa khối lượng quán tính và năng lượng điện, E = mc2. Tuy nhiên, không phải mãi đến năm 1911 nhà vật lý học người Đức Max von Laue đã tổng quát hóa nó để bao gồm tất cả các dạng năng lượng.
Từ khóa » Công Thức Einstein
-
Công Thức Einstein - Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng
-
Công Thức Einstein - Gia Sư Tâm Tài Đức
-
Cách để Hiểu Về Công Thức E=mc2 - WikiHow
-
E=mc2 Nghĩa Là Gì ? Công Thức Vật Lý 12 - Thủ Thuật
-
Công Thức Einstein - Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng
-
Công Thức Einstein Hay Nhất - MuonMau
-
Công Thức Einstein. Năng Lượng, Công Thoát Và động Năng Cực đại ...
-
Xem Khi Albert Einstein Giải Thích Công Thức Nổi Tiếng Của Mình, E ...
-
Những điều Thú Vị Xoay Quanh Phương Trình E=mc2 Của Thiên Tài ...
-
Bức Thư đặc Biệt Của Albert Einstein Viết Lại Một Công Thức Nổi Tiếng ...
-
[Vật Lý Cơ Bản] Tương đối Hẹp Và Công Thức Nổi Tiếng: E=mc2
-
E=mc2 Nghĩa Là Gì ? Công Thức Vật Lý 12 - Vozz