Có Nên Dùng Lysine Cho Bé Hay Không? Lưu ý Khi Sử Dụng - YouMed

Nội dung bài viết

  • Lysine là gì?
  • Lysine có tác dụng gì cho bé?
  • Biểu hiện của trẻ thiếu lysine
  • Có nên bổ sung lysine cho bé?
  • Bổ sung lysine cho bé như thế nào?
  • Liều dùng Lysine cho trẻ em
  • Lưu ý cho cho cha mẹ về bổ sung lysine cho bé

Đảm bảo cung cấp đủ Lysine cho sự phát triển khoẻ mạnh của trẻ nhỏ là mối bận tâm của hầu hết các bậc phụ huynh. Vậy dùng Lysine cho bé như thế nào là đúng cách? Những lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng theo dõi bài viết của dược sĩ Phan Tiểu Long để tìm hiểu nhé!

Lysine là gì?

Lysine là một trong 12 loại acid amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được. Do đó, cơ thể hấp thu Lysine thông qua nguồn thức ăn từ bên ngoài. Đây là một thành phần quan trọng trong các hoạt động chức năng của cơ thể. Lysine giúp đảm bảo các hoạt động phát triển bình thường của tế bào và luân chuyển cơ bắp. Hơn nữa, nó giúp vận chuyển chất béo qua các tế bào để đốt cháy năng lượng. Đặc biệt, Lysin có một vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ.1

Lysine được bổ sung thông qua chế độ ăn

Lysine có tác dụng gì cho bé?

Lysine là loại acid amin quan trọng với trẻ nhỏ bởi nó giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng, tăng cường chuyển hóa chất dinh dưỡng và phát triển chiều cao.

Ngoài ra, lysine giúp sản xuất carnitine, một chất dinh dưỡng chịu trách nhiệm chuyển đổi axit béo thành năng lượng và giúp giảm cholesterol.

Hơn nữa, Lysine giúp trẻ hấp thụ canxi, và đóng một vai trò trong việc hình thành collagen, một chất quan trọng đối với xương và các mô liên kết bao gồm da, gân và sụn. Từ đó, Lysin góp phần vào sự tăng trưởng chiều cao ở trẻ.2

Biểu hiện của trẻ thiếu lysine

Nếu con bạn không nhận đủ lysine từ chế độ ăn uống của mình, trẻ có thể có những biểu hiện sau:3

  • Mệt mỏi, chóng mặt.
  • Buồn nôn, chán ăn.
  • Kích động.
  • Mắt đỏ ngầu.
  • Chậm lớn.
  • Thiếu máu.
Chán ăn là biểu hiện của trẻ thiếu hụt Lysine

Có nên bổ sung lysine cho bé?

Với những tác dụng nêu trên, ba mẹ nên đảm bảo bổ sung Lysine đầy đủ cho bé để đảm bảo trẻ được phát triển toàn diện. Cơ thể không tự tổng hợp được Lysine mà cần phải bổ sung từ bên ngoài. Tuy nhiên hầu hết trường hợp chế độ ăn không cung cấp đầy đủ lượng Lysine cần thiết cho trẻ. Ngoài ra Lysin rất dễ bị phá huỷ trong quá trình chế biến thực phẩm như khi đun nóng với đường hoặc nấm men. Do đó, ngoài chế độ ăn, việc bổ sung Lysine bằng thực phẩm chức năng cũng rất cần thiết.

Bổ sung lysine cho bé như thế nào?

Lysine là acid amin thiết yếu được cơ thể bổ sung từ các nguồn bên ngoài. Ba mẹ có thể đảm bảo lượng Lysine cần thiết cho trẻ thông qua chế độ ăn hay các loại thực phẩm chức năng.

Thực phẩm

Cách tốt nhất để có được lysine là thông qua thực phẩm, đặc biệt là các nguồn protein. Nguồn protein chứa nhiều Lysine bao gồm:4

  • Thịt: Thịt bò, thịt gà và thịt cừu.
  • Hải sản: Trai, tôm và hàu.
  • Cá: Cá hồi, cá tuyết và cá ngừ.
  • Sữa: Sữa, pho mát và sữa chua.
  • Rau: Khoai tây, ớt và tỏi tây.
  • Trái cây: Bơ, mơ khô và lê.
  • Các loại đậu: Đậu nành, đậu tây và đậu xanh.
  • Các loại hạt: Macadamia, hạt bí ngô và hạt điều.

