Công Thức Einstein - Gia Sư Tâm Tài Đức
Có thể bạn quan tâm
Mục Lục
- Học giả Ấn Độ: Phương trình thế kỷ của Einstein “thật vô lý”
- Sự tương đương khối lượng–năng lượng
- Ứng dụng vào vật lý hạt nhân
- Cách để Hiểu về công thức E=mc2
- Phần 1: Hiểu công thức
- Phần2: Áp dụng công thức vào thực tế
- Ứng dụng của phương trình E = mc2 vào thực tế
- Nguồn gốc của phương trình nổi tiếng E = mC2
- Bức thư đặc biệt của Albert Einstein viết lại một công thức nổi tiếng được bán với giá 1,2 triệu USD
Học giả Ấn Độ: Phương trình thế kỷ của Einstein “thật vô lý”
Một học giả Ấn Độ đã tuyên bố trên một trang báo quốc tế rằng phương trình nổi tiếng E=mc2 của Albert Einstein không hoàn toàn đúng trong tất cả các điều kiện.
Phương trình thể hiện Sự tương đương giữa khối lượng và năng lượng năm 1905 là một công thức nổi tiếng của Einstein.
Phương trình đó được viết như sau:
E=mc2 (trong đó: E là năng lượng, m là khối lượng, c là tốc độ ánh sáng trong chân không).
Công thức này có nghĩa là: Khối lượng và năng lượng tỉ lệ thuận với nhau theo hằng số c. Năng lượng có thể chuyển thành khối lượng và ngược lại.
Ajay Sharma – một nhà nghiên cứu tại Shimla kiêm trợ lý giám đốc về giáo dục cho chính quyền ở bang Himachal Pradesh, cho hay phương trình này chưa đầy đủ.
Bài báo kỹ thuật của ông nghiên cứu về phương trình E=mc2 và một số thí nghiệm đặc biệt khác đã được Đại học Kỹ thuật Bauman Moscow Nhà nước (Nga) công bố vào tháng trước.
Ông nói rằng: “Thuyết này chỉ đúng trong những điều kiện đặc biệt như số sóng ánh sáng, cường độ năng lượng ánh sáng, các góc sóng phát và vận tốc tương đối”.
Einstein đã chỉ xem xét 2 sóng ánh sáng có năng lượng như nhau, được phát ra theo hướng ngược nhau, với vận tốc tương đối đều. Vậy những trường hợp khác thì sao? Ông Sharma tiếp lời.
E = mc2 được suy ra từ công thức L = mc2, Einstein đã quy chụp E (tất cả các loại năng lượng) với L (năng lượng ánh sáng). “Điều này thật vô lý,” ông nói.
Bài báo cho biết W.L. Fadner – một nhà báo người Mỹ chuyên viết về Vật lý – đã chỉ ra chắc chắn Einstein đã không đề cập đến E trong thuyết tương đối
Cuốn sách của Sharma do Nhà xuất bản Khoa học Quốc tế Cambridge xuất bản- “Beyond Einstein và E = mc2” – viết rằng Einstein không phải là người đầu tiên đưa ra thuyết tương đối. Ý tưởng này xuất phát từ một tài liệu sẵn có mà tạp chí Đức Annalen de Physik công bố vào năm 1905.
Ông Sharma cho biết: “Nhiều người sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng công trình của Einstein không được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi công bố.
Định đề đầu tiên của thuyết tương đối tương tự một ví dụ của Galileo vào năm 1632 trong cuốn ‘Đối thoại giữa hai hệ thống thế giới chính’”.
Theo ông, Einstein đã tận dụng cơ hội này để công bố công trình của Galileo (Nguyên lý tương đối, 1632), Poincare (Tốc độ ánh sáng là hằng số, 1898), Lorentz (Variation of Mass etc, 1892), Larmer (Thời gian giãn nở, 1897), và Fitzegerald (Độ co chiều dài, 1889) dưới tên của ông.
