Có Nên Cho Bé Bỏ Bú đêm? Làm Sao Tập Cho Bé Bỏ Bú đêm?

Làm sao tập cho bé bỏ bú đêm là một trong những vấn đề mà mẹ bỉm sữa nào cũng gặp phải trong quá trình nuôi dạy con. Mỗi phụ huynh sẽ có những cách tập bỏ bú đêm cho bé riêng, phù hợp với bé nhất. Tuy nhiên nếu mẹ nào còn đang gặp rắc rối trong vấn đề này thì bài viết dưới đây sẽ là những thông tin mẹ không nên bỏ qua.

Nội dung chính

  • 1 Có nên cho bé bỏ bú đêm?
    • 1.1 Ở giai đoạn sơ sinh
    • 1.2 Giai đoạn sau sơ sinh
    • 1.3 Giai đoạn ăn dặm
  • 2 Làm sao tập cho bé bỏ bú đêm?
    • 2.1 1. Giảm thời gian cũng như số lần bú đêm
    • 2.2 2. Kéo dài cữ sữa cuối cùng
    • 2.3 3. Cho bé ăn nhiều lần trong ngày
    • 2.4 4. Tạo một thói quen mới cho bé trước khi đi ngủ
    • 2.5 5. Nhờ tới sự giúp đỡ của người thân
  • 3 Những điều cần lưu ý khác cai sữa ban đêm cho bé

Có nên cho bé bỏ bú đêm?

Giai đoạn trước ăn dặm, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất của trẻ nhỏ.  Vì vậy việc cung cấp cho bé đầy đủ dưỡng chất và năng lượng là điều quan trọng để bé có thể phát triển một cách tốt nhất. 

Theo quá trình phát triển, đến một giai đoạn nhất định, bé cần bỏ bú đêm. Bởi lúc này, nguồn dinh dưỡng của bé đã có sự thay đổi và không còn tập trung hoàn toàn vào sữa mẹ. Đồng thời việc bú đêm cũng không còn mang đến những tác động tích cực cho sự phát triển của bé. Để giúp bố mẹ hiểu rõ được vai trò của bú đêm cũng như có nên bỏ bú đêm cho bé hay không, hãy cùng tìm hiểu chi tiết vai trò sữa đêm trong từng giai đoạn tháng tuổi.

lam-sao-tap-cho-be-bo-bu-dem
Có nên cho bé cai sữa đêm?

Ở giai đoạn sơ sinh

Giai đoạn này là tháng tuổi đầu tiên của bé từ khi được sinh ra. Thời điểm này, các chuyên gia khuyến cáo bố mẹ không nên cho bé bú đêm. Vì những ngày đầu, bé có nhu cầu ngủ nhiều hơn, việc bú đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của con. Giai đoạn này bé cần đảm bảo được ngủ đủ giấc khoảng 10 tiếng mỗi đêm.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng chỉ ra việc làm gián đoạn giấc ngủ giai đoạn này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển về sau. Bố mẹ cũng không cần lo bé sẽ bị đói vì thực tế bé sẽ ăn và ngủ theo nhu cầu. Do đó nếu bé không quấy đêm thì bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm. 

Giai đoạn sau sơ sinh

Qua giai đoạn sơ sinh, nhu cầu bú sữa của bé cũng sẽ tăng lên. Hàm lượng đường tích tụ trong gan cũng sẽ giảm đi so với giai đoạn sơ sinh. Do đó nếu bố mẹ để bé ngủ một giấc quá dài có thể sẽ làm tăng nguy cơ hạ đường huyết ở trẻ. Bên cạnh đó, nếu bé không bú đủ sữa cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh vàng da. Vì vậy, giai đoạn sau sơ sinh, mẹ nên cho con bú khoảng 2 – 3 lần trong một đêm. 

lam-sao-tap-cho-be-bo-bu-dem
Nhu cầu bú của bé trong giai đoạn sau sơ sinh

Giai đoạn ăn dặm

Giai đoạn 4- 6 tháng tuổi, bé bắt đầu ăn dặm. Đây cũng là thời điểm mẹ nên điều chỉnh cữ sữa đêm của bé và có thể bắt đầu cho bé bỏ bú đêm. Bởi thực tế, giai đoạn này nguồn dinh dưỡng của bé đã thay đổi. Chế độ ăn hàng ngày giúp bé có thể ngủ 5- 6 tiếng vào ban đêm mà không bị đói.

Tuy nhiên việc cai sữa đêm cho bé cần diễn ra từ từ. Nếu bé vẫn thèm bú mẹ thì mẹ có thể giảm từ từ cữ bú đêm, không cần phải quá kỷ luật. 

Làm sao tập cho bé bỏ bú đêm?

Bỏ bú đêm cho bé là cả một quá trình, mẹ không cần quá vội vàng. Để giúp mẹ có thể đơn giản hóa quá trình này, duỗi đây là những kinh nghiệm được đúc kết lại để mẹ có thể giải quyết vấn đề làm sao tập cho bé bỏ bú đêm.

