Cơ Quan Nào Có Thẩm Quyền Ban Hành Văn Bản Pháp Luật?

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thông tin tòa soạn
    • Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tạp chí Tổ chức nhà nước
    • Giới thiệu Lãnh đạo Bộ Nội vụ
  • Thời sự - Chính trị
  • Tin hoạt động Tổ chức nhà nước
  • Chuyên mục
    • Cải cách hành chính
    • Bộ Nội vụ - 80 năm xây dựng và phát triển
    • Cải cách tiền lương
    • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
    • Xây dựng chính quyền địa phương
    • Bạn đọc viết
    • Phòng, chống tác hại của thuốc lá
    • Nghiên cứu - Trao đổi
    • Xây dựng nông thôn mới
    • Thực tiễn - Kinh nghiệm
    • Thi đua - Khen thưởng
    • Nhìn ra thế giới
    • Từ điển Hành chính mở
    • Thông tin - Quảng cáo
Hà Nội, Ngày 26/11/2024
  • Trang chủ
  • Chuyên mục
  • Nhìn ra thế giới
Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật? Ngày đăng: 16/11/2014 14:46 Mặc định Cỡ chữ

Trên thế giới chỉ có một số nước quy định về khái niệm văn bản pháp luật (VBPL), trong đó đưa ra 3 tiêu chí xác định: VBPL là văn bản chứa đựng quy tắc chung; do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thông qua; có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần. Đa số các nước quy định hình thức VBPL tương đối đơn giản. Đối với VBPL do cơ quan nhà nước ban hành hầu như các nước chỉ quy định từ 3 đến 4 hình thức văn bản như Hiến pháp, luật, nghị định hoặc quy chế, quy tắc, nếu có thông tư thì chỉ có tính chất hướng dẫn, ít đặt ra các quy phạm mới. Địa phương cũng chỉ ban hành 1 đến 2 hình thức văn bản.

Ảnh minh họa: internet
  Tại bất cứ quốc gia nào, Nghị viện/Quốc hội, cơ quan đại diện của nhân dân cũng là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. Cơ quan hành pháp được ủy quyền ban hành văn bản pháp luật đối với một số lĩnh vực nhất định hoặc được ủy quyền ban hành văn bản trong từng luật cụ thể (Canada, Trung Quốc, Lào...). Rất nhiều nước quy định thẩm quyền ban hành văn bản của chính quyền địa phương (Kyrgyzstan, Lào, Trung Quốc…), thậm chí trao thẩm quyền ban hành văn bản cho đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt (Trung Quốc). Ở hầu hết các quốc gia, nhiệm vụ chính của cơ quan lập pháp là thẩm tra, xem xét và thông qua luật. Hầu hết các luật được Quốc hội thông qua đều do cơ quan hành pháp trình, thường là do chính Bộ trưởng chịu trách nhiệm soạn thảo sẽ trình. Bên cạnh đó, cơ quan lập pháp có trách nhiệm giám sát việc thi hành pháp luật. Ở các nước có Thượng viện và Hạ viện, dự thảo luật phải được cả hai viện đồng ý thông qua trước khi gửi nguyên thủ quốc gia ký. Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng trình dự luật ra Nghị viện và chịu trách nhiệm đối với dự luật. Các Bộ trưởng sẽ bảo trợ cho dự án luật được thông qua trong từng công đoạn của quy trình lập pháp tại Nghị viện. Các bộ đồng thời được ủy quyền trong từng luật về thẩm quyền ban hành văn bản quy định chi tiết hướng dẫn luật và chịu trách nhiệm thực thi các đạo luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Nhiều nước quy định Chính phủ được ủy quyền ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật và tổ chức thi hành pháp luật. Với vai trò là cơ quan thực thi pháp luật, cơ quan hành pháp ngoài việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật còn có thẩm quyền ban hành các văn bản dưới luật (nghị định, quyết định, quy chế) để tổ chức việc thi hành luật. Các nghị định của Chính phủ, thông tư của các Bộ chỉ là văn bản hướng dẫn để chấp hành và thi hành luật nên phải căn cứ vào Luật và nội dung quy định phải trong phạm vi luật cho phép. Các văn bản này tồn tại vì nội dung của luật trong nhiều trường hợp không thể quy định chi tiết bởi chúng đòi hỏi những chuyên môn kỹ thuật nhiều hơn khả năng của cơ quan lập pháp. Một số nước quy định Chính phủ được ban hành văn bản dưới luật về những vấn đề chưa được pháp luật quy định, nhưng sau một thời gian kiểm nghiệm trong thực tế phải nâng lên thành luật. Rất nhiều quốc gia quy định về việc ủy quyền lập pháp cho nhánh hành pháp. Trong đó, điển hình là Hiến pháp của Cộng hòa Pháp quy định rõ các nội dung thuộc thẩm quyền ban hành luật của Quốc hội. Sự tách biệt giữa quyền lập pháp và quyền lập quy được thể hiện rõ trong Hiến pháp. Theo tinh thần này, quyền lập quy không được xem là quyền phái sinh từ quyền lập pháp mà được xem là loại quyền năng riêng của Chính phủ trong việc đặt ra pháp luật để điều chỉnh các vấn đề, các nội dung nằm ngoài phạm vi ban hành luật của Quốc hội (nằm ngoài quyền lập pháp).  