Phương trình E=mc2 của Einstein chưa đầy đủ. Vì thế các nhà khoa học phải nghiên cứu một cách thật cẩn thận để hoàn thiện nó. Ông Sharma tự tin nói, chắc chắn nghiên cứu mới sẽ hợp lý hơn.
Sự tương đương khối lượng–năng lượng
Trong vật lý học, sự tương đương khối lượng–năng lượng là khái niệm nói về việc khối lượng của vật thể được đo bằng lượng năng lượng của nó. Năng lượng nội tại toàn phần E của vật thể ở trạng thái nghỉ bằng tích khối lượng nghỉ của nó m với một hệ số bảo toàn phù hợp để biến đổi đơn vị của khối lượng thành đơn vị của năng lượng. Nếu vật thể không đứng im tương đối với quan sát viên thì lúc đó ta phải tính đến hiệu ứng tương đối tính. Trong trường hợp đó, m được tính theo khối lượng tương đối tính và E trở thành năng lượng tương đối tính của vật thể. Albert Einstein đề xuất công thức tương đương khối lượng-năng lượng vào năm 1905 trong những bài báo của Năm Kỳ diệu với tiêu đề Quán tính của một vật có phụ thuộc vào năng lượng trong nó? (“Does the inertia of a body depend upon its energy-content?”) Sự tương đương được miêu tả bởi phương trình nổi tiếng
E=mc2
Với E là năng lượng, m là khối lượng, và c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Hai vế của công thức có thứ nguyên bằng nhau và không phụ thuộc vào hệ thống đo lường. Ví dụ, trong nhiều hệ đơn vị tự nhiên, tốc độ của ánh sáng (vô hướng) được đặt bằng 1 (‘khoảng cách’/’thời gian’), và công thức trở thành đồng nhất thức E = m (‘khoảng cách’^2/’thời gian’^2)’; và từ đây có thuật ngữ “sự tương đương khối lượng-năng lượng”.
Phương trình E = mc2 cho thấy năng lượng luôn luôn thể hiện được bằng khối lượng cho dù năng lượng đó ở dưới dạng nào đi chăng nữa. sự tương đương khối lượng–năng lượng cũng cho thấy cần phải phát biểu lại định luật bảo toàn khối lượng, hay hoàn chỉnh hơn đó là định luật bảo toàn năng lượng, nó là định luật thứ nhất của nhiệt động lực học. Các lý thuyết hiện nay cho thấy khối lượng hay năng lượng không bị phá hủy, chúng chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
Ứng dụng vào vật lý hạt nhân
Max Planck chỉ ra rằng công thức tương đương khối lượng năng lượng ngụ ý rằng các hệ thống ràng buộc sẽ có khối lượng nhỏ hơn tổng các thành phần của chúng, một khi năng lượng liên kết đã được phép thoát ra. Tuy nhiên, Planck đã suy nghĩ về các phản ứng hóa học, trong đó năng lượng liên kết quá nhỏ để đo lường. Einstein cho rằng các vật liệu phóng xạ như radium sẽ cung cấp một bài kiểm tra về lý thuyết, nhưng mặc dù một lượng lớn năng lượng được giải phóng trên mỗi nguyên tử trong radium, do thời gian bán rã của chất này (1602 năm), chỉ một phần nhỏ các nguyên tử radium phân rã trong một khoảng thời gian có thể đo được bằng thực nghiệm.
