Có Nên Nuôi Tôm Sú Nước Ngọt Hay Không - Chuyên Gia Giải đáp
Trong thời gian gần đây, đã có rất nhiều người nuôi tôm tại miền Bắc thắc mắc có nên nuôi tôm sú nước ngọt hay không? Đây cũng là câu hỏi thường gặp trên diễn đàn nuôi tôm an toàn trong tháng 9. Bài viết này Dr.Tom sẽ cùng người nuôi tôm đi giải đáp câu hỏi này.
- Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học
- Bệnh đầu vàng trên tôm sú: Nguyên nhân và cách phòng trị
- Bản chất pH ao nuôi tôm và phương án xử lý
- Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm
- Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm
Trước tiên, người nuôi phải hiểu đặc điểm sinh học của tôm sú là gì?
Tôm sú được biết đến là loài động vật máu lạnh, chúng phát triển bình thường trong môi trường đáp ứng các điều kiện sau:
- Nhiệt độ từ 18 – 30 độ C. Nếu nhiệt độ quá sức chịu đựng có thể khiến chúng tử vong.
- Độ trong thích hợp cho tôm sú nằm trong khoảng từ 30 – 40 cm.
- Độ pH trong khoảng 7.4 – 8.5 là thích hợp nhất.
- Độ kiềm thích hợp từ 80 – 120 mf/ l.
- Tôm sú thích nghi với môi trường nước có độ mặn từ 15 – 20 ppt. Nếu độ mặn trong ao quá thấp hoặc quá cao sẽ ảnh hưởng đến sản lượng của tôm nuôi.
Người nuôi có thể tham khảo chi tiết bài viết đặc điểm sinh học của tôm sú mà Dr.Tom đã chia sẻ cách đây không lâu để hiểu thêm về thức ăn và tập tính sinh sản của chúng.
Hình ảnh tôm sú trong tự nhiên
Trong những năm gần đây đã có nhiều trang trạng áp dụng cách nuôi tôm sú nước ngọt, nhưng chỉ thành công ở 2 – 3 vụ đầu tiên. Ở những vụ nuôi kế tiếp thường gặp phải các vấn đề về bệnh mềm vỏ, vỏ xanh, tôm chết kéo dài trong quá trình nuôi. Bên cạnh đó, cũng có những hộ nuôi áp dụng đúng kỹ thuật nuôi tôm sú nước ngọt và thành công với sản lượng lớn.
Vậy có nên nuôi tôm sú nước ngọt không?
Về mặt lý thuyết thì CÓ thể nuôi tôm sú nước ngọt, nhưng người nuôi cần phải áp dụng quy trình nuôi đúng kỹ thuật, bổ sung kịp thời những khoáng chất cần thiết cho tôm, thuần hóa giống trong môi trường nước ngọt.
Bởi lẽ, lượng khoáng trong nước ngọt thấp hơn nhiều so với nước mặn và nước lợ. Trong khi đó, tôm cần hấp thu một lượng khoáng chất cần thiết từ thức ăn và môi trường nước để phục vụ cho quá trình sinh trưởng, phát triển của tôm nuôi. Nếu nuôi tôm nước ngọt, chất khoáng trong đất sẽ giải phóng ra môi trường góp phần đảm bảo nồng độ muối khoáng trong nước. Tuy nhiên, sau đó lượng khoáng này sẽ suy giảm khiến tôm gặp phải tình trạng thiếu khoáng.
THAM KHẢO BẢNG SO SÁNH THÀNH PHẦN CÓ TRONG NƯỚC MẶN VÀ NƯỚC NGỌT
Các chuyên gia thủy sản đã đưa ra một số nhận định: “Về mặt nguyên tắc thì có thể áp dụng cách nuôi tôm sú nước ngọt, nhưng về lâu dài thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước, thậm chí có thể gây suy thoái. Nuôi tôm nước ngọt tập trung chủ yếu ở những vùng gần đê ngăn mặn, không thể thay nước vì hệ thống thủy lợi chủ yếu phục vụ cho trồng lúa. Nguồn nước ngọt hầu như không luân chuyển. Do vậy, nếu mô hình nuôi tôm nước ngọt được áp dụng phổ biến có thể làm suy thoái môi trường nước.”