1. Giảm thời gian cũng như số lần bú đêm

Làm sao tập cho bé bỏ bú đêm hiệu quả?

Đây là nguyên tắc đầu tiên mẹ cần tuân thủ khi bước vào quá trình bỏ bú đêm cho bé. Trước khi thực hiện giải pháp này, mẹ cần thống kê lại thời gian cũng như tổng số lần bú mỗi ngày của bé. Điều này cần được theo dõi và thống kê trong cả một ngày chứ không không riêng gì buổi đêm.

Sau khi đã có số liệu, mẹ hãy bắt đầu giảm thời gian mỗi lần bú sữa của bé xuống một cách từ từ. Trong tuần đầu tiên, mẹ hãy giảm thời gian bú của bé xuống 2/3 thời gian bú so với trước đây.  Đồng thời mẹ cũng giảm từ từ số lần uống sữa của bé xuống. Phương pháp này áp dụng cho vả việc bú sữa ban ngày và ban đêm.

Tuy nhiên mẹ cần đặc biệt lưu ý, khi giảm nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ cần bổ sung dưỡng chất cho bé bằng thức ăn từ việc ăn dặm. Khi bước vào giai đoạn ăn dặm, bé sẽ làm quen với nhiều loại thức ăn khác nhau. Đây cũng là nguồn cung cấp và bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Vì vậy việc giảm lượng bú mẹ cũng là điều cần thiết vì sữa mẹ không phải là nguồn dưỡng chất đầy đủ nhất cho bé trong giai đoạn này.

Sau đó, từ tuần thứ 3, 4 trở đi mẹ có thể căn cứ vào khẩu phần ăn mỗi ngày cũng như thói quen của bé để điều chỉnh thời gian và lượng sữa phù hợp. Đến khi được 2 tháng thì mẹ có thể ngừng hẳn và không cho bé bú đêm nữa.

2. Kéo dài cữ sữa cuối cùng

Bên cạnh việc điều chỉnh thời gian, số lần bú sữa của bé, mẹ cũng có thể kéo dài cữ sữa cuối cùng để bé có thể bỏ bú đêm. Thay vì cữ sữa như thường ngày, mẹ có thể kéo dài cữ sữa cuối cùng đến khoảng 10 giờ đêm. Điều này sẽ giúp bé no bụng trước khi ngủ và sẽ ít khi bị đói gây ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ.

Nếu giấc ngủ của bé kéo dài đến 3- 4 giờ sáng thì mẹ cũng đừng nên cho bé bú vội. Thay vào đó hãy nhẫn nại và dỗ dành để bé ngủ tiếp. mẹ có thể cho bé uống nước, ngậm ti giả,  xoa người bé hay hát ru. Nếu bé vẫn quấy khóc và không chịu ngủ thì mẹ có thể cho bé bú thêm. Tuy nhiên lượng sữa nên ít hơn bình thường.

>>>Gợi ý top 5 loái sữa giúp bé phát triển toàn diện 

  • Sữa Pediasure Úc 850g vị vani cho bé 1-10 tuổi Sữa Pediasure Úc 850g vị vani cho bé 1-10 tuổi 835.000₫ Xếp hạng: 98.000000% of 100 (112) 130 Mua ngay
  • Men vi sinh và sữa non Hikid 7 lợi khuẩn cho bé 1Y+ (80 gói) Mới Men vi sinh và sữa non Hikid 7 lợi khuẩn cho bé 1Y+ (80 gói) 360.000₫ Xếp hạng: 100.000000% of 100 (1) 23 Mua ngay
  • Sữa Nan InfiniPro A2 số 1 800g cho bé 0-12 tháng tuổi Mới Sữa Nan InfiniPro A2 số 1 800g cho bé 0-12 tháng tuổi 725.000₫ Xếp hạng: 100.000000% of 100 (22) 96 Mua ngay
  • Sữa béo Semper Nga Nutradefense Số 1 400gr (cho bé từ 0-6M) Mới Sữa béo Semper Nga Nutradefense Số 1 400gr (cho bé từ 0-6M) 355.000₫ Xếp hạng: 0.000000% of 100 (0) 9 Mua ngay
  • Sữa Similac Total Protection S3/1+ 900g/850g (dành cho bé 1-2 tuổi) Mới Sữa Similac Total Protection S3/1+ 900g/850g (dành cho bé 1-2 tuổi) 595.000₫ Xếp hạng: 99.000000% of 100 (99) 23 Mua ngay

3. Cho bé ăn nhiều lần trong ngày

lam-sao-tap-cho-b-bo-bu-vao-ban-dem
Mẹ cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bé vào ban ngày

Cho bé ăn nhiều lần trong ngày giúp đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cũng như việc bé sẽ không bị đói. Bởi nếu bị đói, bé sẽ có nhu cầu ăn đêm để duy trì cảm giác no khi ngủ. Vì vậy khi mẹ cắt giảm lượng sữa cần tăng cường chế biến các món ăn giàu dinh dưỡng, hợp khẩu bị để đảm bảo bé ăn đủ no vào ban ngày.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung thêm các bữa phụ cho bé ngoài bữa ăn chính. Mẹ có thể tham khảo thêm các món ăn dặm với trái cây, sữa chua hay bánh ăn dặm. Khi bé nạp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, bé sẽ tự giảm số lần bú sữa cũng như lượng sữa. Hoặc trước khi bé ngủ, mẹ có thể cho bé ăn một bữa phụ để đảm bảo bé không bị đói và tỉnh giấc lúc nửa đêm.  

4. Tạo một thói quen mới cho bé trước khi đi ngủ

Chắc chắn rồi, việc từ bỏ thói quen bú mẹ trước khi ngủ là điều vô cùng khó khăn đối với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên mẹ vẫn hoàn toàn có thể giúp bé hoàn thành được mục tiêu này bằng cách tạo cho bé một thói quen mới trước khi đi ngủ. Thay vì cho bé bú, mẹ có thể thử đọc truyện, hát ru hay cùng bé chơi một cho chơi nhẹ nhàng. Mẹ hãy cố gắng thể hiện tình cảm với bé nhiều hơn trong quá trình cai sữa. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái và an tâm hơn khi ngủ.

Bỏ bú đêm cho bé không phải là việc dễ dàng. Vì vậy nếu bé vẫn quấy khóc mẹ cũng đừng vội nản lòng. Hãy kiên trì làm theo kế hoạch đã vạch ra để có thể giúp bé hình thành thói quen mới. Đây chính là cách cai sữa đêm hiệu quả và khoa học.

5. Nhờ tới sự giúp đỡ của người thân

Mẹ nên gửi bé cho bố hoặc ông bà trong những ngày đầu cai sữa đêm

Cai sữa đêm ở trả là cả một quá trình dài và khó khăn, do đó không tránh được những lúc mẹ thấy mệt mỏi, chán nản. Tâm lý của mẹ có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn khi chẳng có ai giúp đỡ. Lúc này, mẹ nên mở lời và nhờ sự giúp đỡ từ chồng hoặc ông bà, cô dì của bé. Điều này sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái, đỡ áp lực và mệt mỏi hơn.  

Bên cạnh đó, khi bắt đầu quá trình cai sữa đêm, những ngày đầu mẹ không nên ngủ cùng với bé. Vì vậy việc nhờ sự giúp đỡ của người thân là vô cùng cần thiết. Mẹ có thể cho bé ngủ cùng bố hoặc ông bà trong khoảng 1 tuần để có thể quen với việc không ti đêm. Có thể bé sẽ khó chịu và quấy khóc, tuy nhiên mẹ cần quyết tâm mới có thể giúp bé bỏ được thói quen này.

Không những vậy, việc nhờ sự giúp đỡ của người thân trong giai đoạn này cũng rất tốt cho việc phát triển tình cảm của bé. Bé sẽ được tiếp xúc nhiều hơn với những người khác trong gia đình và không còn phục thuộc vào mẹ. Chơi đùa cùng bố hay ông bà sẽ giúp bé quên đi việc bú mẹ và có thể tự ngủ khi đã mệt. Cách cai sữa đêm này không những hiệu quả mà còn giúp bé gần gũi hơn với những người thân khác nên được rất nhiều gia đình Việt Nam áp dụng.

Những điều cần lưu ý khác cai sữa ban đêm cho bé

Lưu ý khi cai sữa đêm cho bé

Đến một giai đoạn nhất định bé bắt buộc phải cai sữa đêm để đảm bảo cho sự phát triển. Tuy nhiên, khi cai sữa đêm cho bé bố mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Tùy vào thể trạng của bé để cai sữa. Không nên cai sữa khi bé đang ốm hoặc sức khỏe không tốt.
  • Trong quá trình cai sữa đêm, bé bị sụt cân  thì bố mẹ cần trì hoãn kế hoạch lại để theo dõi và điều chỉnh lại khẩu phần ăn phù hợp hơn với bé.
  • Khi bé mọc răng mẹ cũng nên cân nhắc đến việc có cai sữa đêm hay không. Bởi điều này có thể khiến bé khó thích nghi gây tình trạng biếng ăn, chậm lớn, thấp còi,… hơn nữa, bú đêm cũng giúp bé dễ ngủ hơn khi mọc răng.
  • Khi cai sữa đêm cho bé mẹ cũng nên tránh những lúc thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng hay chuyển mùa.

Trên đây là toàn bộ những thông tin giúp mẹ giải đáp thắc mắc làm sao tập cho bé bỏ bú đêm. Có thể thấy cách cai sữa đêm cũng không quá khó, quan trọng là mẹ cần kiên trì áp dụng và không được mềm lòng với bé. Hy vọng những chia sẻ này sẽ là hữu ích với các mẹ và giúp các mẹ có thể nuôi dạy bé tốt hơn. 

Bài viết liên quan

>>> Mách mẹ phương pháp cai sữa cho bé hiệu quả nhất 

>>> Bí quyết để cai sữa đêm cho bé

Từ khóa » Khi Nào Trẻ Bỏ Bú đêm