Cờ Người Là Gì? Hướng Dẫn Cách đánh Cờ Người Chi Tiết Nhất
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn là người có niềm đam mê đặc biệt với cờ tướng thì chắc chắn không thể không biết đến cờ người. Đây là một trong những trò chơi dân gian được diễn ra trong các lễ hội của người Việt. Vậy bạn có biết cờ người là gì? Cờ người thường tổ chức ở các lễ hội nào? Cách chơi ra sao? Tất cả những câu trả lời sẽ được Cờ Tướng VIP cập nhật trong bài viết sau đây.
Mục lục
- 1 Cờ người là gì? Đấu cờ người là gì?
- 2 Cờ người ở lễ hội nào?
- 3 Tìm hiểu về cờ người trong văn hóa Bắc – Nam
- 3.1 Cờ người ở Bắc Bộ
- 3.2 Cờ người ở Nam Bộ
- 4 Cách thức đánh cờ người
Cờ người là gì? Đấu cờ người là gì?
Cờ người là một trò chơi dân gian mô phỏng cách đánh cờ tướng phổ thông. Luật chơi như nhau, chỉ khác những quân cờ sẽ được thay thế bằng người thật. Những người đảm nhận ở vị trí quân cờ nào thì sẽ mặc trang phục của quân cờ đó và có dán chữ ở lưng và bụng.
Đấu cờ người chính là 2 bên sẽ sử dụng những chiến thuật của mình để di chuyển những quân cờ người. Bàn cờ người sẽ sử dụng một khu đất rộng và phẳng, sau đó người ta sẽ vẽ bàn cờ tướng giống như bàn cờ thông thường. Người chơi sẽ tập hợp trên bàn cờ đó và di chuyển theo hiệu lệnh của người đánh.
Mỗi dịp đầu năm, ở các lễ hội mùa Xuân, cờ người lại được tổ chức và thu hút được rất nhiều khán giả xem. Đây là một trong những nét văn hóa đẹp của người Việt và được lưu giữ cho đến ngày hôm nay.
Cờ người ở lễ hội nào?
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, cờ người Việt Nam sẽ diễn ra vào tháng 1, 2, 3 đầu năm ở các lễ hội lớn. Vậy các lễ hội cờ người ở đâu tổ chức. Chúng tôi sẽ điểm qua một vài thông tin về các lễ hội thường xuyên tổ chức cờ người. Cụ thể như:
- Lễ hội Chùa Vua
- Lễ hội Cổ Loa
- Lễ hội Phủ Dầy tại Phủ Vân Cát, Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định
- Dịp Tết Nguyên đán Bình Định như: lễ hội làng Phú Đa, Quảng trường Chiến Thắng- TP Quy Nhơn, Hội Chợ Gò – Tuy Phước,….
Ngoài ra còn rất nhiều những địa phương tổ chức cờ người vào dịp Tết, các lễ hội đầu xuân. Chúng tôi sẽ cập nhật ở các bài sau.
Có thể bạn quan tâm: Bàn cờ tướng mua ở đâu uy tín, chất lượng, giá thành hợp lý?
Tìm hiểu về cờ người trong văn hóa Bắc – Nam
Là truyền thống văn hóa của Việt Nam nhưng cờ người ở các vùng miền sẽ có sự khác biệt, mang những nét độc đáo khác nhau. Ví dụ như về trang phục, về quân cờ lựa chọn nam nữ, xuất thân,…. Chúng tôi sẽ đi vào chi tiết tìm hiểu của cờ người trong văn hóa miền Bắc và văn hóa miền Nam sau đây.
Cờ người ở Bắc Bộ
Đầu tiên là cờ người trong văn hóa Bắc bộ, đây cũng là một trong những nơi sản sinh ra nhiều kiện tướng lẫy lừng trong kỳ đàn Việt Nam như: Lại Việt Trường, Phạm Quốc Hương, Nguyễn Thành Bảo, Nguyễn Hoàng Lâm, Phạm Quốc Hương,… Vậy nên lễ hội cờ người tại Bắc Bộ rất nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Quy định về cờ người của trong văn hóa Bắc Bộ cụ thể sẽ là:
- 32 quân cờ sẽ được thay thế bằng 16 nam và 16 nữ.
