Có Nên Bấm Huyệt Trị Nghẹt Mũi Cho Bé? Cách Thực Hiện Thế Nào

Lượt xem: 2.426

Bấm huyệt trị nghẹt mũi là một trong những giải pháp hiệu quả giúp xoa dịu tình trạng khó thở ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là mẹo chữa nghẹt mũi được nhiều người áp dụng vì chưa muốn sử dụng thuốc.

Nghẹt mũi là biểu hiện của một số bệnh lý như ho, cảm lạnh, cúm, viêm xoang hay viêm phổi. Nguyên nhân của triệu chứng này có thể do dị ứng, tổn thương mũi, mũi khô, viêm xoang… Một số loại thuốc nhỏ mũi hay kháng viêm là rất hữu dụng trong việc điều trị nghẹt mũi. Thế nhưng, chúng thường đi kèm với nhiều tác dụng phụ không nên dùng quá thường xuyên.

Bấm huyệt chữa nghẹt mũi là một phương pháp thay thế thuốc Tây được nhiều người ưa chuộng. Theo các chuyên gia, bấm huyệt giúp lưu thông khí dương, miễn dịch và giúp cơ thể nhanh chóng hết bệnh. Đây được coi là giải pháp trị nghẹt mũi an toàn, có thể áp dụng với mọi lứa tuổi.

Nội dung bài viết

  • 1/ Có nên bấm huyệt trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh?
  • 2/ Cách bấm huyệt chữa trị nghẹt mũi
    • Bấm huyệt ấn đường: giữa 2 đầu chân mày
    • Bấm huyệt nghinh hương: hai bên cánh mũi
    • Bấm huyệt thượng tinh: phần trũng giữa trán
    • Bấm huyệt quyền liêu: dưới xương gò má
    • Bấm huyệt ế phong: phía sau tai
    • Bấm huyệt toàn trúc: dưới hai đầu lông mày
    • Bấm huyệt hợp cốc: giữa ngón tay cái và ngón trỏ
  • 3/ Giải pháp thay thế bấm huyệt chữa nghẹt mũi cho bé

1/ Có nên bấm huyệt trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh?

Bấm huyệt trị nghẹt mũi được cho là an toàn đối với trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh. Các bác sĩ cho biết trẻ sơ sinh có thể thích nghi với hình thức điều trị này vì cơ thể con có mức độ độc tố ít hơn so với người lớn, đồng thời có nguồn năng lượng dồi dào.

Như vậy, chúng ta có thể bấm huyệt để trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng cách đặt hai ngón trỏ ở hai bên cạnh lỗ mũi bé rồi bắt đầu xoa nhẹ nhàng 10-20s. Puynh có thể làm lặp lại 6 lần mỗi ngày và mỗi lần cách nhau khoảng 2-3 giờ.

bấm huyệt trị nghẹt mũi

Lưu ý trong trường hợp tình trạng nghẹt mũi của con không có dấu hiệu giảm đi, các cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được điều trị hợp lý.

2/ Cách bấm huyệt chữa trị nghẹt mũi

Bấm huyệt trị nghẹt mũi là hình thức chữa bệnh có liên quan đến các huyệt đạo trong cơ thể. Giải pháp đem lại hiệu quả kỳ diệu này sẽ tập trung vào nhiều vị trí trên khuôn mặt để dần giảm thiểu cảm giác khó chịu do nghẹt mũi gây ra. Tham khảo những cách bấm huyệt chữ trị nghẹt mũi dưới đây để làm giảm tình trạng khó thở ở mũi.

Bấm huyệt ấn đường: giữa 2 đầu chân mày

Ấn đường là vị trí nằm giữa 2 đầu chân mày, có thể định thần chí và trừ phong nhiệt. Bấm huyệt ở vị trí ấn đường không chỉ giúp làm giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi, mà còn ngăn ngừa triệu chứng chóng mặt, đau đầu.

Thực hiện trong khoảng 3 phút (3 giờ lặp lại 1 lần):

+ Xoa một ít dầu then huyệt

+ Dùng ngón tay cái/ trỏ xoa bóp nhẹt

+ Tăng lực dần lên

Bấm huyệt nghinh hương: hai bên cánh mũi

Nghinh hương là vị trí hai bên cánh mũi. Bấm huyệt trị nghẹt mũi tại vị trí nghinh hương mang đến lợi ích thông mũi, tán phong, thanh hỏa, giảm triệu chứng chảy nước mũi/ viêm mũi dị ứng.

