Có Nên Trồng Cây Me Chua? Ý Nghĩa Phong Thủy Và Lưu ý - Move Land

Chắc hẳn ai cũng muốn cảnh quan vườn nhà luôn xanh tươi, có tính thẩm mỹ, và đặc biệt có tính ứng dụng cao. Đây cũng chính là  xu hướng trồng cây của hiện nay. Luôn luôn muốn khu vườn có giá trị về về nhiều mặt mà không chỉ là để trang trí. Cây me chua hay cây me ta là một trong số những cây mang nhiều ưu điểm, không chỉ đem lại giá trị về cảnh quan, cây ăn quả mà nó còn có thể sử dụng điều trị một số bệnh. Vậy Có nên trồng cây me chua? Cách trồng và lưu ý sẽ được chia sẻ cụ thể dưới đây

Mục lục

  • Giới thiệu về cây me chua
    • Tổng quan về cây me chua
    • Đặc điểm của cây me chua
  • Tác dụng của cây cây me chua
    • Tác dụng làm cảnh
    • Tác dụng chữa bệnh của cây me chua 
    • Me chua dùng làm thực phẩm
    • Các tác dụng khác 
  • Ý nghĩa phong thủy của cây me chua
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cây me chua
    • Chọn giống 
    • Mật độ trồng
    • Đất trồng
    • Chăm sóc me chua
  • Có nên trồng cây me chua trước nhà?
  • Cây me chua giá bao nhiêu?
  • Tổng kết

Giới thiệu về cây me chua

Hình ảnh cây me chua
Hình ảnh cây me chua

Tổng quan về cây me chua

Cây me chua tên thường gọi là cây me ta. Tên khoa học của nó là Tamarindus indica, cũng  là loài cây duy nhất trong chi Tamarindus thuộc họ Đậu.

Nó là loại cây nhiệt đới, có nguồn gốc ở Châu Phi. Ngày nay,cây me được nhiều khu vực nhiệt đới ở châu Á, châu Mỹ latinh trồng làm cảnh hoặc trồng công nghiệp ở bên ven đường. 

Ở Việt Nam, bắt gặp khá nhiều me chua, nó được trồng làm cảnh ở nhà, cũng được trồng bên ven của những con đường trong thành phố, me ta còn được nuôi giống làm cây công trình phổ biến, cung cấp cho bất động sản nhà ở, đường xá. 

Cây me chua được trồng hai bên đường giúp cảnh quan thêm trong lành

Đặc điểm của cây me chua

Cây me chua được trồng hai bên đường giúp cảnh quan thêm trong lành
Cây me chua được trồng hai bên đường giúp cảnh quan thêm trong lành

Đặc điểm thực vật học

Cây me chua là loài cây gỗ lớn, chiều cao có thể lên tới 20m. Thân gỗ của me chua bao gồm 2 phần: lớp lõi có gỗ cứng màu đỏ sẫm và lớp dác gỗ có màu ánh vàng. Quả me ta có màu nâu, bên ngoài có lông, bên trong có cơm quả và nhiều hạt. Quả dạng quả đậu khi  xanh, cơm quả cứng, màu xanh và có vị chua, me xanh thường được dùng trong nấu canh, lắc muối ớt ăn vặt hoặc món ăn khoái khẩu cho bà bầu. Me chín có vị ngọt ngọt, chua chua, thường được ngâm đường thốt nốt làm nước uống giải khát, hoặc làm mứt, làm các món ăn vặt.  

Lá của me ta là dạng lá kép lông chim, bao gồm 10-40 lá chét nhỏ. Hoa mọc thành cành chùm, mỗi cành hoa sẽ có một cuống hoa, giống như hoa cây đậu lupin, cánh hoa màu vàng xanh.

Lá cây me chua
Lá cây me chua

Đặc điểm sinh thái

Cây me là loài cây nhiệt đới, phát triển và sinh trưởng tốt ở vùng khí hậu nóng, đất khô, nhạy cảm với sương giá. Cây me ở Việt Nam là loài cây phổ biến và ứng dụng cao trong đời sống sinh hoạt. Hầu hết nó mọc nhiều và dễ sống từ Bắc vào Nam nước ta. 