- Trang phục được chú trọng để tạo sự tôn nghiêm, thể hiện nét đẹp văn hóa và đặc biệt là để người xem nhận biết được vị trí mà các quân cờ đảm nhiệm như: Tốt sẽ mặc áo lính, tướng sẽ đội mũ soái, mặc triều phục, chân đi hài và lọng che, sĩ sẽ mặc triều phục của quan văn ngày trước và đội mũ cánh chuồn,…
- Phía trước ngực và sau lưng sẽ ghi tên quân cờ bằng tiếng Trung giống như tên trên quân cờ tướng tiêu chuẩn.
- 32 người chơi đều được tuyển chọn khá khắt khe, phải là những nam thanh nữ tú, xuất thân trong những gia đình nề nếp, gia giáo. Ngoại hình đồng đều nhau và đặc biệt Tướng của 2 bên phải là 2 người có ngoại hình đẹp, nổi bật nhất.
Cờ người ở Nam Bộ
Không khắt khe về hình thức như Bắc bộ, cờ người trong văn hóa Nam bộ lại mang một nét đẹp khác. Vẫn là sử dụng 32 người để thay thế cho 32 quân cờ nhưng 32 người này đều biết võ thuật và phải là những võ sinh đẳng cấp nhất.
Khi di chuyển sẽ biểu diễn các bài quyền cước đẹp mắt. Đặc biệt là khi ăn quân, 2 quân cờ của 2 đội sẽ tiến hành giao đấu bằng quyền cước một cách sống động và chân thực nhất. Càng về cuối, các màn giao đấu sẽ càng gay cấn và đẹp mắt khi những võ sinh tinh anh nhất thể hiện những màn võ thuật độc đáo của mình để giao đấu với đối thủ.
Điều này tạo nên sự độc đáo và hấp dẫn của cờ người ở miền Nam. Đây cũng là lý do lễ hội cờ người là một trong những lễ hội được đón chờ nhất trong văn hóa Nam bộ.
Như vậy qua đó có thể thấy, cờ người ở mỗi vùng miền sẽ có những nét đẹp khác nhau. Bắc bộ thể hiện sự tôn nghiêm và tạo được ấn tượng với những trang phục đẹp mắt, quân cờ tuyển chọn đồng đều từ nam thanh nữ tú. Còn Nam bộ sẽ biến tấu thành cờ người võ thuật, mang đến cho người xem những màn võ thuật đẹp mắt, sôi động.
Cách thức đánh cờ người
Khác với cách đánh cờ tướng tiêu chuẩn, cách đánh cờ người sẽ do 2 người trên khán đài thực hiện đấu với nhau bằng bàn cờ tiêu chuẩn. Sau đó trọng tài sẽ điều khiển người chơi ở trong sân bằng cách dùng loa để thông báo các vị trí di chuyển quân cờ 2 người chơi. Ở cờ người Bắc Bộ, mỗi khi nhận lệnh di chuyển, quân cờ sẽ thể hiện một điệu múa tương ứng để đi tới vị trí được chỉ định.
Còn ở cờ người Nam bộ, quân cờ sẽ biểu diễn những màn võ thuật đẹp mắt cho đến những phút giây cuối cùng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết, cụ thể nhất về cờ người mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng qua đây sẽ giúp cho những người yêu cờ biết thêm một nét đẹp về truyền thống cờ người của nước ta.
Từ khóa » đấu Cờ Người Là Gì
-
Cờ Người – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hướng Dẫn Cách Chơi Cờ Người - Thủ Thuật Chơi
-
Cờ Người Trò Chơi Dân Gian, Nét đẹp Văn Hóa Dân Tộc Việt - Cờ Thủ
-
Cờ Người - Nuôi Dưỡng Những Giá Trị Tinh Thần Dân Tộc
-
Thi đấu Cờ Người - Nét Văn Hóa độc đáo Tại Lễ Hội Chùa Vua
-
Thi đấu Cờ Người - Trò Chơi Dân Gian đầy Trí Tuệ Hấp Dẫn Người Xem
-
“Cờ Người” - Trò Chơi Dân Gian Mang Nét độc đáo Của Ngày Hội Xuân
-
Cờ Người: Nét Truyền Thống Văn Hóa Thể Thao Dân Tộc - 24H
-
Cờ Người Nghĩa Là Gì?
-
Cờ Người - Nét độc đáo Trong Các Lễ Hội Mùa Xuân - Báo Yên Bái
-
Gameshow Cờ Người - Cổng Thông Tin Tuyển Sinh
-
Đấu Cờ Trong Các Lễ Hội Mùa Xuân - Báo Nam Định điện Tử
-
Cách Chơi Cờ Người - Kiến Thức Cơ Bản Về Trí Tuệ Nhân Tạo