Văn Miếu- Quốc Tử Giám - Khay Inox
Có thể bạn quan tâm
Văn Miếu Quốc Tử Giám quần thể di tích đa dạng và phong phú thuộc thành phố Hà Nội. Nằm ở phía Nam của kinh thành Thăng Long. Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích quốc gia đặc biệt. Toàn bộ khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày nay có diện tích 54.331 m2, bao gồm: Hồ Văn, vườn Giám và nội tự được bao quanh bằng tường gạch vồ, bên trong (nội tự) có những lớp tường ngăn ra làm năm khu.
Các khu vực chính trong Văn Miếu
- Khu thứ nhất Bắt đầu với cổng chính đến cổng Đại Trung. Trên cổng chính có chữ Văn Miếu Môn. Đây là một kiến trúc cổng tam quan hai tầng, phía ngoài cổng có đôi rồng đá cách điệu thời Lê, bên trong có đôi rồng đá thời Nguyễn. Cổng Đại Trung ba gian lợp ngói, hai bên là hai cổng nhỏ Thành Đức và Đạt Tài.
- Khu thứ hai Nổi bật với Khuê Văn Các- một công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng năm 1805 (triều Nguyễn), gồm 2 tầng, 8 mái, tầng dưới là bốn trụ gạch, tầng trên là kiến trúc gỗ, bốn mặt đều có cửa sổ tròn với những con tiện tỏa ra bốn phía tượng trưng cho hình ảnh sao Khuê tỏa sáng. Hai bên (phải và trái) Khuê Văn là hai cổng Bí Văn và Súc Văn. Khuê Văn Các thường là nơi tổ chức bình các bài văn thơ hay của các sĩ tử. Ngày nay, Khuê Văn Các còn được lấy làm biểu tượng của thủ đô Hà Nội.
- Khu thứ ba Từ gác Khuê Văn tới Ðại Thành Môn, ở giữa khu này có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tỉnh (giếng trời trong sáng) có tường bao quanh. Hai bên hồ là hai khu vườn bia, tức nơi lưu giữ 82 bia tiến sĩ dựng từ năm 1484 - 1780, ghi tên, quê quán của các vị tiến sĩ của 82 khoa thi. Tại đây chúng ta có thể tìm thấy tên một số nhà chính trị, vǎn học, sử học nổi tiếng như Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Nhậm, Lê Quí Đôn, nhà toán học Lương Thế Vinh, ông tổ nghề in Lương Như Hộc… Ðây chính là những di vật quý nhất của khu di tích.
- Khu thứ tư Khu vực thứ 4 trong Văn Miếu là Bái đường Văn Miếu. Đó là một cái sân rộng, lát gạch bát. Hai bên là hai dãy nhà tả vu, hữu vu trước đây thờ bài vị của 72 học trò xuất sắc của Khổng Tử và Tư nghiệp Quốc Tử Giám cùng các danh nhân văn hóa Việt Nam nổi tiếng thời Trần. Cuối sân là nhà Đại bái và hậu cung. - Khu thứ năm Sau khu Đại bái chính là Trường Quốc Tử Giám cũ (nay là nhà Thái học). Tại đây, những triều đại coi "hiền tài là nguyên khí của quốc gia" đã tuyển chọn nhiều người tài giỏi, đỗ đạt cao, bổ sung vào các chức thị độc, thị giảng, hữu tư giảng, tả tư giảng, thiếu phó, thiếu bảo để chǎm lo việc giảng dạy, giải đáp, vừa giúp vua nâng cao tri thức mọi mặt. Nhiều "người thầy một đời, muôn đời" như Bùi Quốc Khải, Nguyễn Trù, Chu Vǎn An... đã từng vang tiếng giảng ở Quốc Tử Giám.
Văn Miếu- Quốc Tử Giám là một trong những quần thể di tích lịch sử có từ lâu đời mang giá trị văn hoá, giá trị lịch sử to lớn. Vì vậy, cần có những chính sách giữ gìn và phát triển để bảo tồn di tích mang nhiều giá trị của dân tộc.
Các bài viết cùng chuyên mục
- Bị lú lẫn vì dùng đồ nhôm (27/06/2013)
- Cách sử dụng và bảo quản đồ inox (29/07/2013)
- Cách phân biệt inox xịn và inox mạ (03/08/2013)
- Khay cơm inox cao cấp Tiamo (16/09/2013)
- Mua khay inox ở đâu? (21/09/2013)
- Khay inox- Lamchame, Webtretho (21/09/2013)
- Ứng dụng của inox trong đời sống (23/09/2013)
- Inox với những tính năng nổi bật (28/09/2013)
- An toàn với khay cơm inox (30/09/2013)
- Xót xa với bữa cơm trưa của trẻ em vùng cao (30/09/2013)
Từ khóa » Cổng Chính Của Văn Miếu Quốc Tử Giám
-
Giới Thiệu Khái Quát Về Văn Miếu Quốc Tử Giám | Viet Fun Travel
-
Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Wikipedia Tiếng Việt
-
Văn Miếu Quốc Tử Giám - Di Tích Văn Hóa Lịch Sử Tại Hà Nội - Vntrip
-
Giới Thiệu Về Văn Miếu Quốc Tử Giám - Trường đại Học đầu Tiên Của ...
-
Quần Thể Kiến Trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám | Du Lịch Ba Đình
-
VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM
-
Tất Tần Tật Về Văn Miếu Quốc Tử Giám 2021 | Cohousing
-
Văn Miếu Quốc Tử Giám Là Gì ? Vài Nét Sơ Lượt Về Di Tích Lịch Sử Văn ...
-
Di Tích Quốc Gia đặc Biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám
-
Văn Miếu – Quốc Tử Giám - Văn Hóa Du Lịch
-
Cổ Kính Văn Miếu Quốc Tử Giám - Trường đại Học đầu Tiên Của ...
-
Thuyết Minh Văn Miếu Quốc Tử Giám
-
Chiêm Ngưỡng Di Sản Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hồn Thiêng Dân Tộc