Cây me rất phổ biến trong một số quốc gia, đặc biệt là khu vực Andhra pradesh miền nam Ấn Độ. Me được trồng tạo bóng mát trên các con đường. Làm thức ăn cho một số loài khỉ thích ăn me chín.  

Tác dụng của cây cây me chua

Đặc điểm cây me chua

Cây me tạo không gian sống thêm xanh tươi
Cây me tạo không gian sống thêm xanh tươi

Tác dụng làm cảnh

Cây me là loài cây gần gũi, phổ biến ở nước ta, nó có tác dụng tỏa bóng mát, xanh tươi quanh năm, điều hòa không khí và che chắn bụi rất tốt. Cho nên cây me được trồng khá nhiều. Đặc biệt, cây me dễ bắt gặp có ở trong công viên, đường phố, khu đô thị và cả sân vườn biệt thự. 

Những cây me thông thường sẽ được phủ xanh ở đường phố, công viên. Còn me bonsai được chăm sóc, trau chuốt, dáng cây đẹp, trồng trong chậu có giá trị rất nhiều về thưởng lãm, làm cảnh. 

Ngoài ra, me trong phong thủy mang ý nghĩa tốt cho nên nó không chỉ làm cảnh mà còn đem lại những điều may mắn cho gia chủ nữa.

Cây me chua bonsai
Cây me chua bonsai

Tác dụng chữa bệnh của cây me chua 

Những bộ phận trên cây mẹ như lá, thân, cơm quả đều có những thành phần điều trị một số bệnh như. 

Lá được thường dùng trị bệnh ngoài da, tắm cho trẻ em hoặc đắp đinh nhọt. 

Quả me có chứa nhiều vitamin C, tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể, ngoài ra còn giúp thanh nhiệt cơ thể, hạ sốt do nắng nóng và  giúp tiêu hóa tốt, nhuận tràng. Ngoài ra, hãm, chắt nước từ quả me xanh để điều trị vùng đau nhức xương khớp. Quả me còn có thể dùng cho phụ nữ mang thai ốm nghén và chán ăn.

Hạt me có tác dụng tẩy giun bằng cách sao vàng tán bột và uống liền vào sáng sớm trong 3 ngày. 

Trái me chua chữa bệnh
Trái me chua chữa bệnh

Me chua dùng làm thực phẩm

Cơm thịt của quả me là một trong những món ăn gia vị phổ biến không những ở Việt Nam mà ở  một số nước châu Á, châu Mỹ Latinh. Ở đây, me còn là thành phần không thể thiếu trong một số loại sốt thường được sử dụng như sốt sốt Worcestershire và nước sốt HP.

Cơm thịt quả xanh non rất chua,vì thế nó thường được sử dụng làm gia vị  trong nấu ăn. Quả me khi chín có cơm thịt ngọt ngọt, chua chua hơn được sử dụng như là một loại đồ ăn vặt, mứt, đồ uống giải khát hay làm đồ điểm tâm.

Tại  Ấn độ me là thành phần chủ yếu được sử dụng để làm gia vị cho món sambhar, cơm pulihora, và nhiều loại tương ớt. Mọi cửa hàng bán đồ ăn Ấn Độ trên thế giới đều có me trong đó. Nó được bán như là những món ăn vặt phổ biến và xuất hiện nhiều ở khu vực Đông Nam Á, me còn được làm nhiều loại kẹo phổ biến ở Mexico.

Ở Việt Nam me được sử dụng nhiều trong: 

  • Quả me xanh có vị chua sẽ được dùng nấu canh chua. Mặt khác, vị chua của me được đánh giá thơm và ngon khi nêm nếm vào đồ ăn. Nó còn có thể làm đồ ăn vặt thường thấy như me ngâm chua ngọt, me lắc muối ớt…
  • Quả me chín được ngâm với đường thốt nốt, sau khi ủ đủ thời gian có thể pha nước giải khát, loại nước me mà từ miền Bắc cho đến miền Nam giới trẻ sử dụng phổ biến. 
  • Ngoài ra, me còn là gia vị chính trong nước mắm me, người dân miền Nam sử dụng rất nhiều để chấm các loại cuốn, hoặc bánh tráng yêu thích lớp trẻ.
  • Trong những ngày tết, mứt me hoặc me sấy là món khoái khẩu được nhiều gia đình ưa chuộng

Và rất nhiều món ăn đời thường được kết hợp cùng với me, giúp món ăn trở nên hoàn chỉnh hơn.