Thực hiện ấn huyệt từng bên cánh mũi trong 1-3 phút và làm đều đặn 5-10 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh.

bấm huyệt trị nghẹt mũi huyệt nghinh hương

Bấm huyệt thượng tinh: phần trũng giữa trán

Huyệt thượng tinh là vị trí ở phần trũng giữa trán. Cách bấm huyệt chữa nghẹt mũi ở huyệt này sẽ hỗ trợ tốt cho các bệnh liên quan đến mũi như chảy nước mũi, nghẹt mũi, viêm xoang mũi… Thậm chí, còn rất tốt cho vấn đề về mắt: cận thị hay đau mắt…

huyệt thượng tinh

Để xác định chính xác vị trí thượng tinh, hãy lấy ngón tay di chuyển dọc theo sống mũi và đi thẳng lên trán. Nếu thấy chỗ nào trũng, để cách khoảng 1,5cm hướng lên, vị trí này chính là huyệt thượng tinh.

Thực hiện: Dùng ngón tay trỏ và ngón giữa vuốt mạnh từ trên xuống dưới. Làm từ 3-5 lần cho tới khi trán nóng dần lên.

Bấm huyệt quyền liêu: dưới xương gò má

Huyệt quyền liêu là vị trí dưới xương gò má, nằm tại giao điểm giữa đường chân cánh mũi kéo dài và bờ ngoài của mắt. Bấm huyệt này không chỉ giúp điều trị sổ mũi, nghẹt mũi mà còn hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang cấp/ mãn tính.

Thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng vị trí này trong 5 phút. Sau đó, dùng ngón tay cái ấn và giữ huyệt trong 1 phút. Nên làm 3-5 lần mỗi ngày.

Tham khảo thêm: Các cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian

Bấm huyệt ế phong: phía sau tai

Huyệt này nằm ở vị trí phía sau tai, chỗ lõm giữa gai xương chũm và góc hàm dưới. Tương tự như cách bấm huyệt trị nghẹt mũi ở vị trí khác, bấm huyệt ế phong giúp làm giảm triệu chứng chảy nước mũi hay ngạt mũi do cảm lạnh.

Thực hiện: Dùng ngón tay bấm từ nhẹ đến mạnh sao cho có cảm giác hơi đau. Mỗi ngày nên làm 2-3 hiệp, mỗi lần bấm 3-5 lần trong 5-10 phút.

bấm huyệt ế phong

Bấm huyệt toàn trúc: dưới hai đầu lông mày

Huyệt này nằm ở vị trí dưới hai đầu lông mày, chỗ góc mắt trong thẳng lên. Huyệt toàn trúc có tác dụng làm sáng mắt, trị đau nửa đầu, chảy nước mũi, nghẹt mũi hiệu quả.

Thực hiện: Dùng ngón tay ấn huyệt trong 3 phút. Làm lặp lại từ 2-3 lần mỗi ngày.

Bấm huyệt hợp cốc: giữa ngón tay cái và ngón trỏ

Huyệt hợp cốc nằm chính xác tại trung điểm của đường nối ngón tay cái và ngón tay trỏ. Bấm huyệt trị nghẹt mũi tại vị trí này là một cách làm hiệu quả vì tác động lên huyệt hợp cốc có thể chữa nghẹt mũi, đau đầu, sổ mũi, sốt cao do cảm lạnh hay cảm cúm gây ra.

Thực hiện: Dùng lực hơi mạnh ấn vào vị trí huyệt trong 2s rồi thả ra. Làm liên tục từ 3-5 lần.

Như vậy, có rất nhiều vị trí để bấm huyệt trị nghẹt mũi. Điều cần lưu ý khi thực hiện phương pháp này là cần xác định đúng vị trí của huyệt đạo để việc bấm huyệt trở nên hiệu quả. Trong quá trình bấm huyệt, nên xoa bóp nhịp nhàng và không dùng lực mạnh đối với vùng da bị tổn thương.

3/ Giải pháp thay thế bấm huyệt chữa nghẹt mũi cho bé

Mặc dù bấm huyệt trị nghẹt mũi có thể được áp dụng an toàn cho trẻ, thế nhưng không thể ngoại trừ mối nguy hiểm xảy ra vì phụ huynh đôi khi không thể xác định tốt vị trí huyệt đạo nên bấm. Cha mẹ có thể tham khảo các giải pháp thay thế bấm huyệt chữa nghẹt mũi hiệu quả dưới đây để bệnh của con nhanh chóng tiến triển tốt.

– Cho bé tắm nước ấm

Khi trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên, các mẹ nên tắm cho con bằng nước ấm vì hơi nước sẽ phả ra tạo cảm giác thoải mái và làm thông thoáng đường thở. Ngoài ra, hơi nước nóng cũng giúp làm lỏng đờm và dịch tiết hô hấp dễ dàng thoát ra ngoài.

cho bé tắm nước ấm

Các mẹ cũng có thể thêm tinh dầu bạc hà vào nước ấm để trị nghẹt mũi cho con tốt hơn. Tinh dầu này có thể làm thoáng đường thở, giảm kích thích ở niêm mạc hô hấp hay cải thiện tình trạng nghẹt mũi hiệu quả.

