Tôm Thẻ Chân Trắng Sống ở đâu? - BioSpring

Tôm thẻ chân trắng sống ở đâu– Ao nuôi tôm thẻ chân trắng nếu nuôi quy mô công nghiệp bắt buộc phải có ao lắng. Tôm thẻ chân trắng thích hợp với các hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh vì vậy nên chọn vùng nuôi là vùng trung và cao triều.

Trả lời câu hỏi tôm thẻ chân trắng sống ở đâu:

Tôm thẻ chân trắng có thể chịu được độ mặn từ 2-40 phần ngàn, độ mặn tốt nhất là 10-25 phần ngàn.

Diện tích ao nuôi 0,3 – 1ha, độ sâu của nước 1,2 – 1,5m.

Tôm thẻ chân trắng sống ở đâu là môi trường thích hợp nhất: Nhiệt độ nước 20 – 30oC; độ mặn 5 – 30%o, tốt nhất là 10 – 25%o; pH từ 7,5 – 8; ôxy hoà tan 4 mg/l, không dưới 2 mg/l; độ trong 30 – 50cm; màu nước xanh lục, xanh vỏ đậu hoặc mận chín. Hiện nay, phần lớn các hộ chăn nuôi đều áp dụng kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát và kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở mật độ cao.

Tôm thẻ chân trắng sống ở đâu trong môi trường nước lợ

Thành công của giải pháp “Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng trong môi trường nước lợ có độ mặn dưới 10‰” đã đưa tôm thẻ chân trắng chỗ là loài chỉ được nuôi trong môi trường nước mặn vào nuôi trong môi trường nước lợ. Sự thành công của sáng kiến mở ra một nghề chăn nuôi thủy hải sản mới, nâng cao tỷ lệ sống cho tôm, đạt sản lượng cao, đa dạng hóa đối tượng nuôi và tăng thu nhập cho người chăn nuôi .

Tôm thẻ chân trắng sống ở đâu khi là tôm giống? Tôm giống ở trại sản xuất thường sống trong môi trường có độ mặn trên 30‰. Chính vì vậy phải thuần hoá tôm giống trước khi đưa về ao nuôi có độ mặn chỉ dưới 10‰. Người nuôi cần phải thuần hoá tôm giống ngay tại cơ sở sản xuất giống bằng việc hạ độ mặn trong bể tôm xuống 10‰. Sau đó, khi đưa tôm giống về khu nuôi lại tiếp tục thuần hóa độ mặn cho thích hợp với độ mặn ở ao nuôi. Quá trình thuần hóa được tiến hành từng bước, mỗi ngày người nuôi bơm một lượng nước ngọt vào ao ương (ao thuần hoá tôm) để giảm độ mặn (độ mặn giảm trong một ngày không quá 3‰) cho đến khi độ mặn trong ao giảm xuống 5‰ thì dừng cấp nước ngọt. Nguồn nước ngọt cấp vào ao phải sạch và được khử trùng bằng chlorine ở ngoài ao chứa có quạt nước sau 3 ngày mới cấp vào ao ương. Khi thuần hóa độ mặn xong thì thu tôm chuyển sang ao nuôi thương phẩm có độ mặn 5‰.

Tuy nhiên, nuôi tôm thẻ chân trắng trong môi trường nước lợ cho thấy hiệu quả kinh tế có lợi nhuận gấp gần 5 lần so với mô hình nuôi cá truyền thống. Ngoài ra, nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng sống ở đâu trong môi trường nước có độ mặn dưới 10‰?Ưu điểm so với nuôi trong môi trường nước có độ mặn trên 10‰ là tôm do đã được thuần hóa về độ mặn thấp cho nên khi trời mưa tôm không bị sốc, tôm ít bị bệnh về môi trường cũng như một số bệnh về vi khuẩn nên không gây dịch bệnh. So với nuôi cá truyền thống, hệ số thức ăn cho tôm thẻ chân trắng trong môi trường nước có độ mặn dưới 10‰ thấp do đó lượng chất thải ít nên giảm thiểu được ô nhiễm môi trường. Chi phí nuôi tôm thẻ chân trắng cũng giảm do tiết kiệm được thời gian chạy quạt máy. Thời gian nuôi tôm cũng ngắn nên giảm được chi phí nhân công, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi trên một đơn vị diện tích so với nuôi cá truyền thống. Bên cạnh đó, sau khi tôm thẻ chân trắng được thu hoạch người nuôi có thể nuôi gối cá rô phi đơn tính để tăng thu nhập và làm cân bằng sinh thái.

Tôm thẻ chân trắng sống ở đâu trong nước ngọt

tom-the-chan-trang-song-o-dau

<Ảnh: Tôm thẻ chân trắng sống ở đâu (nước ngọt)>

Tôm thẻ chân trắng sống ở đâu – vốn sống trong môi trường nước có độ mặn. Bởi vậy mô hình này nói là nuôi tôm trong môi trường nước ngọt song thực chất người nuôi vẫn phải tạo độ mặn phù hợp cho con tôm. Với đặc tính con tôm sống vùng đáy nên người dân chỉ cần làm mặn vùng nước này là được, vùng nước mặt vẫn ngọt hoàn toàn. Tuy nhiên, vì là môi trường nước ngọt nên để làm mặn vùng đáy người dân thường làm theo 2 cách là thả muối xuống ao hoặc khoan giếng nước ngầm tại vùng đáy ao. Việc thả muối, tỷ lệ tuỳ vào từng vùng nuôi song xê dịch trong khoảng 3-4 tạ muối/sào ao nuôi. Còn khoan giếng nước ngầm chỉ thực hiện ở các địa hình vùng giáp sông, có nguồn gốc quá khứ là bãi triều ven biển, nơi có nguồn nước ngầm lợ hoặc mặn. Và như vậy cả hai hoạt động này chắc chắn sẽ làm mặn hoá vùng nuôi và làm sụt lún đất trong khu vực, cũng như xảy ra tình trạng ô nhiễm chất thải ngược xuống hệ thống nước ngầm, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Ngoài ra, việc nâng độ mặn bằng cách thả muối xuống ao nuôi sẽ không đảm bảo các khoáng chất, chất vi lượng như trong nước biển nên môi trường nước này không bền vững

Tôm thẻ chân trắng sống ở đâu trong nước ngọt không chỉ ảnh hưởng xấu đến môi trường mà còn khiến người nuôi thiệt hại. Bởi chỉ sau thời gian nuôi từ 3-5 năm, môi trường nước sẽ bị mặn hoá trở lại và dịch bệnh trên con tôm lại phát triển như thường, thậm chí phát sinh thêm nhiều bệnh mới không kiểm soát được, trong đó phổ biến nhất là bệnh mềm vỏ. Bệnh này xuất phát từ môi trường mặn nhân tạo thiếu các vi chất cần thiết, trong đó có chất canxi nên con tôm cũng thiếu chất này, dẫn đến ốm yếu, hình dáng xấu, khi luộc lên vỏ tôm ít đỏ và chất lượng thịt thì nhạt, mềm hơn nhiều so với tôm nuôi trong môi trường nước lợ và nước mặn. Nói tóm lại là con tôm không đảm bảo chất lượng, giảm giá trị, thậm chí không được thị trường chấp nhận.

BioSpring hy vọng bạn đọc đã trả lời được câu hỏi tôm thẻ chân trắng sống ở đâu. Kế tiếp bạn đọc có thể tham khảo về cách chọn tôm thẻ chân trắng giống. Chúc vụ nuôi năng suất.

Từ khóa » Tôm Sống ở Nước Mặn Hay Nước Ngọt