Thực phẩm chức năng

Nếu chế độ ăn không đảm bảo cung cấp đủ lượng Lysine cho trẻ, bố mẹ nên cân nhắc bổ sung bằng thực phẩm chức năng. Trên thị trường, Lysine được bào chế dưới dạng viên nang, viên nén, dung dịch uống, hay bột cốm. Trẻ nên sử dụng Lysine vào lúc bụng đói để được hấp thu tốt nhất. Ba mẹ nên chọn nhà sản xuất thực phẩm chức năng uy tín và tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn sử dụng cho bé. Đọc kĩ và làm theo hướng dẫn sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Một số loại thực phẩm chức năng với thành phần chính là lysine được các bậc phụ huynh tin dùng:

  • Cốm Laminkid I của Công ty cổ phầm dược phẩm DK Pharm. Ngoài thành phần chính là Lysine còn chứa các vitamin nhóm B, kẽm giúp tăng đề kháng và kích thích trẻ ăn ngon.
  • Siro ZinC Plex được nhập khẩu từ Ý. Bao gồm Lysine, kẽm và selen dành cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, mới ốm dậy.
  • Siro Centrum Kids được nhập khẩu từ Úc. Sản phẩm thích hợp với trẻ biếng ăn, kém hấp thu, do kết hợp lysine, sắt và các loại vitamin nhóm B.
Lysine được bào chế dưới các dạng: viên nang, viên nén, dung dịch uống, bột cốm

Liều dùng Lysine cho trẻ em

Trên thị trường Lysine được bào chế dưới dạng viên nang, viên nén, dung dịch uống, hay bột cốm. Hiện nay, Lysine dạng dung dịch uống đang được ưa chuộng do tính tiện dụng của nó. Mặc dù sử dụng Lysine khá an toàn nhưng nếu lạm dụng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn như tiêu chảy, buồn nôn và đau bụng. Do đó ba mẹ cần lưu ý không sử sụng nhiều dạng bào chế khác nhau cùng lúc vì làm tăng nguy cơ quá liều. Liều bổ sung của Lysine cho trẻ nhỏ như sau:

  • Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi có thể dùng 23 mg/kg thể trọng mỗi ngày.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi không nên dùng Lysine mà không có sự giám sát của bác sĩ.
  • Trẻ em từ 13 tuổi trở lên có thể dùng liều khuyến cáo của người lớn là 12 mg/kg thể trọng mỗi ngày.

Liều lượng và thời gian sử dụng nên được tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ba mẹ quyết định sử dụng cho trẻ.5

Lưu ý cho cho cha mẹ về bổ sung lysine cho bé

Ba mẹ cần thận trọng sử dụng và thêm khảo ý kiến của bác sĩ nếu trẻ có tình trạng không dung nạp protein lysinuric.

Mặc dù Lysin khá an toàn nhưng khi cho trẻ em sử dụng ba mẹ có thể quan sát thấy một số tác dụng không mong muốn xảy ra như: tiêu chảy, buồn nôn. Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể sẽ gặp các phản ứng như nổi mề đay, khó thở nếu dị ứng với các thành phần của thực phẩm chức năng. Liên hệ với bác sĩ và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để ược chẩn đoán và đều trị kịp thời.

Ngoài ra, Lysine có thể tương tác với một số thuốc khi dùng chung. Vì vậy bố mẹ cần lưu ý và liệt kê tất cả những gì mà trẻ đang sử dụng. Một số thuốc có tương tác bao gồm:

  • Calci: Sử dụng đồng thời các chất bổ sung canlci với lysine có thể làm tăng hấp thu và giảm thải trừ calci.
  • Arginine: Arginine và lysine có cùng những con đường chuyển hoá chung trong cơ thể. Mức arginine cao có thể làm giảm mức lysine trong cơ thể.
  • Kháng sinh nhóm aminoglycoside (gentamicin, neomycin, streptomycin, v.v.): Dùng chung với lysine có thể làm tăng nguy cơ độc tính trên thận.6 7

Youmed hi vọng bài viết trên giúp ba mẹ có thêm thông tin hữu ích về việc chăm sóc sức khoẻ cho bé. Bổ sung Lysine là việc cần thiết nếu chế độ ăn thông thường không đảm bảo. Tuy nhiên, ba mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng nhé!

Từ khóa » Bổ Sung Lysine Và Kẽm Cho Bé