Có Nên Châm Cứu đau Thần Kinh Tọa Hay Không?
Có thể bạn quan tâm
1. Đau dây thần kinh tọa là gì? Triệu chứng bệnh như thế nào?
Dây thần kinh tọa được cho là dây thần kinh lớn nhất của cơ thể, bắt nguồn từ sau lưng dưới đến mặt sau của 2 chân. Chức năng của dây thần kinh tọa chính là điều khiển khả năng vận động và cảm giác của 2 chân.
Đau thần kinh tọa thường gặp ở người cao tuổi
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đau dây thần kinh tọa có thể kể đến như các tổn thương của đĩa đệm, thoái hóa, viêm khớp, thậm chí là cả nhiễm trùng xương,… Những tình trạng này khiến cho dây thần kinh tọa bị kích thích, chèn ép và từ đó dẫn đến những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội từ thắt lưng dọc xuống 2 chân làm giảm khả năng vận động của người bệnh.
Những trường hợp có nguy cơ cao bị đau thần kinh tọa là người bị thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, hẹp cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống, phụ nữ mang thai, người thừa cân béo phì, người lười vận động hay những người thường xuyên mang giày cao gót, người lao động nặng, ngồi sai tư thế khi làm việc,…
Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ bị đau thần kinh tọa
Một số biểu hiện của bệnh như sau:
Những cơn đau là triệu chứng bệnh thường gặp nhất. Cơn đau thường không chỉ ở một vị trí mà có thể lan từ thắt lưng lan xuống mông đến mặt sau đùi cẳng chân 2 bên, dọc theo dây thần kinh tọa. Mức độ đau của mỗi người khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
Có người đau âm ỉ, có người đau dữ dội. Nhiều bệnh nhân chỉ ho, hắt hơi hoặc ngồi lâu cũng khiến những cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Một số trường hợp khác có thể bị tê, ngứa ran hoặc cảm giác cơ chân bị yếu.
Những cơn đau có thể lan từ hông xuống chân
Phần lớn các trường hợp bị đau thần kinh tọa có thể thuyên giảm triệu chứng sau khoảng vài tuần nhưng trong trường hợp bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.
2. Phương pháp châm cứu đau thần kinh tọa
Một trong những phương pháp được áp dụng khi điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa là châm cứu. Với phương pháp này, những kim châm chuyên dụng sẽ được châm vào các vị trí huyệt nằm trên đường đi của dây thần kinh tọa nhằm mục đích giúp người bệnh lưu thông khí huyết, dễ chịu hơn và hạn chế được những cơn đau. Thông thường một đợt điều trị có thể kéo dài khoảng 2 tuần. Thời gian châm cứu trong mỗi liệu trình là khoảng 30 phút.
Châm cứu đau thần kinh tọa có những tác dụng cụ thể như sau:
+ Giúp lưu thông khí huyết khiến người bệnh giảm đau và dễ chịu hơn.
+ Tránh được những tác dụng phụ do không phải dùng thuốc giảm đau.
+ Châm cứu có thể là một phương pháp dùng để bổ trợ, kết hợp với những phương pháp vật lý trị liệu khác.
Khi châm cứu thì việc quan trọng nhất là xác định được vị trí của huyệt. Các huyệt châm cứu đau thần kinh tọa thường tập trung ở những vị trí mà dây thần kinh tọa chạy qua (từ vùng thắt lưng đến các ngón chân), bao gồm: Huyệt thận du, huyệt đại trường du, huyệt thừa phủ, huyệt ủy trung, huyệt thừa sơn,…
Châm cứu là một phương pháp điều trị đau thần kinh tọa
Khi điều trị bằng phương pháp châm cứu, bệnh nhân có thể kết hợp với một số phương pháp khác như giác hơi, bấm huyệt, xoa bóp,… Vận động và tập luyện theo các bài tập và hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên chú ý đến vấn đề dinh dưỡng. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các thực phẩm có chứa nhiều canxi và các vitamin nhóm B,...
Phương pháp châm cứu đau thần kinh tọa cần phải được thực hiện bởi những bác sĩ có chuyên môn cao để hạn chế những nguy cơ rủi ro.