Công dụng của trái me
Công dụng của trái me

Các tác dụng khác 

Gỗ của me có độ bền cao cho nên,có thể dùng lõi gỗ của cây me đóng các đồ dùng, làm ván lót sàn. Lõi gỗ của me có màu đỏ rất đẹp, bền cho nên những thân cây me già thường được cưa để làm thớt.

Ý nghĩa phong thủy của cây me chua

Cây me chính là biểu tượng cho sự cần cù và thăng tiến. Là loài cây có thể sống dai, sống khỏe trong môi trường khắc nghiệt. Vì thế cho nên, me được ví như là loài cây nỗ lực vươn lên dù trong hoàn cảnh nào. 

Mặt khác, me là loài cây với hoa trái xum xuê mang biểu tượng cho sự tài lộc đầy nhà trong phong thủy. 

Chung quy lại, cây me mang khá nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống nó là tượng trưng cho sự nỗ lực, dẻo dai vươn lên trong mọi thử thách, cũng như ngụ ý giúp chủ nhân tài lộc hanh thông, thăng quan tiến chức. 

Quả me xum xuê mang lại nhiều ý nghĩa
Quả me xum xuê mang lại nhiều ý nghĩa

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cây me chua

Cây me thân thuộc trong đời sống thường nhật, có rất nhiều ưu điểm. Đồng thời, có tác dụng làm cho cảnh quan thêm xanh tươi, hữu ích. Cho nên, nhiều người muốn sở hữu cây me cho  khuôn viên sân vườn. Tuy nhiên, cách trồng me như thế nào? Chăm sóc ra sao? Cụ thể: 

Chọn giống 

Sản xuất cây me bằng cách ghép, thông thường người ta sẽ dùng cách ghép áp, ghép nêm. Bằng phương pháp này, cây sẽ sinh trưởng nhanh, tốt hơn, mau cho quả, giữ được những đặc tính tốt của cây mẹ. Ngoài ra, me có thể gieo hạt, và trồng theo quy trình.

Cách trồng cây me chua
Cách trồng cây me chua

Mật độ trồng

Trồng khoảng cách từ 7m x 8m, tùy thuộc vào độ phì của đất mà có thể trồng dày hơn khoảng 5m x 5m, hố đào khoảng 80 – 100cm.

Đất trồng

Dưới đáy hố bón lót phân hữu cơ như phân xanh, phân ủ súc vật, dày khoảng 30-35cm. Xung quanh hố nên chọn các loại đất tơi xốp, có đủ độ ẩm. Sau khi trồng ép chặt lớp đất xung quanh để cố định gốc cây không bị lung lay. 

Nếu trồng bằng bầu thì chỉ cần đặt bầu xuống hố, xé nhẹ phần vỏ ngoài bầu, để cây thẳng và phủ đất, cố định gốc cây.

Chăm sóc me chua

Me chua chăm sóc khá đơn giản, chỉ cần cung cấp đủ độ ẩm, tuần tưới 1-2 lần. Lưu ý, cây me là loại cây nhiệt đới, cho nên phải có những phương pháp thoát nước cho cây hạn chế ngập úng. 

Vài tháng nên bón phân cho cây 1 lần, sử dụng phân NPK trộn với KCL. Qua mỗi năm, nên bỏ vôi quanh gốc me, để phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh, đồng thời hạ nồng độ phèn cho rễ. Giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. 

Có nên trồng cây me chua trước nhà?

Nên trồng me trong khuôn viên nhà cửa. Bởi nó mang ý nghĩa về phong thủy tốt đẹp, ứng dụng cao trong đời sống, loài cây rất có ích. Tiêu biểu như nghệ sĩ Hoài Linh cũng sở hữu cho mình một cây me chua đại thụ trong khu vườn tổ. Là một người tinh tế trong cuộc sống và am hiểu nhiều điều, qua đây có thể mượn tầm nhìn của Hoài Linh để sắm ngay một cây me, tạo nên cảnh quan vườn thêm phong phú và hữu ích. 

Tuy nhiên việc có nên trồng me trước nhà hay không? gia chủ nên để ý kỹ đến phong thủy của lối đi. 