Tại khu vực Vĩnh Lợi – Bạc Liêu có rất nhiều hộ nuôi tôm nước ngọt, nhưng nước khá bẩn, lúa sống được nhưng tôm sẽ chết do dịch bệnh.
Một số chuyên gia khác cho rằng: “Kỹ thuật nuôi tôm sú nước ngọt cần chú ý đến màu nước, không nên để tảo phát triển quá mức. Tôm sú nuôi nước ngọt thường bị mềm vỏ nên cần bổ sung thêm Vitamin C, canxi vào thức ăn và có quy trình nuôi khép kín, tránh gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Nếu thực hiện tốt, năng suất sẽ tương đương với nuôi tôm sú nước mặn. Nuôi tôm nước ngọt cần chú ý đến khả năng thuần hóa giống và giải quyết được độ cứng của nước ngọt.”
Trước đây vào những năm 1985 – 1987 ngành thủy sản của Đài Loan đã từng triển khai mô hình nuôi tôm sú nước ngọt nhưng đã gây tổn thất lớn về mặt xã hội. Do đó, hiện nay ở Đài Loan không chính thức công nhận mô hình này mà họ chủ yếu là các mô hình nuôi tôm nước lợ và nuôi tôm nước mặn.
Theo Dr.Tom, Việt Nam là đất nước có bờ biển dài, nhưng người nông dân vẫn chưa khai thác và sử dụng được hết diện tích tự nhiên để nuôi tôm sú nước lợ và nước mặn. Chúng tôi khuyến khích người nuôi áp dụng kỹ thuật nuôi tôm sú nước mặn để đạt được năng suất cao và thân thiện với hệ sinh thái. Việc nuôi tôm sú nước ngọt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, dịch bệnh bùng phát và không được lâu bền.
Trong trường hợp người nuôi vẫn muốn áp dụng nuôi tôm nước ngọt thì cần đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, hệ thống ao chứa, ao xử lý nước thải và thuần tôm giống đúng kỹ thuật.
KẾT LUẬN:
Nuôi tôm sú nước ngọt không khả thi, người nuôi nên tập trung vào các mô hình nuôi tôm nước lợ và nước mặn để đảm bảo có một vụ trúng mùa, được giá mà không gây ô nhiễm môi trường. Mọi thông tin cần tư vấn về các trị bệnh, chăm sóc, quản lý ao tôm,… hãy liên hệ ngay số HOTLINE 090 107 1154 hoặc chat trực tuyến trên website drtom.vn.
THAM KHẢO ==> Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh hiệu quả cao, hạn chế dịch bệnh
Tìm kiếm liên quan:
– Nuôi tôm sú nước ngọt miền bắc
– Làm giàu từ nuôi tôm nước ngọt
– Nuôi tôm càng xanh nước ngọt
– Nuôi tôm sú nước lợ
– Kỹ thuật nuôi tôm sú
– Tôm nước lợ
Từ khóa » Tôm Sống ở Nước Mặn Hay Nước Ngọt
-
Tôm Nước Ngọt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tôm Sống Trong Môi Trường Nước Ngọt | Farmvina Nông Nghiệp
-
Tôm Hùm Sống Ở Đâu? Nước Ngọt Hay Nước Mặn - Cảng Hải Sản
-
Tôm Càng Xanh Sống ở đâu?
-
Có Nên Nuôi Tôm Thẻ Nước Ngọt Hay Không? - Chế Phẩm Thông Minh
-
CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI TÔM
-
Tôm Sống Trong Môi Trường Nước Ngọt - Cẩm Nang Hải Phòng
-
Phân Biệt Tôm Sú Nước Ngọt... - Hải Sản Côn Đảo - Dương Thủy
-
Tôm Nước Ngọt Và Những Thông Tin Không Phải Ai Cũng Biết
-
Kỹ Thuật Nuôi Tôm Nước Ngọt - De Heus Vietnam
-
TÔM ĐẤT LÀ TÔM GÌ? SỐNG Ở ĐÂU? - HẢI SẢN ÔNG BÀ BẢY
-
Tôm Thẻ Chân Trắng Sống ở đâu? - BioSpring
-
Tìm Hiểu Và Phân Biệt Các Loại Tôm Phổ Biến ở Việt Nam
-
Có Bao Nhiêu Loại Tôm Phổ Biến? Mẹo Phân Biệt Các Loại Tôm