Sau khi hạt nhân được phát hiện, các nhà thí nghiệm nhận ra rằng năng lượng liên kết rất cao của hạt nhân nguyên tử sẽ cho phép tính toán năng lượng liên kết của chúng, đơn giản là từ sự khác biệt khối lượng. Nhưng phải đến khi phát hiện ra neutron vào năm 1932 và việc đo khối lượng neutron, phép tính này mới thực sự có thể được thực hiện (xem năng lượng liên kết hạt nhân để tính toán ví dụ). Một lát sau, máy gia tốc Cockcroft từ Walton tạo ra phản ứng biến đổi đầu tiên (7 3 Li + 1 1 p → 2 4 2 He), xác minh công thức của Einstein với độ chính xác là ± 0,5%. Năm 2005, Rainville và cộng sự. đã công bố một thử nghiệm trực tiếp về sự tương đương năng lượng của khối lượng bị mất trong năng lượng liên kết của neutron với các nguyên tử của các đồng vị silic và lưu huỳnh đặc biệt, bằng cách so sánh khối lượng bị mất với năng lượng của tia gamma phát ra liên quan đến sự bắt giữ neutron. Sự mất mát khối lượng liên kết đã thỏa thuận với năng lượng tia gamma với độ chính xác là ± 0,00004%, thử nghiệm chính xác nhất của E = mc^2 cho đến nay.
Công thức tương đương khối lượng năng lượng được sử dụng để hiểu các phản ứng phân hạch hạt nhân và ngụ ý lượng năng lượng lớn có thể được giải phóng bằng phản ứng chuỗi phân hạch hạt nhân, được sử dụng trong cả vũ khí hạt nhân và năng lượng hạt nhân. Bằng cách đo khối lượng của các hạt nhân nguyên tử khác nhau và trừ đi từ số đó tổng khối lượng của các proton và neutron khi chúng có trọng lượng riêng, người ta sẽ có được năng lượng liên kết chính xác có sẵn trong hạt nhân nguyên tử. Điều này được sử dụng để tính toán năng lượng được giải phóng trong bất kỳ phản ứng hạt nhân nào, như sự khác biệt trong tổng khối lượng của các hạt nhân đi vào và thoát khỏi phản ứng.
Cách để Hiểu về công thức E=mc2
Công thức E=mc2 lần đầu tiên được biết đến khi được giới thiệu trong một bài báo của Albert Einstein năm 1905 và trở thành công thức nổi tiếng nhất tạo nên tiền đề cho sự đột phá trong khoa học công nghệ sau này. Trong công thức E=mc2, E là năng lượng, m là khối lượng và c là tốc độ ánh sáng trong môi trường chân không. Ngay cả những người không có kiến thức căn bản về vật lý cũng đã từng nghe đến công thức này và, ở mức độ nào đó, biết được tầm ảnh hưởng của nó, tuy nhiên, phần lớn trong số đó lại chưa nắm được ý nghĩa thực sự của công thức này. Nói một cách đơn giản, đây là công thức thể hiện mối tương quan giữa năng lượng và vật chất: nhất là việc năng lượng và vật chất là hai dạng khác nhau của cùng một vật. Công thức đơn giản này đã thay đổi cách mà người ta nhìn nhận về năng lượng và từ đó dẫn tới hàng loạt những bước tiến quan trọng tạo ra những công nghệ hiện đại ngày nay.
Phần 1: Hiểu công thức
1.Xác định các biến trong công thức.
Để hiểu được bất cứ công thức nào, bước đầu tiên phải nắm được mỗi biến trong công thức đại diện cho cái gì. Trong trường hợp này, E là năng lượng của vật ở trạng thái tĩnh, m là khối lượng của vật và c là vận tốc ánh sáng trong môi trường chân không.
- Vận tốc ánh sáng c là một hằng số không đổi có giá trị xấp xỉ 3,00×108 mét trên giây. Trong thuyết tương đối của Einstein, c2 đóng vai trò là nhân tố biến đổi đơn vị thay vì là một hằng số. Vì năng lượng được đo theo đơn vị Joule (J) hoặc kg m2 s-2, việc sử dụng c2 là kết quả của phép phân tích thứ nguyên nhằm đảm bảo mối liên hệ giữa năng lượng và khối lượng là một thứ nguyên.
2.Hiểu năng lượng là gì.
Năng lượng có thể tồn tại ở nhiều dạng như năng lượng nhiệt, điện, hóa học, hạt nhân, v.v. Năng lượng có thể được trao đổi giữa hai hệ, trong đó một hệ sẽ cho năng lượng và một hệ nhận năng lượng.
