Cỏ Kế đồng Trong Lúa Mì Không Gây Hại Sức Khỏe Người - VnExpress
Trước thông tin Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu doanh nghiệp tái xuất các lô hàng lúa mì được kiểm định có nhiễm cỏ Cirsium Arvense (cỏ kế đồng) nhiều người băn khoăn liệu có ảnh hưởng an toàn thực phẩm do bột mì dùng nhiều làm thức ăn.
Trong số gần 4 triệu tấn lúa mì đã nhập khẩu vào Việt Nam từ đầu năm đến nay có 1,6 tấn bị nhiễm cỏ kế đồng. Lượng lúa mì nhập khẩu vào Việt Nam có khoảng 75% phục vụ chế biến thực phẩm, 25% sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Nói với VnExpress, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Bảo vệ thực vật, cho biết cỏ này không hại cho sức khỏe con người, không mất an toàn thực phẩm mà chỉ cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng, nguy cơ ảnh hưởng môi trường nông nghiệp và lúa gạo xuất khẩu.
Hiện Cục Bảo vệ thực vật đã thông báo cho các nước đang xuất khẩu lúa mì vào Việt Nam áp dụng biện pháp khắc phục, rà soát các lô hàng để tránh nhiễm cỏ kế đồng.
Cây này hiện chưa phân bố và cũng chưa có nghiên cứu chi tiết về tác hại của chúng trên ruộng đồng Việt Nam.
Tài liệu của Cục Bảo vệ thực vật có ghi, cỏ kế đồng cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng do bộ rễ rất phát triển, tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng cạnh tranh lấn chiếm lớn làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất cây trồng.
Lá cây có nhiều gai sắc nhọn, ảnh hưởng đến đồng cỏ chăn nuôi gia súc. Cây kế đồng cạnh tranh với rất nhiều loài cây trồng quan trọng như ngô, đậu Hà Lan, đậu tương, bông, lanh, kê, lúa miến, đại mạch, mạch ba góc, yến mạch, kiều mạch, lúa mạch đen, lúa mỳ, đậu, khoai tây, cà rốt...
Ông Trung cho biết, vào thứ Tư (17/10), Cục Bảo vệ thực vật sẽ tổ chức hội thảo để làm rõ thông tin về loài cỏ gây hại này.
Cỏ kế đồng (tên khoa học là Cirsium Arvense) thuộc dạng cây phân tính, hoa đầu mọc thành cụm chùm bông ở ngọn, có hoa đực và hoa cái mọc trên đầu riêng rẽ. Hoa rất nhiều, có từ 1-5 hoa trên mỗi nhánh, hoa đực dạng hình cầu, hoa cái dạng cái bình.
Cây có quả hình thuôn dẹt, thẳng hoặc hơi cong, nhẵn bóng, có rãnh chạy dọc, ở giữa đỉnh của hạt lồi lên dạng hình chóp. Đỉnh hạt có túm lông màu trắng nhưng đôi khi có màu nâu, dạng lông chim, dài 2 mm, dễ rụng.
Cây kế đồng phân bố ở châu Âu, châu Á (Afganistan, Acmenia, Aizecbaizan, Trung Quốc, Georgia, Ấn Độ, Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lebanon, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmenistan); châu Phi; Bắc Mỹ (Canada, Mexico, USA.); Nam Mỹ (Chile); châu Đại Dương (Australia, New Zealand).
- Phát hiện loài cỏ nguy hiểm trong lúa mì nhập khẩu vào Việt Nam
Bích Ngọc
Từ khóa » Cây Cỏ Kê
-
Cỏ Kê - Cây Thuốc Nam Quanh Ta
-
Cây Dược Liệu Cây Cỏ Kê, Kê Trồng - Panicum Miliaceum L - Y Học
-
Chi Cỏ Kê – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cỏ Kê Là Cây Gì? Tác Dụng Của Cây Cỏ Kê Trong Y Dược?
-
Cây Cỏ Máu - Kê Huyết đằng | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Cỏ Kê/cỏ Gạo | Shopee Việt Nam
-
Cây Kê (Nông Lâm Nghiệp) - Mimir Bách Khoa Toàn Thư
-
Giới Thiệu Về Cây Cỏ Kê - YouTube
-
CỎ KẾ ĐỒNG - NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT - Rồng Biển Logistics
-
Thuốc Trừ Cỏ Lồng Vực (cỏ Gạo, Cỏ Kê) - Nicotex Joint Stock Company
-
Các Loại Cỏ Dại Thường Gặp Trên Ruộng Lúa Và Cách Phòng Trừ
-
3 Tháng Trồng Kê, Nông Dân Ven Sông Lam đút Túi 40 Triệu đồng
-
Kê Proso (kê Châu Âu) | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai - Hòn Non Bộ