Cổ Phiếu DAP - Vinachem (DDV): Vỡ Mộng “game” Thoái Vốn
Có thể bạn quan tâm
Kỳ vọng thoái vốn nhà nước
DAP - Vinachem là đơn vị chuyên sản xuất phân bón Diamon phốt phát (DAP) thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) với tỷ lệ sở hữu 64% vốn điều lệ.
Ngày 31/5/2021, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái với nhiều nội dung quan trọng, làm cơ sở cho việc thúc đẩy tiến trình thoái vốn nhà nước tại DAP - Vinachem.
Ngoài ra, cuối quý II/2021, lãnh đạo Vinachem cho biết, Tập đoàn đã tiến hành rà soát lại và xây dựng các phương án của năm 2021 các đơn vị đủ điều kiện thoái vốn, bao gồm Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Cao su Miền Nam, Bột giặt và Hóa chất Đức Giang…, riêng DAP - Vinachem có lãi từ năm 2018, nhiều nhà đầu tư quan tâm, đang chờ ý kiến của Thủ tướng.
Phương án thoái vốn nhà nước dự kiến tại DAP - Vinachem là giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 51%, thậm chí về 0%.
Phương án thoái vốn nhà nước dự kiến tại DAP - Vinachem là giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 51%, thậm chí về 0%.
Nắm bắt các thông tin này, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng, Nhà nước sẽ thực hiện thoái vốn tại DAP - Vinachem ngay trong năm 2021, nhờ sự cải thiện về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và thị trường chứng khoán có diễn biến thuận lợi.
Khi đó, giá cổ phiếu DDV dao động quanh 11.000 đồng/cổ phiếu, trong khi giá thoái vốn chắc chắn sẽ không thấp hơn mức định giá 2 năm trước là 16.300 đồng/cổ phiếu.
Một số nhà đầu tư nhạy tin cho rằng, cổ phiếu DDV đang bị “đè” bởi các bên quan tâm tới đợt thoái vốn nhà nước, trong đó có doanh nghiệp liên quan đến ngành nghề kinh doanh của DAP - Vinachem, bao gồm Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC), nhằm mua được cổ phiếu thoái vốn với giá thấp. Vì thế, họ thực hiện mua vào cổ phiếu, nhất là khi doanh nghiệp có triển vọng phát triển.
Cụ thể, năm nay, bối cảnh các doanh nghiệp phân bón kinh doanh rất thuận lợi vì nhu cầu và giá bán phân bón đều tăng, DAP - Vinachem không có vay nợ dài hạn, nợ ngắn hạn giảm mạnh từ mức 436 tỷ đồng năm 2019 về 49,5 tỷ đồng năm 2020 và không còn vay nợ trong nửa đầu năm 2021.
Trong khi đó, DAP - Vinachem có 4 nhà máy urê, tổng công suất hơn 2 triệu tấn/năm. Sản phẩm DAP là phân phức hợp, vừa có thể dùng cho cây trồng, vừa làm nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy NPK. Vị trí nhà máy đặt tại Hải Phòng rất thuận lợi, có cảng riêng để xuất nhập khẩu nguyên liệu và hàng hóa.
Ngoài ra, lãnh đạo DAP - Vinachem chia sẻ, thuế tự vệ DAP chỉ là một phần lợi thế, bản thân doanh nghiệp có thị trường, đang cải thiện về hoạt động kinh doanh và lợi thế lớn nhất là Công ty sở hữu cảng nước sâu chuyên dụng cho hoạt động xuất nhập khẩu hóa chất tại Đình Vũ, Hải Phòng.
Tuy nhiên, tính đến cuối quý II/2021, DAP - Vinachem vẫn còn lỗ lũy kế hơn 114,5 tỷ đồng. Để tối đa hóa hiệu quả đầu tư vốn, hoạt động thoái vốn của DAP - Vinachem có thể sẽ được thực hiện khi doanh nghiệp hết lỗ lũy kế.
Các nhà đầu tư nhạy tin nhận định, hoạt động thoái vốn khó có thể thực hiện trong năm 2021, nên quyết định bán cổ phiếu DDV khi giá đạt 17.000 - 18.000 đồng/cổ phiếu vào cuối tháng 8, tăng theo đà tăng chung của nhóm doanh nghiệp phân bón.
Thế nhưng, giá cổ phiếu DDV bất ngờ vọt lên liên tiếp, đến ngày 15/9 đạt 38.000 đồng/cổ phiếu, với sự xuất hiện của Công ty cổ phần Louis Capital (TGG).
Giá cổ phiếu tăng vọt theo tin đồn
Ngày 10/9, TGG thông báo đã hoàn tất mua 7,35 triệu cổ phiếu, tương đương 5% vốn điều lệ DDV.
Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường Công ty cổ phần Louis Land (BII) - doanh nghiệp cùng thuộc hệ sinh thái Louis với TGG, ông Đỗ Thành Nhân - cố vấn Hội đồng quản trị BII, đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị TGG đánh giá, TGG mua cổ phiếu DDV không phải với mục đích thâu tóm, sáp nhập, mà chỉ đơn thuần đầu tư tài chính. DAP - Vinachem là doanh nghiệp phân bón có hoạt động kinh doanh khả quan và biên lợi nhuận cao, kỳ kết quả kinh doanh năm 2021 sẽ tích cực.
Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán, hiệu ứng “cổ phiếu họ Louis” đang thu hút các nhà đầu tư nhỏ lẻ, đặc biệt là nhà đầu tư mới, không ít người mua bán theo tin đồn. Theo đó, mặc dù ông Nhân đã lên tiếng về khoản đầu tư vào DAP - Vinachem, nhưng trên nhiều diễn đàn mạng và nhóm tư vấn đầu tư vẫn thảo luận về việc “TGG sẽ thâu tóm DAP - Vinachem”.
Nhiều nhà đầu tư cũng quan tâm đến việc DGC liệu có thực hiện mua bán - sáp nhập (M&A) DAP - Vinachem. Về vấn đề này, mới đây, DGC có thông báo, Công ty chưa có nghị quyết về việc sẽ thực hiện M&A doanh nghiệp phân bón.
Đồng thời, hiện nay cũng chưa có một doanh nghiệp phân bón nào dự kiến sẽ thoái vốn trong năm 2021. Trước đó, giai đoạn 2018 - 2020, Nhà nước dự kiến thoái vốn tại một doanh nghiệp phân bón, nhưng DGC được biết, việc này đến nay đã tạm dừng, chưa có kế hoạch tái triển khai.
Dù không nhắc đến DAP - Vinachem, nhưng DGC vẫn được đồn đoán sẽ tham gia đấu giá cổ phần nhà nước thoái vốn để sở hữu chi phối.
Trên thị trường có 2 hướng suy luận, với các nhà đầu tư thạo tin nêu trên, họ khẳng định “game” thoái vốn ở DAP - Vinachem chưa thể diễn ra trong năm 2021, mà chuyển sang năm 2022.
Vì thế, cổ phiếu DDV không còn hấp dẫn, dù triển vọng kinh doanh năm 2021 tích cực, bởi còn lỗ lũy kế và doanh nghiệp nợ cao nên nhiều năm không trả cổ tức, 2 năm ưu tiên giảm nợ nên chưa có chính sách chi trả cổ tức cho cổ đông.
Trước khi giá cổ phiếu DDV có diễn biến tăng cao, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) khuyến nghị đầu tư cổ phiếu này với giá mục tiêu là 20.275 đồng/cổ phiếu, chủ yếu dựa trên triển vọng ngành phân bón và dự phóng kết quả kinh doanh năm 2021: doanh thu 16.747 tỷ đồng, tăng 14,1%, lợi nhuận sau thuế 1.080 tỷ đồng, tăng 196% so với năm 2020.
Ngược lại, nhóm nhà đầu tư khác hào hứng mua vào cổ phiếu DDV với kì vọng sẽ có hiệu ứng “cổ phiếu Louis” khi về chung một nhà với TGG, giống như trường hợp cổ phiếu AGM, VKC, SMT hay BII đều có chuỗi tăng giá ấn tượng. Họ suy luận, khi DGC lên tiếng về việc chưa có nghị quyết M&A thì TGG sẽ thuận tiện mua chi phối DDV.
Về suy luận trên, một nhà phân tích nhận xét: “Họ quên mất rằng, với việc giá cổ phiếu DDV tăng liên tục thì giả định trong tương lai, TGG đổi mục tiêu từ đầu tư tài chính sang đầu tư chi phối, chi phí vốn đầu tư cũng tăng cao, - là điều kiện không thuận lợi với tư cách là bên mua”.
Sau khi đạt đỉnh 38.000 đồng/cổ phiếu ngày 15/9, cổ phiếu DDV đã có hai phiên giảm giá, đóng cửa cuối tuần qua tại 35.800 đồng/cổ phiếu.
Từ khóa » Kế Hoạch Thoái Vốn Ddv
-
DAP-Vinachem Rục Rịch Thoái Vốn Nhà Nước, Cổ Phiếu Bứt Phá | MBS
-
DAP - VINACHEM (DDV): Cổ Phiếu Lao Dốc, Người Nhà “Sếp Lớn ...
-
Dap Vinachem - CafeF
-
Vinachem Tập Trung Thoái Vốn Tại 4 Doanh Nghiệp Trong Năm Nay
-
Vinachem Dồn Dập Thoái Vốn, Thu Về Hàng Ngàn Tỷ đồng
-
'Cá Mập' Săn Mua Cổ Phiếu Thoái Vốn Nhà Nước - Doanh Nhân Trẻ
-
Tập đoàn Hoá Chất Lên Kế Hoạch Thoái Vốn Tại DAP Vinachem (DDV ...
-
DDV: CTCP DAP - VINACHEM - Tin Tức Và Sự Kiện - VietstockFinance
-
DDV: Kế Hoạch Thoái Vốn Khi Nào? | Diễn đàn Chứng Khoán
-
Thoái Vốn Nhà Nước: Nóng Tại Vinachem, PV Gas - VPS
-
Vinachem Cần Thực Hiện đồng Bộ Các Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả ...
-
Cổ Phiếu DDV Chào Em Cô Gái Mở đường Khi Có Tín Hiệu Từ Trên
-
Tin Tức Liên Quan Mã Chứng Khoán DDV - Mobile
-
Chủ Tịch Vinachem: Có Thể Thoái Vốn DAP Vinachem Về 0%