- Năng lượng không thể tự sinh ra hoặc mất đi mà chỉ có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác. Ví dụ, than có nhiều năng lượng tiềm năng có thể chuyển thành nhiệt khi bị đốt cháy.
3. Xác định khối lượng
Khối lượng của một vật được xác định là lượng vật chất chứa trong vật đó.Ngoài ra còn có một vài định nghĩa khác về khối lượng. “Khối lượng không đổi” và “khối lượng tương đối” là hai trong số đó. Khối lượng không đổi, như tên của nó, là khối lượng bất biến trong mọi hoàn cảnh. Trong khi đó, khối lượng tương đối phụ thuộc vào vận tốc của vật. Khối lượng trong công thức E = mc2 là khối lượng không đổi. Đây là một điểm quan trọng trái ngược với quan niệm của nhiều người khi cho thấy rằng khối lượng của vật không thay đổi khi tăng tốc độ.Cần nhớ rằng khối lượng và trọng lượng là hai khác niệm khác nhau. Trọng lượng là chính là trọng lực của vật, còn khối lượng là lượng vật chất cấu tạo nên vật. Khối lượng chỉ thay đổi khi vật bị biến đổi về mặt vật lý, còn trọng lượng thay đổi phụ thuộc vào trọng lực của môi trường. Khối lượng được đo bằng kilogam (kg), trọng lượng được đo bằng newton (N).Tương tự như năng lượng, khối lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Ví dụ, một cục nước đá có thể tan chảy thành dạng lỏng nhưng khối lượng của nó không thay đổi.
4. Khối lượng và năng lượng là hai đại lượng tương đương
Công thức này nêu lên sự tương đồng của khối lượng và năng lượng, đồng thời chỉ ra trong một khối lượng chất nhất định có bao nhiêu năng lượng. Và quan trọng hơn cả, công thức này cho ta thấy rằng một vật có khối lượng nhỏ cũng chứa trong nó một lượng năng lượng rất lớn.
Phần2: Áp dụng công thức vào thực tế
- Nguồn gốc của năng lượng sử dụng được.
Phần lớn năng lượng mà con người sử dụng hiện nay sinh ra trong quá trình đốt cháy than đá và khí ga tự nhiên. Khi những nhiên liệu này bị đốt cháy, liên kết tạo thành bởi các electron hóa trị sẽ bị đứt gãy và giải phóng ra năng lượng, nhờ vậy mà con người có thể tận dụng nguồn năng lượng đó cho đời sống.Lấy năng lượng theo cách này không những kém hiệu quả mà còn gây hại cho môi trường.
2. Sử dụng công thức năng lượng của Einstein để gia tăng hiệu quả của quá trình chuyển hóa năng lượng.
Công thức E=mc2 cho ta thấy rằng hạt nhân của nguyên tử chứa nhiều năng lượng hơn so với các electron hóa trị của nguyên tử đó. Năng lượng giải phóng khi phá vỡ một nguyên tử lớn hơn rất nhiều so với năng lượng giải phóng trong quá trình làm đứt gãy liên kết electron.Năng lượng hạt nhân cũng dựa trên nguyên lý này. Các lò hạt nhân gây ra sự phân hạch (làm các nguyên tử tách nhau ra), và con người sẽ thu lại năng lượng giải phóng từ sự phân hạch đó.
3. Những phát minh công nghệ trở thành sự thật nhờ E=mc2
Công thức E=mc2 đã giúp tạo ra rất nhiều công nghệ mới thú vị mà có lẽ loài người ngày nay khó có thể sống thiếu chúng, ví dụ như:Chụp cắt lớp positron (PET) sử dụng phóng xạ để thấy được hình ảnh bên trong cơ thể.Dựa trên công thức này mà các nhà khoa học đã phát triển được các công nghệ truyền thông từ vệ tinh và xe thám hiểm tự động.Tuổi của cổ vật được xác định bằng phương pháp phóng xạ các-bon, mà bản chất của phương pháp này chính là dựa vào quá trình phân rã phóng xạ theo công thức E=mc2.Năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng sạch và hiệu quả hơn so với các nguồn năng lượng truyền thống mà con người vẫn khai thác sử dụng.