3. Lời khuyên dành cho bạn
Trong trường hợp cơ thể có những vấn đề về sức khỏe, đặt biệt là có triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh tọa thì việc đầu tiên bạn cần làm chính là đến gặp bác sĩ.
Khi đến các bệnh viện, các cơ sở y tế uy tín, các bác sĩ sẽ khám lâm sàng cho bạn, đánh giá về khả năng vận động, mức độ đau của người bệnh và có thể yêu cầu bệnh nhân làm thêm những xét nghiệm cần thiết như chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ,… để chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất. Những phương pháp chẩn đoán hình ảnh này rất hiệu quả để chẩn đoán về tình trạng thoái hóa cột sốt thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, gai đốt sống lưng,…
Sau khi đã xác định bệnh, nguyên nhân gây bệnh mới có thể đưa ra một phác đồ điều trị hiệu quả. Những trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể chỉ cần nghỉ ngơi và tập luyện nhẹ nhàng, những cơn đau sẽ hết. Nhưng cũng có những trường hợp nặng, người bệnh cần phải kết hợp nhiều biện pháp điều trị mới có kết quả, thậm chí những bệnh nhân nặng cần phải phẫu thuật.
Nếu muốn giảm đau nhanh chóng, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm nóng. Trong trường hợp nhưng cơn đau quá nghiêm trọng, các bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau cho người bệnh để đạt hiệu quả giảm đau nhanh nhất.
Để phòng bệnh hiệu quả, các chuyên gia khuyên bạn nên giữ trọng lượng vừa phải, áp dụng một lối sống khoa học, vận động chăm chỉ và có một chế độ ăn hợp lý. Không nên lao động quá nặng hoặc ngồi, đứng làm việc quá lâu.
Nếu bạn phân vân về một địa chỉ y tế uy tín, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một gợi ý hoàn hảo dành cho bạn. Đây là một địa chỉ đã quá quen thuộc với người dân thủ đô và các tỉnh thành lân cận. Bệnh viện tự hào là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ đầu ngành không chỉ có chuyên môn giỏi mà còn có lòng yêu nghề và sự tận tâm với người bệnh.
Một ưu thế nổi bật của bệnh viện chính là trang thiết bị y tế hiện đại, hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán chính xác và nhanh chóng các loại bệnh lý. Để được đặt lịch khám sớm và tìm hiểu thêm về các phương pháp trị đau thần kinh tọa, bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56, chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ chi tiết cho bạn.
Từ khóa » Phác đồ Châm Cứu đau Thần Kinh Tọa
-
6 Huyệt Châm Cứu Chữa Đau Thần Kinh Tọa Cần Biết
-
Châm Cứu Chữa đau Thần Kinh Tọa An Toàn, Hiệu Quả Và Nhiều Tác Dụng
-
Châm Cứu đau Thần Kinh Tọa Và Những điều Cần Biết - YouMed
-
Châm Cứu Chữa đau Thần Kinh Tọa Có Hiệu Quả Không? Chuyên Gia ...
-
Đau Thần Kinh Tọa - Bệnh Viện Y Dược Cổ Truyền Quảng Ninh
-
Có Nên Châm Cứu đau Thần Kinh Tọa Hay Không? | BvNTP
-
ĐAU THẦN KINH TỌA HOẶC HỘI CHỨNG ĐAU THẮT LƯNG ...
-
Chữa đau Thần Kinh Tọa Bằng Châm Cứu Và điều Cần Lưu ý - Wiki Bác Sĩ
-
Châm Cứu đau Thần Kinh Tọa Có Hiệu Quả Không?
-
Phác đồ điều Trị Đau Thần Kinh Tọa (yêu Cước Thống) Bộ Y Tế
-
Chữa Đau Thần Kinh Tọa Bằng Châm Cứu Có Khỏi Không?
-
Phác đồ điều Trị đau Thần Kinh Tọa Mới Nhất Từ Bộ Y Tế - Thuốc Dân Tộc
-
Phương Pháp điều Trị đau Thần Kinh Tọa Bằng Châm Cứu