Cổ Phiếu DDV Chào Em Cô Gái Mở đường Khi Có Tín Hiệu Từ Trên

Mở đường cho thoái vốn, cổ phần hóa

9 giờ trước

(ĐTCK) Cho đến thời điểm này, khung pháp lý cho cổ phần hóa, thoái vốn đã đầy đủ, cho phép các bên đẩy hàng ra thị trường trong nửa cuối năm.

Khung pháp lý đã sẵn sàng

Đầu tháng 7, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg quy định tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021 - 2025.

Đây là cơ sở để rà soát kế hoạch duy trì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chuyển đổi sở hữu (bao gồm hình thức cổ phần hóa, bán toàn bộ doanh nghiệp, chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), sắp xếp lại (bao gồm hình thức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản), thoái vốn đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2021 - 2025.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6/2021, báo chí đã đặt câu hỏi vì sao thoái vốn, cổ phần hóa chậm trễ trong nửa đầu năm 2021 khi thị trường chứng khoán rất sôi động, là cơ hội cho cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước thành công. Trả lời câu hỏi này, ông Trần Văn Sơn, Chủ nhiệm Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ cho biết, hiện các cơ quan đang chờ tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021 - 2025 được ban hành, để làm cơ sở phê duyệt các phương án, kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn.

Theo Quyết định 22, 7 lĩnh vực Nhà nước sẽ nắm 65% vốn điều lệ sau chuyển đổi cổ phần hóa, thoái vốn gồm quản lý khai thác các cảng hàng không, sân bay; dịch vụ khai thác khu bay; khai thác khoáng sản quy mô lớn theo quy định hiện hành về phân loại quy mô mỏ khoáng; tài chính, ngân hàng (trừ bảo hiểm, chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính)

Nhà nước sẽ nắm trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ tại các lĩnh vực khai thác, sản xuất, cung cấp nước sạch và thoát nước đô thị nông thôn; sản xuất hóa chất cơ bản; vận chuyển hàng không; đầu mối nhập khẩu xăng dầu chiếm thị phần từ 30% trở lên; sản xuất thuốc lá điếu…

Các ngành, lĩnh vực mà Nhà nước sẽ nắm 100% vốn điều lệ, gồm đo đạc bản đồ phục vụ quốc phòng, an ninh; sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp và cung ứng dịch vụ nổ mìn.

Lĩnh vực truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia và quản lý lưới điện phân phối, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn; xổ số; in, đúc tiền, sản xuất vàng miếng và các vật phẩm lưu niệm bằng vàng; tín dụng chính sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo hiểm tiền gửi và mua bán, xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng… cũng được Nhà nước giữ 100% vốn.

Bên cạnh Quyết định 22, vào cuối tháng 5, các thông tư hướng dẫn Nghị định 140 về cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cũng đã được ban hành.

Như vậy, cho đến thời điểm này, các văn bản, quy định nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn ở các doanh nghiệp đã đầy đủ, trong đó có quy chế mẫu để các sở giao dịch chứng khoán tổ chức đấu giá cổ phần.

Cổ phiếu thoái vốn giữ sức hút

Cổ phiếu BMI của Công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh đã tăng vọt lên 40.000 đồng/cổ phần vào phiên cuối tuần qua khi Báo Đầu tư Chứng khoán có bài viết về việc doanh nghiệp đang thực hiện nới room ngoại lên 100% để chuẩn bị cho quá trình thoái vốn.

Hiện Bảo Minh đã trình Bộ Tài chính phương án nới room và chưa nhận được ý kiến trả lời. Tuy nhiên, theo các quy định hiện hành, doanh nghiệp không bị hạn chế room nước ngoài. Đặc biệt, Quyết định 22 vừa được ban hành cũng nêu rõ bảo hiểm không thuộc lĩnh vực Nhà nước sẽ nắm cổ phần chi phối.

Việc thoái vốn nhà nước tại Bảo hiểm Bảo Minh đã SCIC thực hiện từ năm 2019. Tuy nhiên, tại thời điểm cuối năm 2020, khi công tác thoái vốn đã dần được hoàn thành thì Nghị định 140 được ban hành nhưng chưa có thông tư hướng dẫn đã khiến hoạt động này bị gián đoạn.

Cơ cấu cổ đông của Bảo Minh hiện nay gồm có SCIC sở hữu xấp xỉ 51%, Tập đoàn AXA (Pháp) và cổ đông lớn nước ngoài khác sở hữu trên 20%. Tỷ lệ vốn của SCIC tại Bảo Minh được nhận xét hấp dẫn các nhà đầu tư lớn vì thông qua thương vụ thoái vốn này, nhà đầu tư có thể nắm quyền quản trị tại Bảo Minh.

Trong danh sách các doanh nghiệp SCIC sẽ thoái vốn năm 2021, Bảo Minh được liệt kê đầu tiên.

Ngoài ra, còn có Tổng công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco – 36%), Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (37,1%), FPT (5,93%), Tập đoàn Bảo Việt (BVH – 3,26%), Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Licogi (40,71%), Tổng công ty Thăng Long (25%), Tập đoàn Dệt may (Vinatex – 53,49%), Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam (Seaprodex – 63,38%), Tổng công ty cổ phần Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex – 36,3%), Tổng công ty Đầu tư nước và môi trường Việt Nam (Viwaseen – 98,16%)…

Nếu như trước đây SCIC chủ yếu bán cổ phiếu cả lô thì năm nay có thể có khác biệt. Chẳng hạn, với những cổ phiếu như FPT, BVH, tỷ lệ không quá lớn, nhưng thị giá cổ phiếu cao, cơ cấu cổ đông đặc thù thì việc bán lô lớn thường không thành công vì bên mua chủ yếu nhắm đến mục đích đầu tư tài chính. Thay vì bán cả lô, một lãnh đạo của SCIC cho biết, năm nay, Tổng công ty có thể tính đến phương án khác.

Ngoài các cổ phiếu được SCIC thoái vốn, tới đây sẽ có nhiều bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty rốt ráo đẩy mạnh kế hoạch bán cổ phần tại các công ty con, cháu.

Thực tế, việc thoái vốn còn phụ thuộc lớn vào thị trường. Chẳng hạn, năm 2020, SCIC công bố bán cổ phiếu FPT với giá 52.000 đồng/cổ phần song không có nhà đầu tư nào đăng ký tham gia, nay thị giá FPT đã nhảy vọt lên 92.000 đồng/cổ phần, nếu SCIC bán thành công sẽ có thêm khoản tiền lớn.

Ngoài các cổ phiếu được SCIC thoái vốn, tới đây sẽ có nhiều bộ ngành, tập đoàn, tổng công ty rốt ráo đẩy mạnh kế hoạch bán cổ phần tại các công ty con, cháu.

Được biết, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đang triển khai việc định giá lại cổ phiếu DAP của Công ty cổ phần DAP-Vinachem. Vào thời điểm 1/7/2019, DAP được định giá 16.300 đồng/cổ phần, nay hoạt động của doanh nghiệp phân bón, hóa chất khởi sắc, chưa kể các tài sản khác của doanh nghiệp, định giá DAP được giới đầu tư nhìn nhận không dưới 18.000 đồng/cổ phần.

Vinachem sở hữu 64% cổ phần DAP, vì thế thương vụ thoái vốn này cũng được nhiều “cá mập” nhòm ngó do mua thành công lô cổ phần sẽ nắm quyền quản trị DAP-Vinachem.

link

Từ khóa » Kế Hoạch Thoái Vốn Ddv