Ứng dụng của phương trình E = mc2 vào thực tế
Một là, tăng hiệu quả của quá trình chuyển hóa năng lượng dựa vào công thức năng lượng của Einstein. Dựa vào công thức đó, có thể thấy rằng năng lượng của hạt nhân nguyên tử lớn hơn nhiều so với các electron của nguyên tử đó. Và khi bị phá vỡ thì năng lượng được giải phóng từ hạt nhân lớn hơn năng lượng được giải phóng từ sự đứt gãy các liên kết electron.
Hiện nay, phần lớn năng lượng mà con người sử dụng được cung cấp từ quá trình đốt cháy than đá, khí ga trong tự nhiên. Khi đó thì sự liên kết của các electron hóa trị của những nhiên liệu này sẽ bị đứt gãy, từ đó giải phóng ra năng lượng. Và cách này thì không chỉ kém hiệu quả rõ rệt mà còn gây ra những hậu quả khó lường cho môi trường, rõ hơn là tình trạng biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên hiện nay. Và nhờ vào công thức của Einstein, các lò năng lượng hạt nhân sẽ cung cấp một nguồn năng lượng lớn đáp ứng nhu cầu cho con người dựa vào sự phân hạch của các nguyên tử.
Hai là, xác định tuổi cổ vật bằng đồng vị phóng xạ Carbon 14. Bản chất của phương pháp này là dựa vào quá trình phân rã phóng xạ theo công thức E = mc2 mà Einstein đã đưa ra. Và công trình này đã giúp Willard F.Libby (1908 – 1980) đạt giải Nobel Hóa học năm 1960. Và còn rất nhiều ứng dụng khác mà dựa vào công thức của nhà thiên tài vật lý đã đưa ra phục vụ cho cuộc sống của con người.
Mặc dù, việc Einstein đưa ra công thức cùng với bức thư gửi tổng thống Mỹ đã gián tiếp khiến cho Nhật Bản phải hứng chịu thảm họa hạt nhân, cùng các vấn đề chiến tranh hạt nhân đe dọa hòa bình trên thế giới hiện nay. Nhưng cũng không thể phủ nhận những đóng góp của ông trong khoa học vật lý nói riêng và ứng dụng của công thức E = mc2 cho đời sống con người.
Nguồn gốc của phương trình nổi tiếng E = mC2
Những năm đầu của thế kỷ XX, Einstein đã bắt đầu nghiên cứu vềquan hệ giữa ánh sáng không gian và thời gian. Mục đích của ông là góp phần mở rộng lĩnh vực nghiên cứu của vật lý học đương thời. Trong quá trình nghiên cứu, ông đã khám phá ra thuyết tương đối hẹp khởi nguồn của vật lý lượng tử hiện đại.
Với sự nghiên cứu cải tiến miệt mài của mình, Thuyết tương đối rộng cũng đã được Einstein cho ra đời để mô tả về vũ trụ bản nguyên. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu dưới góc độ toán học, ông đã thu được kết quả, đó là tính đàn hồi của thời gian và không gian. Trong đó, ông cho rằng vật thể tăng tốc thì tỉ lệ nghịch với thời gian. Khối lượng của vật thể sẽ tăng khi vận tốc của chúng tiến gần hơn với tốc độ ánh sáng. Qua đó, lần đầu tiên xuất hiện mối quan hệ giữa không gian và thời gian.
Từ mối quan hệ này, ông cho rằng không gian và thời gian chỉ đo được một cách tương đối mà không bao giờ có thể đo được một cách tuyệt đối. Ông đã tiếp tục nghiên cứu trên phương diện toán học và đạt được kết quả đó là khi vận tốc của một vật tiến gần hơn so với tốc độ ánh sáng, thì khối lượng của vật đó tăng lên và thời gian, độ dài thì tỷ lệ nghịch với khối lượng. Điều này đã được chứng minh bởi thực nghiệm thông qua số đo chính xác của một đồng hồ trên máy bay phản lực.
