Hãy Nhớ Kĩ Những điều Này Nếu Không Muốn Nhiễm Trùng Khi Xỏ ...
Có thể bạn quan tâm
Để tránh tình trạng nhiễm trùng xảy ra khi xỏ khuyên, các bạn hãy thực hiện theo những lời khuyên sau.
Hãy chọn xỏ khuyên bằng kim, thay vì bấm
"Súng bấm khuyên" sẽ bắn khuyên qua tai bằng một lực mạnh, dẫn tới việc có thể gây sự phá hủy không đáng có tới các mô tế bào. Hơn thế nữa, việc khử trùng công cụ xỏ bằng nhựa cũng khó đảm bảo an toàn. Với một cây kim được vô trùng hoàn toàn, chúng ta có thể kiểm soát quá trình một cách chính xác. Kim có cơ chế như một con dao, tạo một vết rách nhỏ trên da, hạn chế tối đa vết thương. Nhiều người cho rằng bấm sẽ đỡ đau hơn – tuy nhiên, trên thực tế, nếu việc xỏ được thực hiện đúng cách, cơn đau sẽ rất nhẹ nhàng.
Dù sao thì, điều quan trọng nhất là các bạn vẫn cần chọn được một cơ sở xỏ khuyên thật đảm bảo và uy tín nhé.
Vệ sinh lỗ xỏ bằng xà phòng và nước hoặc nước muối - thay vì rượu - 2 lần một ngày
Rượu có tác dụng làm khô lỗ xỏ. Mặc dù vậy, nếu vị trí xỏ quá khô, nó có thể bị rách và chảy máu, gây ra các vết thương hở. Trong khi đó, các loại xà phòng có kết cấu dầu không chỉ rửa sạch mà còn giúp làm mềm để chữa lành vết thương.
Chỉ tháo khuyên khi vị trí xỏ ướt
Tháo khuyên khi lỗ xỏ bị chảy nước và bạn cần phải làm sạch nó. Nếu lỗ xỏ khô, đừng cố di chuyển khuyên.
Xỏ khuyên ở vị trí sụn cần được chăm sóc kĩ hơn xỏ ở thùy tai (lobe)
Xỏ khuyên ở thùy tai thường chỉ tốn khoảng 2 đến 3 tháng để lành, trong khi xỏ sụn có thể mất khoảng 3 đến 10 tháng. Hãy luôn để ý kiểm tra khu vực xỏ và quá trình vết thương lành. Khi lỗ xỏ hết sưng, đau, chảy ra dịch lỏng và không còn tấy đỏ, nó đã được chữa khỏi.
Khi lỗ xỏ gặp vấn đề, hãy bình tĩnh
Nếu vị trí xỏ khuyên của bạn sưng đỏ, đau rát, thậm chí chảy ra dịch lỏng – đừng hoảng sợ. 90% lỗ xỏ của bạn chỉ bị kích ứng, chứ không phải nhiễm trùng. Đừng hỏi bạn bè, tìm kiếm trên mạng hay đi gặp bác sĩ, hãy đến những cơ sở xỏ khuyên uy tín để kiểm tra và có biện pháp thích hợp. Trong trường hợp tệ nhất, hãy tháo khuyên khỏi cơ thể.
Nguồn: elle
Từ khóa » Cuốn Chiếu Xỏ Lỗ Tai
-
Boheries Saigon - Cuốn Chiếu, Tăm, Cọng Tỏi Giữ Lỗ ⁉️... | Facebook
-
Có Mom Nào Bấm Lỗ Tai Cho Con Chưa Cho E Kinh Nghiệm Với ạ Bé ...
-
Có Nên đeo Tăm Vào Lỗ Tai?
-
M Bấm Lỗ Tai Cho Bé đk 20 Ngày Rồi Mấy Hn Tự Dưng Chảy Mủ Và Xưng ...
-
Hỏi Về Việc đeo Khuyên Tai - Webtretho
-
Chiện Bấm Lỗ Tai - Đào Viên Thi Các
-
Mẹo Xỏ Khuyên Tai Tại Nhà Vô Cùng đơn Giản - TuThuoc24h
-
Đừng “lãng Quên” đôi Tai, Dễ Khiến Con Bị điếc - AFamily
-
Các Kiểu Bấm Lỗ Tai Nam “chất” Nhất 2022 - Cockstock
-
Cách Chăm Sóc Vùng Tai Sau Khi Xỏ Khuyên - Báo Đồng Khởi Online
-
LƯU Ý KHI BẤM LỖ TAI “LÀM ĐẸP” CHO TRẺ SƠ SINH
-
Bấm Lỗ Tai Cho Bé Mấy Ngày Tháo Ra được? Mẹ Nên Lưu ý Gì? - Elipsport