Có Nên Uống Thuốc Giảm đau Cơ Lưng Không? | Hapacol
Có thể bạn quan tâm
Sản phẩm dành cho người lớn
Cảm - sổ mũi- Hapacol Cảm cúm
- Hapacol Capsules
- Hapacol Flu day
- Hapacol CS Day
- Hapacol CF
- Hapacol Sủi
- Hapacol 650
- Hapacol 650 extra
- Hapacol Đau Nhức
- Hapacol Extra
- Hapacol Caplet 500
- Hapacol ACE 500
- Hapacol Blue
Sản phẩm dành cho trẻ em
Cảm – sổ mũi- Hapacol 250 Flu
- Hapacol 150 Flu
- Hapacol 250
- Hapacol Child
- Hapacol 150
- Hapacol 325
- Hapacol 80
Đau cơ lưng là một vấn đề phổ biến có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào, tình trạng này có thể ảnh hưởng nhiều đến công việc và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vậy khi bị đau có nên uống thuốc giảm đau cơ lưng không? Hapacol sẽ hướng dẫn bạn 7 cách làm giảm đau cơ lưng hiệu quả nhanh chóng!
Cơ lưng và cột sống có nhiệm vụ nâng đỡ trọng lượng cơ thể, vì vậy nó đóng một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, mỗi ngày đều có rất nhiều người đang phải chiến đấu với cơn đau lưng.
Trong các tình trạng đau cơ lưng, đau nhức sống lưng là vấn đề phổ biến nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị đau phần lưng trên và lưng giữa.
Măy mắn rằng, có đến 7 cách hỗ trợ làm giảm đau cơ lưng tại nhà, giúp bạn khỏe mạnh và lấy lại niềm vui trong cuộc sống.
MỤC LỤC NỘI DUNG
- 1. Tư thế ngủ đúng
- 2. Duy trì tư thế đúng
- 3. Dùng thuốc làm giảm đau lưng không kê toa
- 4. Chườm nóng hoặc lạnh
- 5. Kiểm soát và giảm căng thẳng
- 6. Tập thể dục
- 7. Mang giày phù hợp
1. Tư thế ngủ đúng
Khi bị đau cơ lưng, bạn sẽ rất khó để ngủ ngon giấc. Khi bạn càng thiếu ngủ thì tình trạng đau cơ lưng càng nghiêm trọng hơn. Tư thế ngủ không đúng cũng có thể kích hoạt cơn đau cơ lưng.
Có 2 tư thế ngủ giúp bạn đẩy lùi cơn đau lưng:
- Nằm nghiêng sang một bên, kẹp một chiếc gối giữa hai đầu gối để giữ cột sống ở tư thế sinh lý (tư thế tự nhiên của cột sống). Điều này giúp giảm áp lực lên lưng.
- Nếu muốn nằm ngửa, hãy đặt một chiếc gối mặt sau đầu gối để giúp giữ cột sống ở tư thế đúng.
2. Duy trì tư thế đúng
Một cách làm giảm đau cơ lưng khác là luôn duy trì tư thế đúng. Tư thế ngồi không đúng trong thời gian dài có thể khiến cơn đau cơ lưng nghiêm trọng hơn. Tư thế đúng không chỉ giúp điều trị mà còn phòng ngừa đau lưng. Để thực hiện, bạn cần:
- Ngồi thẳng lưng, hai vai thả lỏng.
- Đặt một cái gối hoặc khăn cuốn ở giữa thắt lưng và ghế để tránh mỏi phần thắt lưng.
- Chân chạm sàn nhà và vuông góc với mặt đất.
3. Dùng thuốc làm giảm đau lưng không kê toa
Các cơn đau lưng thường khiến người bệnh khó chịu và khó hoạt động bình thường. Các thuốc giảm đau lưng, giảm đau cơ lưng có thể giúp điều trị tình trạng này. Hai loại thuốc làm giảm đau cơ lưng phổ biến nhất là paracetamol (Hapacol) và các thuốc kháng viêm không steroid.
Tuy nhiên, các thuốc giảm đau này chỉ tạm thời giảm cảm giác đau, nhưng không điều trị dứt điểm cơn đau cơ lưng. Để “tiêu diệt” tình trạng này, bạn hãy đến gặp bác sĩ để có phương pháp chữa trị cũng như cho thuốc giảm đau lưng thích hợp.
4. Chườm nóng hoặc lạnh
Theo các nghiên cứu, chườm nóng hoặc lạnh là một trong những cách làm giảm đau cơ lưng hiệu quả. Bạn cần chườm lạnh ngay khi bị chấn thương, như căng cơ, trong vòng 20 phút.
Tuy nhiên, bạn không nên chườm đá trực tiếp lên da mà hãy bọc nó vào khăn sạch hoặc túi vải. Nhiệt lạnh cũng làm bạn bị tê tạm thời, do đó không còn cảm giác đau.
Chườm nóng giúp giảm cứng hoặc đau cơ. Tuy nhiên, bạn không nên chườm nóng với nhiệt quá cao vì sẽ làm bỏng da.