Nếu tốc độ của một vật thay đổi thì giữa chúng phải có một mối liên hệ nào đó. Và thuyết tương đối của Einstein đã chỉ rõ vật chất phải là một vật có độ cô đặc cực kỳ cao. Từ đó ông bắt đầu xây dựng nên một phương trình toán học thể hiện mối liên hệ giữa vật chất và năng lượng. Ông đã công bố trên một tờ báo về kết quả nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, lúc bấy giờ ông lại không thể ngờ rằng phương trình này lại có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định đến vận mệnh của toàn thế giới.
Mãi đến năm 1939, lúc đó phương trình E = mc2 vẫn chỉ nằm trên giấy tờ lý thuyết. Một cột mốc lịch sử đã xảy ra đó Đức quốc xã bị trục xuất khỏi châu Âu. Lúc này, Einstein đã sang Mỹ và nhập quốc tịch ở đây. Với tin tức ông biết được rằng Đức quốc xã đang nghiên cứu một loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm có sức công phá cực kỳ khủng khiếp, vì vậy ông đã viết một lá thư cảnh báo Tổng thống Mỹ về vấn đề này, nội dung của bức thư như sau:
Những công trình nghiên cứu mới đây của E. Fermi và Lzilard mà tôi đã nhận được bản thảo, đã khiến tôi nghĩ rằng trong tương lai rất gần, chất uranium có thể biến thành một nguồn năng lượng mới mẻ và quan trọng. Sự mới mẻ này có thể dẫn tới việc chế tạo bom, và tôi tin rằng chỉ với một trái bom thuộc loại đó, trang bị ở tàu chiến và cho nổ ở cảng biển có thể công phá toàn bộ khu vực cảng và các vùng lân cận.
Với lá thư mà Einstein gửi cho Roosevelt đã dẫn tới sự ra đời của dự án bom nguyên tử Manhattan sau này. Dựa vào lý thuyết về sự tương đương giữa khối lượng và năng lượng, chỉ với 5 năm sau thì quả bom nguyên tử đầu tiên đã được thử nghiệm ở Almagordo Reservation (New Mexico). Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã thả 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki xuống Nhật Bản, buộc phe phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện.
Bức thư đặc biệt của Albert Einstein viết lại một công thức nổi tiếng được bán với giá 1,2 triệu USD
Một bức thư do Albert Einstein viết, trong đó ông viết ra công thức vật lý “sự tương đương khối lượng và năng lượng”- E = mc² nổi tiếng của mình đã được bán đấu giá với số tiền đặc biệt là 1,2 triệu USD sau một cuộc chiến đấu thầu khốc liệt.
Phòng đấu giá RR Auctions có trụ sở tại Boston, nơi xử lý vụ mua bán, cho biết bức thư được bán có giá trị gấp hơn ba lần những gì dự kiến, đã được bán vào đầu tháng này.
Bobby Livingston, Phó chủ tịch điều hành tại RR Auction cho biết: “Đó là một bức thư quan trọng từ cả quan điểm không gian ba chiều và vật lý học”.
Ban đầu, có 5 người đấu giá cho bức thư quý hiếm này, nhưng khi giá của nó này lên tới 700.000 USD, thì chỉ còn lại hai người đấu giá. RR Auctions cho biết người mua bức thư Einstein muốn giấu tên.
Có 4 bằng chứng lưu lại đã được biết về phương trình nổi tiếng được viết bằng chữ viết tay của Einstein, nhưng đây là bằng chứng duy nhất thuộc một bộ sưu tập tư nhân.
Bức thư được giữ bởi con cháu của người đã nhận được bức thư ngày 26 tháng 10 năm 1946, nhà vật lý người Mỹ gốc Ba Lan Ludwik Silberstein.