Lối đi trong phong thủy rất có ý nghĩa, nơi đây là nơi đón vận khí, tài lộc, may mắn vào nhà. Cho nên việc trồng bất kỳ cây nào trước nhà có thể ảnh hưởng đến việc chắn lối đi, làm cản trở vận khí tốt vào nhà. 

Đồng thời, việc cây trái lớn lên theo thời gian nó có thể gây ảnh hưởng đến một số vấn đề như, không gian sống không được thông thoáng, bị hạn chế ánh sáng, khiến nhà bị bao phủ bóng tối mất đi tính thẩm mỹ. 

Cho nên việc trồng cây trước nhà cần phải suy xét, tính toán kỹ lưỡng. Tuy nhiên, nếu như gia chủ muốn trồng cây trước nhà có thể lưu ý những điều sau:

Chọn những loài cây bonsai, cây cảnh có hình dáng đẹp, chiều cao hạn chế, để trưng bày trước nhà. Như vậy, vừa đảm bảo độ thẩm mỹ, không bị ngả bóng về trước nhà, không che chắn lối đi. 

Những điều này sẽ không gây ảnh hưởng đến việc che chắn vận khí vào nhà, giữ lối đi luôn thông thoáng, không ảnh hưởng đến việc hanh thông tài lộc. 

Lợi thế của việc chọn me bonsai là gia chủ có thể chủ động chọn cây phù hợp với lối đi của nhà mình, lựa chọn được hình dáng cây, phù hợp với thẩm mỹ của bản thân, và phù hợp với kiến trúc nhà cửa.

Đối với cây me thông thường, nếu trồng trước nhà thì nên để ý chăm sóc, cắt tỉa thường xuyên, giữ không gian luôn thoáng mát. 

Không trồng cây chắn hay cản trở lối đi, tránh ảnh hưởng đến bình an, may mắn của gia đình. Ngoài việc tính toán kỹ, liệu cây me có phù hợp để trồng trước nhà không thì gia chủ cần để ý đến những điều kỵ cơ bản khi trồng cây trước nhà. 

Cây me chua cổ thụ làm cảnh rất ấn tượng
Cây me chua cổ thụ làm cảnh rất ấn tượng

Cây me chua giá bao nhiêu?

Cây me sinh tồn ở nước ta dễ dàng, cho nên việc gieo trồng sản xuất cây không quá khó khăn, giá thành của cây vì thế mà không quá cao. 

Trong khi đó, nhu cầu trồng me gần đây tăng cao, cho nên cây được sản xuất giống cây công nghiệp, gia chủ có thể tìm mua tại những nơi cung cấp cây. Giá cây me dao động từ chục nghìn đến trăm nghìn tùy nhu cầu và tùy giống cây. 

Nếu như là cây me kiểng thì gia chủ nên tìm đến những cơ sở cung cấp cây cảnh uy tín, chuyên nghiệp. Để có nhiều dáng cây đẹp dễ chọn lựa, vừa nhận được sự tư vấn và chất lượng cây với dịch vụ tốt nhất. Giá của cây me bonsai dao động từ trăm nghìn đồng đến triệu đồng, giá cây cổ thụ đẹp được chăm sóc kỳ công, kỹ lưỡng có thể lên đến tỉ đồng.  

Tổng kết

Qua chia sẻ về những thông tin Có nên trồng cây me chua? Cách trồng và lưu ý ở trên. Mọi người  có thể tìm kiếm được thông tin phù hợp với nhu cầu riêng của cá nhân. Chung quy lại, Cây me là cây dễ chăm sóc, nhiều ưu điểm có thể lựa chọn để bổ sung thêm cho cảnh quan khu vườn thêm ấn tượng. 

Qua đây, Moveland luôn muốn đem tới những giá trị thông tin bổ ích đến quý khách. Góp phần tạo nên không gian sống vừa độc đáo, đẹp đẽ. Đem đến những cảm xúc tích cực khi được sinh hoạt trong không gian sống tuyệt vời, nhiều cây xanh, có ích cho đời sống. Moveland sẵn sàng đồng hành cùng quý khách về những dịch vụ bất động sản cần thiết như nhà ở và cho thuê, để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. 

Từ khóa » Cây Me Có Nghĩa Là Gì