CÓ NÊN SỬ DỤNG AUTO-TUNE TRONG MIXING VOCAL?

Auto-tune là gì?

Auto-tune là bộ xử lý âm thanh, cho phép người dùng thay đổi cao độ của các bản thu âm giọng hát và nhạc cụ. Trong bài chia sẻ này mình sẽ tập trung đề cập tới việc dùng auto-tune để tune giọng hát, bởi so với việc tune nhạc cụ, cơ chế hoạt động của chúng cũng khá giống nhau.

Công dụng của Auto-tune

Hiện nay Auto-tune được sử dụng rộng rãi trong phòng thu, thậm chí có nhiều nghệ sĩ đã đưa công cụ này lên biểu diễn trực tiếp trên sân khấu để tránh tình trạng chênh phô, lệch tone khi hát. Ví dụ khi bạn hát chưa tốt, chỉ được đánh giá tầm 5, 6 điểm, nhưng khi sử dụng Auto-tune bạn có thể nâng lên 8, 9 điểm.

Như vậy đây có phải là công cụ để những người hát che đi các khuyết điểm trong giọng hát của mình hay những người sử dụng Auto-tune là không có thực tài? Câu trả lời là không, bởi vì ngoài việc muốn hoàn thiện giọng hát của mình, nhiều người hát tốt vẫn dùng auto-tune do công cụ này giúp giọng hát của họ có được màu sắc đặc trưng của các dòng nhạc hip hop, trap hiện đại,… mà việc hát bình thường không thể nào làm được.

Những dòng nhạc dùng Auto-tune

Auto-tune có thể sử dụng trong rất nhiều dòng nhạc, như Pop, RnB và đặc biệt là Hiphop. Các nghệ sĩ Hiphop mở đường dẫn Auto-tune đến với rapper và người nghe nhạc từ những ngày đầu có thể kể đến những cái tên đình đám như Lil Wayne, T-Pain, sau này là Drake, Swae Lee, Lil Uzi Vert, Travis Scott,… Ngày càng được nhiều người sử dụng, độ phủ sóng của Auto-tune có thể khiến chúng ta thấy được công cụ này đã và đang là xu hướng cho âm nhạc thế giới.

Các nhà sản xuất Auto-tune

Có nhiều hãng sản xuất cả phần mềm và phần cứng (Tascam TA – 1VP) Auto-tune. Nhắc đến những nhà sản xuất Auto-tune hàng đầu nhất định phải kể đến ông lớn Antares Audio Technologies, với Auto-tune EFX, Auto tune Pro và Waves Audio với Auto-tune Real time.

Kinh nghiệm dùng Auto tune trong mixing vocal

Dưới đây là một vài chia sẻ của mình khi dùng Auto-tune trong mixing vocal. Mình đã dùng một plug in free của Max4life là Beat Lab Autotuna và 2 plug in có giá bán ngang nhau được nhiều người sử dụng, là Autotune EFX+ và Auto tune Real time. Hãy cùng đánh giá sự hiệu quả của chúng nhé.

  • 1. Beat Lab Autotuna.
  • 2. Auto-tune EFX+.
  • 3. Auto-tune Real time.
  • Bonus bản không Auto-tune

Chắc các bạn cũng dễ nhận ra, âm thanh mà Beat Lab Autotuna cho ra khá chói và nát, so với hai phầm mềm còn lại thì thật sự không bằng. Bản thân mình thấy chất lượng của hai bản vocal có dùng auto tune của Auto-tune EFX+ và Auto-tune Real time không chênh lệch nhiều (giá bán của cả 2 là 199$). Với Waves tune Real time, bạn sẽ được chọn lựa giữa khá nhiều options như tăng giảm Vibrato, Range, Note Transition,… để tùy theo mục đích mixing. Còn Auto-tune EFX+ tuy không có nhiều thông số để chỉnh sửa nhưng chất lượng âm thanh cho ra lại rất mượt mà.

Để so sánh các phần mềm trên, theo kinh nghiệm bản thân thì mình thấy Auto-tune EFX+ là hiệu quả hơn cả. Từ giao diện sử dụng đến chức năng rất dễ thao tác và giá cả hợp lý. Nếu có điều kiện và muốn sử dụng cho công việc chuyên nghiệp, bạn có thể mua bản Auto-tune Pro của Antares giá 399$ thì càng tốt. Còn nếu chỉ muốn thử trải nghiệm, bạn có thể download Beat Lab Autotuna hoàn toàn miễn phí (tải về). Lưu ý là Beat Lab Autotuna chỉ có thể dùng trên Ableton Live thôi nhé.

Tạm kết

Trên đây là một số chia sẻ về trải nghiệm và cảm nhận của mình khi dùng Auto-tune trong mixing vocal. Mình thấy việc dùng Auto-tune là hoàn toàn cần thiết, bởi vì xét về bản chất thì chúng ta chỉ đang nâng tầm cho bản mix của mình được hay và hoàn chỉnh nhất.

Rất cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này. Mình là Gao, hy vọng các bạn thấy bài viết bổ ích.

Mình sẽ quay lại trong các bài viết sau. Peace!

Từ khóa » T-pain đóng Tune