Einstein sinh ra ở Đức đã trao đổi thư từ với Silberstein, nói với ông một câu hỏi \’có thể được trả lời từ công thức E = mc².
“Câu hỏi của ông có thể được trả lời từ công thức E = mc2, mà không có bất kỳ sai lầm nào,” Einstein viết trong bức thư viết trên giấy tiêu đề của Đại học Princeton.
Silberstein là một nhà phê bình nổi tiếng và là người thách thức một số lý thuyết của Einstein.
Sau một câu trả lời phức tạp hơn, Einstein tiếp tục kết luận rằng “trước tiên người ta phải có một lý thuyết chứa đựng sự thống nhất chính xác của lực hấp dẫn và điện.” Cuộc đấu giá bắt đầu từ ngày 13/5 và kết thúc vào ngày 20/5.
Việc tìm kiếm “lý thuyết trường thống nhất” này đã tiếp tục tiêu tốn một phần ba cuối cùng của cuộc đời nhà vật lý phi thường.
Einstein, người qua đời năm 1955, sau này tiếp tục giải thích lý thuyết tương đối rộng của mình là “theo thuyết tương đối hẹp rằng khối lượng và năng lượng là những biểu hiện khác nhau của cùng một “thứ””.
Hơn nữa, phương trình E bằng m c bình phương, trong đó năng lượng được đặt bằng khối lượng nhân với bình phương vận tốc ánh sáng trong chân không, cho thấy rằng một lượng rất nhỏ khối lượng có thể được chuyển đổi thành một lượng rất lớn năng lượng, và ngược lại.
Năm 2018, một bức thư khác của Einstein – “bức thư của Chúa” mà ông gọi là tôn giáo nói chung, và đặc biệt là đạo Do Thái, một thứ “mê tín trẻ con” sinh ra từ \’sự yếu đuối của con người\’ – đã được bán đấu giá ở New York với giá 3 triệu USD.
Einstein đã chứng minh sự tương đương giữa khối lượng và năng lượng vào năm 1905 – cái gọi là “năm thần kỳ” của ông, đồng thời cũng chứng kiến việc ông xuất bản những bài báo mang tính đột phá giới thiệu lý thuyết tương đối hẹp, giải thích chuyển động Brown và phác thảo hiệu ứng quang điện.
Thuyết tương đối hẹp – liên quan đến mối quan hệ giữa không gian và thời gian – xác định rằng các định luật vật lý là giống nhau đối với tất cả các vật thể không gia tốc và tốc độ của ánh sáng trong chân không là như nhau cho tất cả các người quan sát, không phụ thuộc vào chuyển động của nguồn ánh sáng.
Xem thêm
Gia sư vật lý
Công thức tính công suất
Công thức Einstein
Công thức Anhxtanh
Từ khóa » Công Thức Einstein
-
Công Thức Einstein - Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng
-
Cách để Hiểu Về Công Thức E=mc2 - WikiHow
-
E=mc2 Nghĩa Là Gì ? Công Thức Vật Lý 12 - Thủ Thuật
-
Có Hơn Một Bộ Não đằng Sau Công Thức E=mc2
-
Công Thức Einstein - Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng
-
Công Thức Einstein Hay Nhất - MuonMau
-
Công Thức Einstein. Năng Lượng, Công Thoát Và động Năng Cực đại ...
-
Xem Khi Albert Einstein Giải Thích Công Thức Nổi Tiếng Của Mình, E ...
-
Những điều Thú Vị Xoay Quanh Phương Trình E=mc2 Của Thiên Tài ...
-
Bức Thư đặc Biệt Của Albert Einstein Viết Lại Một Công Thức Nổi Tiếng ...
-
[Vật Lý Cơ Bản] Tương đối Hẹp Và Công Thức Nổi Tiếng: E=mc2
-
E=mc2 Nghĩa Là Gì ? Công Thức Vật Lý 12 - Vozz