– Massage vùng ngực cho trẻ

Xoa bóp ở vùng ngực trong khoảng 1 phút bằng dầu khuynh diệp có thể giúp giảm chứng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ. Việc làm này cũng giúp giảm ứ đọng đờm ở họng và cải thiện tình trạng ngại mũi.

Chú ý dùng lực nhẹ để tránh gây tổn thường và trầy xước cho con.

– Cho con ăn súp gà

Súp gà là món ăn hỗ trợ điều trị tốt chứng nghẹt mũi ở trẻ. Các mẹ có thể chế biến món này bón cho con ăn nếu bé đã đến độ tuổi ăn dặm. Lưu ý nên cho con ăn lúc súp gà còn ấm là tốt nhất.

cho bé ăn súp gà

– Khuyến khích trẻ uống nhiều nước

Nước có thể làm giảm nghẹt mũi và làm loãng chất nhầy ở mũi. Do đó, phụ huynh nên bổ sung nhiều nước cho con bằng cách cho bé uống từng ngụm nhỏ trong suốt cả ngày.

– Dùng máy giữ ẩm không khí

Máy giữ ẩm không khí có công dụng làm lỗ mũi bớt đau rát và dễ chịu hơn. Đây cũng là một giải pháp thay thế bấm huyệt trị nghẹt mũi hiệu quả cho con nhỏ. Hãy để máy giữ ẩm ở vị trí sao cho sương có thể bay đến chỗ con giúp mũi bé thở dễ dàng hơn.

– Dùng bóng hút mũi lấy chất nhầy

Bóng hút mũi có thể lấy sạch chất nhầy và dịch tiết trong mũi. Do vậy, các phụ huynh có thể dùng dụng cụ này để làm giảm triệu chứng nghẹt mũi của con. Chú ý vệ sinh sạch sẽ bóng hút mũi sau mỗi lần sử dụng.

– Dùng nước muối sinh lý và nước muối ưu trương nhỏ mũi cho trẻ

Các mẹ có thể rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý để giảm ngạt mũi và tình trạng thở khò khè ở bé. Cho bé nằm nghiêng 1 bên và bắt đầu nhỏ 1-2 giọt nước muối vào mỗi bên mũi. Đợi khoảng vài phút và dùng tăm bông để lấy dịch tiết. Chú ý nếu bạn nhỏ mũi cho bé bằng muối sinh lý 2,3 ngày không đỡ hoặc dịch mũi bé đặc, hãy rửa mũi với muối ưu trương Nebial 3%. Hàm lượng muối cao không chỉ giúp dịch nhầy được làm loãng tốt mà còn cho tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, giảm các triệu chứng khó chịu ở mũi tốt gấp 2-3 lần muối sinh lý thông thường.

bấm huyệt trị nghẹt mũi

Một trong những sản phẩm tốt nhất hỗ trợ rửa mũi và xịt thông mũi họng ở trẻ em không thể không nhắc đến Nebial 3% KIT. Dung dịch nước muối ưu trương Nebial 3% với kích thước nhỏ chỉ 16 micromet (tương đương máy khí dung) sẽ được đưa nhẹ nhàng và an toàn vào trong mũi bé giúp loại bỏ chất nhầy, dịch tiết gây viêm, làm giảm khô mũi và các triệu chứng nghẹt mũi hay sổ mũi, an toàn cho bé, tránh tối đa dịch chảy lên tai gây viêm tai giữa. Đặc biệt, bộ KIT này còn có thể xịt xông mũi cùng với nước muối sinh lý hay các dung dịch thuốc, làm sạch mũi hàng ngày và giữ ẩm mũi cho trẻ.

Nhìn chung, bấm huyệt trị nghẹt mũi là một phương pháp điều trị hiệu quả có thể áp dụng với cả người lớn và trẻ nhỏ. Phụ huynh muốn bấm huyệt cho con cần xác định đúng huyệt đạo cần bấm để đạt được tối đa lợi ích trong việc điều trị nghẹt mũi. Trong trường hợp không thể bấm huyệt, cha mẹ có thể thực hiện các giải pháp thay thế tại nhà để giúp con nhanh chóng khỏi bệnh. Nếu thấy tình trạng bệnh không tiến triển tốt khi đã làm nhiều cách trị nghẹt mũi, phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm: Cách massage hết nghẹt mũi cho bé đơn giản dễ thực hiện ngay

Banner Nebial Dược sĩ Trần Thị Quỳnh ChiDược Sĩ Trần Thị Quỳnh Chi

Dược sĩ Trần Thị Quỳnh Chi – giám đốc phụ trách chuyên môn của hãng Buona Italy với rất nhiều nhãn hàng dành cho nhi khoa hàng đầu Italy.

buonavn.com/duoc-si-tran-thi-quynh-chi/

Từ khóa » Xoa Bóp Trị Nghẹt Mũi