Cổ Kính Văn Miếu Quốc Tử Giám - Trường đại Học đầu Tiên Của ...
Có thể bạn quan tâm
Năm 1076, Lý Nhân Tông lập thêm Quốc Tử Giám ở phía sau, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ.
Đến đời Vua Trần Minh Tông (1314 – 1329), nhà giáo Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử Giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp cho các hoàng tử. Năm 1370, sau khi ông mất, Vua Trần Nghệ Tông đã cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường bao quanh xây bằng gạch Bát Tràng. Bên trong khung tường, những mái kiến trúc cổ ẩn hiện dưới cành lá sum suê của những tán cây cổ thụ khiến cho nơi đây mang một cảnh sắc hoàn toàn khác biệt với bên ngoài, tạo sự thu hút đặc biệt đối với du khách. Có năm khu khác nhau được ngăn cách bởi những bức tường ngang gạch vồ cổ kính.
Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính. Trên cổng có chữ Văn Miếu Môn, dưới cổng có đôi rồng đá mang phong cách thời Lê Sơ (thế kỷ XV), khu vực này kéo dài đến Đại Trung Môn.
Cổng chính quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Con đường lát gạch từ Văn Miếu môn sẽ tiếp tục đưa du khách tới khu vực thứ hai, từ Đại Trung môn đến Khuê Văn Các. Khuê Văn Các được xem là công trình kiến trúc độc đáo, biểu tượng của văn hóa và văn học Việt Nam.
Khuê Văn Các >> Xem thêm: Cẩm nang du lịch Hà Nội trọn bộ !
Bước qua Khuê Văn Các là khu vực thứ ba trong quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám - giếng Thiên Quang quanh năm đầy nước soi bóng gác Khuê Văn Các và hệ thống bia Tiến sĩ. Trong đó nhà bia Tiến sĩ gồm 82 tấm bia đá khắc các bài văn bia ghi danh Tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình thời nhà Hậu Lê và nhà Mạc (1442-1779). Các tấm bia đều được đặt trên lưng rùa để biểu thị sự trường tồn của tinh hoa dân tộc, phản ánh được giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước trong suốt hơn 300 năm. Năm 2010, 82 bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Hậu Lê và Mạc ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám - địa điểm du lịch Hà Nội duy nhất đã được công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO.
Nhà bia Tiến sĩ Văn Miếu
Sau khi tham quan nhà bia Tiến sĩ, qua cửa Đại Thành, du khách sẽ tới một khoảng sân rộng lớn được lát gạch Bát Tràng, mở đầu cho khu vực chính của Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Hai bên trái và phải của sân là hai dãy nhà Tả vu, Hữu vu.
Kết nối với đầu hồi của hai dãy nhà Tả vu, Hữu vu, tạo nên cấu trúc hình chữ U truyền thống là tòa Đại bái. Tòa nhà gồm 9 gian, hiện nay chỉ có gian giữa của tòa Đại bái có hương án thờ, các gian còn lại đều để trống.
Song song với tòa Đại bái ở phía sau là điện Đại Thành gồm 9 gian, xây tường 3 mặt. Gian chính giữa của điện đặt khám và ngai lớn thờ Khổng Tử.
Tại đây hiện đang lưu giữ một số hiện vật quý: bên trái có chuông Bích Ung đại chung; bên phải có một tấm khánh đá, mặt trong có hai chữ Thọ Xương, mặt ngoài khắc bài minh viết kiểu chữ lệ, nói về công dụng của loại nhạc khí này.
Khu vực thứ năm trong quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nhà Thái học, xưa là Quốc Tử Giám, nơi đào tạo nhân tài cho các triều đại. Trải qua thời gian cùng những biến cố lịch sử, tòa nhà cũ đã bị phá hủy. Năm 1999, nhà Thái học đã được khởi dựng lại với quy mô kiến trúc bề thế và hài hoà với cảnh quan của khu Văn Miếu phía trước.
Gian thờ nhà giáo Chu Văn An tại nhà Thái Học
Phần kiến trúc sau cùng là khu Tiền đường và Hậu đường được xây dựng lại năm 1999. Tiền đường là nơi trưng bày những tư liệu thể hiện truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của các thế hệ người Việt.
Hậu đường với kiến trúc gỗ hai tầng là nơi tôn vinh Danh sư Quốc Tử Giám Tư nghiệp Chu Văn An và trưng bày các tư liệu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám cũng như nền giáo dục Nho học Việt Nam. Tầng 2 là nơi tôn thờ các vị vua đã có công xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám và đóng góp vào sự nghiệp giáo dục Nho học của Việt Nam, đó là Vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông.
Các vị vua có công xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Đến tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám, du khách không chỉ được khám phá một di tích lịch sử, một công trình kiến trúc cổ có tuổi đời gần ngàn năm. Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa tiêu biểu như các hội thảo khoa học, triển lãm chuyên đề; tuyên dương các thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn Hà Nội; trao giấy chứng nhận học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư hay tổ chức thường niên Hội sách, Ngày thơ Việt Nam…
Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch Hà Nội, hàng năm thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử Việt Nam, trở thành biểu tượng của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Từ khóa » Cổng Chính Của Văn Miếu Quốc Tử Giám
-
Giới Thiệu Khái Quát Về Văn Miếu Quốc Tử Giám | Viet Fun Travel
-
Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Wikipedia Tiếng Việt
-
Văn Miếu Quốc Tử Giám - Di Tích Văn Hóa Lịch Sử Tại Hà Nội - Vntrip
-
Giới Thiệu Về Văn Miếu Quốc Tử Giám - Trường đại Học đầu Tiên Của ...
-
Quần Thể Kiến Trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám | Du Lịch Ba Đình
-
VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM
-
Tất Tần Tật Về Văn Miếu Quốc Tử Giám 2021 | Cohousing
-
Văn Miếu Quốc Tử Giám Là Gì ? Vài Nét Sơ Lượt Về Di Tích Lịch Sử Văn ...
-
Văn Miếu- Quốc Tử Giám - Khay Inox
-
Di Tích Quốc Gia đặc Biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám
-
Văn Miếu – Quốc Tử Giám - Văn Hóa Du Lịch
-
Thuyết Minh Văn Miếu Quốc Tử Giám
-
Chiêm Ngưỡng Di Sản Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hồn Thiêng Dân Tộc