5. Kiểm soát và giảm căng thẳng
Căng thẳng có thể kích hoạt và co thắt cơ lưng. Nếu căng thẳng kéo dài hoặc gặp một tình trạng chấn thương gây đau lưng, bạn có thể áp dụng các biện pháp thư giãn như:
- Thiền
- Hít thở sâu
- Yoga
- Đọc sách hoặc nghe nhạc không lời
6. Tập thể dục
Nhiều người bị đau cơ lưng rất ngại tập thể dục. Tuy nhiên, một số bài tập như đi bộ, yoga, bơi lội hoặc các hoạt động nhẹ có thể giúp giảm cơn đau lưng.
Tập thể dục có thể làm giãn các cơ bắp căng và giải phóng endorphin – một chất giảm đau tự nhiên của não. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên có thể ngăn ngừa các cơn đau lưng trong tương lai.
Xem thêm: Tập thể dục bị đau cơ? Nguyên nhân do đâu?
7. Mang giày phù hợp
Mang giày không vừa hoặc giày không hỗ trợ lưng có thể gây căng cơ ở lưng, chân và thậm chí cổ, chẳng hạn như giày cao gót có thể làm mất sự liên kết của cơ thể, dẫn đến đau thắt lưng.
Xem thêm: Mẹo giảm đau đầu, đau cơ của cầu thủ Duy Mạnh, MC Hoài Anh
Nếu bạn thường xuyên bị đau lưng, hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia để được hướng dẫn lựa chọn giày phù hợp.
Nguồn tham khảo:
Home remedies for fast back pain relief. https://www.medicalnewstoday.com/articles/322582
Ways to Relieve Back Pain. https://www.webmd.com/pain-management/ss/slideshow-relieving-back-pain
Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này
Các bài viết khácTìm hiểu cách chữa đau răng cho bà bầu
Đau răng là một vấn đề sức khỏe mà hầu hết phụ nữ mang thai đều có nguy cơ phải đối mặt.... Xem chi tiết >>16 lý do có thể khiến bạn thường xuyên nhức đầu, mệt mỏi
Đau đầu mệt mỏi gây ra nhiều trở ngại trong cuộc sống của bạn? Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao... Xem chi tiết >>Những điều có thể bạn chưa biết về tình trạng đau cơ
Đau cơ có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Hầu hết các trường hợp không gây nguy hại... Xem chi tiết >>Đau răng nên ăn gì? 10 món ăn tốt cho người đau răng
Đau răng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và chúng luôn khiến bạn khó chịu. Khi bị đau răng việc... Xem chi tiết >>Bạn biết gì về tình trạng đau răng cấm?
Răng cấm hay răng hàm số 6, 7 thường mọc vào khoảng 6 và 12 tuổi, các răng này còn được gọi... Xem chi tiết >>6 cách giảm đau răng vào ban đêm hiệu quả nhanh chóng
Đau răng có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bao gồm cả buổi tối. Nếu cơn đau... Xem chi tiết >> Sản phẩm liên quanHapacol 250
Thuốc bột sủi bọt.
Hộp 24 gói x 1,5 g.
Hapacol Cảm cúm
Viên nén.
Hộp 24 gói x 1,5 g.
Hapacol Sủi
Viên nén sủi bọt.
Hộp 4 vỉ x 4 viên.
Hapacol 650
Viên nén.
Hộp 10 vỉ x 5 viên.
Hapacol Capsules
Viên nang cứng
Hộp 10 vỉ x 10 viên
Tin nổi bật
10 cách giảm đau mỏi cơ bắp chân, bắp tay tại nhà hiệu quả Nguyên nhân, cách chăm sóc, điều trị và phòng ngừa bệnh sởi Đau đầu: Dấu hiệu thường gặp, nguyên nhân và cách điều trị Hiểu rõ về sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Dấu hiệu, triệu chứng cụ thểTừ khóa » Cơ Lưng Bị Cứng
-
Căng Cơ Thắt Lưng Là Bệnh Gì? | Vinmec
-
Căng Cơ Lưng Dưới: Nguyên Nhân, điều Trị, Bài Tập, Phòng Ngừa
-
Nhận Biết Triệu Chứng đau Căng Cơ Lưng Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
5 Bài Tập Khắc Phục Căng Cơ Lưng | Columbia Asia Hospital - Vietnam
-
Căng Cơ Thắt Lưng | Columbia Asia Hospital - Vietnam
-
Tình Trạng đau Cơ Lưng, đau Nhức Sống Lưng Và Cách điều Trị | Hapacol
-
Căng Cơ Thắt Lưng - Hello Bacsi
-
Đau Lưng Dưới: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán, điều Trị
-
Đau Lưng Trên: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Đau Lưng: Vị Trí, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Tham Khảo Hướng điều Trị
-
Bệnh Căng Cơ Thắt Lưng
-
Chấn Thương Lưng & Cột Sống Và Phương Pháp điều Trị
-
Nhận Biết Triệu Chứng Căng Cơ Lưng Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất