Có Nên đeo Tăm Vào Lỗ Tai?
Có thể bạn quan tâm
Có nên đeo tăm vào lỗ tai là câu hỏi mà nhiều người luôn đặt ra khi có nhu cầu bấm lỗ tai, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Trên thực tế, cũng có không ít người chưa từng trải qua việc bấm lỗ tai, có không ít chị em chỉ bấm khi sắp đi về nhà chồng, nhưng điều này sẽ mang lại những lo lắng, suy nghĩ rằng là liệu có đau hay không? Có nhiễm trùng hay không? Khi nào vết thương sẽ lành?... Và để hiểu rõ thêm về những vấn đề này, mọi người hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Những điều mà người muốn bấm lỗ tai nên biết
Bấm lỗ tai là một thủ thuật làm đẹp khá quen thuộc với tất cả mọi người, nó không chỉ “đặc quyền” dành riêng cho phái đẹp như trước, khi xã hội ngày càng phát triển và rộng mở thì giờ đây, các quý ông cũng không thua kém gì trong việc theo đuổi phong cách và làm đẹp theo cách này.
Tuy nhiên, nhiều người cũng không dám xem nhẹ việc xỏ lỗ tai, vì nó có thể gây đau nếu như không biết cách thực hiện. Thế nên, ta phải đến cơ sở bấm tai tốt, có sử dụng công cụ khử trùng để tránh gây viêm nhiễm, đồng thời kinh nghiệm của một người thợ lâu năm sẽ giúp họ tìm được vị trí bấm phù hợp, vì trường hợp bấm sai vị trí sẽ gây đau đớn dữ dội và có thể làm chảy mủ, máu trong thời gian dài.
Thời gian lành của vết thương sẽ tuỳ thuộc vào thể trạng của mỗi người, thường thời gian khoảng dưới 1 tuần nếu như da bạn hiền và nếu bấm ở nơi không có sụn. Những nơi đó sẽ không gây đau và lành nhanh hơn, do các vùng sụn có các dây thần kinh và mạch máu, nên vùng đó thường rất nhạy cảm và cần mất nhiều thời gian hơn để lành, nhưng nếu bạn vẫn lựa chọn ở nơi có sụn để bấm, thì nên chuẩn bị tâm lí cho việc chịu đau cũng như thời gian chăm sóc dài hơn sau khi bấm.
Để rút ngắn thời gian hồi phục và tránh được những biến chứng viêm nhiễm, ta nên chăm sóc vết thương theo một số cách sau đây:
• Rửa tay trước khi vệ sinh vết thương.
• Để vệ sinh vết thương, trước tiên dùng bông y tế với động tác nhẹ nhàng, xoa nhẹ lên những vùng xung quanh vết thương để làm sạch các dịch máu và bụi bên trong. Sau đó vệ sinh trở lại bằng cách lau xung quanh bằng bông y tế với nước ấm, nước muối pha loãng hoặc dung dịch sát trùng như oxi già.
• Có thể xoa mỡ kháng sinh để vết thương mau lành.
• Kiên trì vệ sinh trong thời gian dài, ngay cả khi vết thương đã lành cũng nên tiếp tục để cơ thể có thể thích ứng tốt hơn.
• Ngoài việc vệ sinh, nên hạn chế những tác động khác từ bên ngoài như tóc, chạm tay vào vết thương... để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Sau khi hoàn thành việc xỏ lỗ tai, có người sẽ trang trí đôi tai của mình bằng một đôi bông xinh đẹp hoặc có giá trị, đó cũng là điều bắt buộc do phải giữ lỗ bấm, nhưng lại có không ít người lại bị dị ứng với các kim loại như vàng, bạc, bạc kim hoặc cả inox, khi đeo những chiếc bông này trong thời gian dài sẽ dẫn đến phản ứng ngứa, thậm chí gây nhiễm trùng. Vậy khi đó, ta có thể lựa chọn đeo một thứ để thay thế, chẳng hạn như tăm, sợi chiếu hoặc chỉ đỏ.
Tăm thường là thứ mà khá nhiều người lựa chọn, vì tăm làm từ gỗ nên tính rất hiền. Tuy nhiên, cũng có một số thông tin trên mạng cảnh báo tình trạng tăm tẩm thuốc tẩy, hoá chất nên cũng có khá nhiều người e ngại việc đeo tăm vào lỗ tai.
Đối với những người dị ứng kim loại và muốn sử dụng tăm, ta cũng có thể cẩn trọng hơn bằng cách rửa sạch và ngâm chúng với dung dịch sát khuẩn (oxi già hoặc nước muối loãng), sau đó là có thể đeo chúng vào lỗ xỏ, và nên lựa kích cỡ phù hợp, tránh quá nhỏ để làm rớt mà không hay.
Lưu ý: Với những trường hợp bị nhiễm trùng, viêm nhiễm do bấm lỗ tai thì nên đến trung tâm y tế để được hỗ trợ tốt hơn trong việc chữa trị.
Trên đây là những thông tin về “Có nên đeo tăm vào lỗ tai”, mong rằng sẽ giúp ích được cho mọi người. Để được tư vấn thêm, hãy gọi vào HOTLINE hoặc nhấp vào KHUNG CHAT bên dưới, các chuyên gia sức khỏe của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp.
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác của chúng tôi tại website http://suckhoedoisong24h.webflow.io/.
Chúc bạn sức khỏe!
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NAM VIỆT
(Được sở y tế cấp phép hoạt động)
Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515
Tư vấn online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<
Từ khóa » Cuốn Chiếu Xỏ Lỗ Tai
-
Boheries Saigon - Cuốn Chiếu, Tăm, Cọng Tỏi Giữ Lỗ ⁉️... | Facebook
-
Có Mom Nào Bấm Lỗ Tai Cho Con Chưa Cho E Kinh Nghiệm Với ạ Bé ...
-
M Bấm Lỗ Tai Cho Bé đk 20 Ngày Rồi Mấy Hn Tự Dưng Chảy Mủ Và Xưng ...
-
Hỏi Về Việc đeo Khuyên Tai - Webtretho
-
Chiện Bấm Lỗ Tai - Đào Viên Thi Các
-
Mẹo Xỏ Khuyên Tai Tại Nhà Vô Cùng đơn Giản - TuThuoc24h
-
Hãy Nhớ Kĩ Những điều Này Nếu Không Muốn Nhiễm Trùng Khi Xỏ ...
-
Đừng “lãng Quên” đôi Tai, Dễ Khiến Con Bị điếc - AFamily
-
Các Kiểu Bấm Lỗ Tai Nam “chất” Nhất 2022 - Cockstock
-
Cách Chăm Sóc Vùng Tai Sau Khi Xỏ Khuyên - Báo Đồng Khởi Online
-
LƯU Ý KHI BẤM LỖ TAI “LÀM ĐẸP” CHO TRẺ SƠ SINH
-
Bấm Lỗ Tai Cho Bé Mấy Ngày Tháo Ra được? Mẹ Nên Lưu ý Gì? - Elipsport