Theo: daibieunhandan.vn\

Bình luận

Gửi Về trang trước Gửi email In trang

Tin tức cùng chuyên mục

Ban hành văn bản dưới luật theo pháp luật của Canada dưới góc độ so sánh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Ngày đăng 25/11/2024 Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó bao gồm luật và văn bản dưới luật được điều chỉnh thống nhất bởi một văn bản luật là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần đưa ra quy định để thống nhất cách hiểu và áp dụng thuật ngữ “văn bản dưới luật”. Trong đó, quy định văn bản dưới luật là văn bản được luật của Quốc hội ủy quyền, hay bao hàm cả việc ban hành để thực hiện chức năng, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền.

Thiết chế Tổng Thư ký Hạ viện Canada - Kiến nghị đối với mô hình bộ máy tham mưu, giúp việc của Quốc hội Việt Nam

Ngày đăng 16/10/2024 Mô hình Ban Thư ký giúp việc cho Tổng Thư ký Quốc hội hiện nay có nhiều điểm khá tương đồng với Nhóm quản trị của Tổng Thư ký Hạ viện Canada. Tuy nhiên, theo yêu cầu tiếp tục đổi mới về tổ chức và hoạt động của Quốc hội tại Nghị quyết 27-NQ/TW, nhiệm vụ hoàn thiện thiết chế Tổng Thư ký Quốc hội, Ban Thư ký Quốc hội đã được đặt ra, đòi hỏi có sự nghiên cứu, đề xuất một mô hình bộ máy tham mưu, giúp việc mới cho Quốc hội.

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xây dựng thể chế và chính sách phát triển ngành Công nghiệp bán dẫn và gợi ý cho Việt Nam

Ngày đăng 11/10/2024 Việt Nam lựa chọn chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong điều kiện chưa sẵn sàng các yếu tố tiền đề căn bản, như: thể chế và chính sách, nhân lực, hạ tầng kỹ thuật,… do đó rất cần những bài học kinh nghiệm hữu ích từ các nước đi trước đã có sự phát triển, thành công và có kinh nghiệm trong thực tiễn xây dựng hoàn thiện thể chế, chính sách. Bài viết giới thiệu kết quả khảo cứu kinh nghiệm từ Trung Quốc để đúc rút kinh nghiệm cho Việt Nam1.

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thấp nhất trong 15 năm qua

Ngày đăng 13/08/2024 Báo cáo mới của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố ngày 12/8 cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên năm 2023 giảm còn 13%, thấp nhất trong 15 năm qua nhưng tình trạng thanh niên không có việc làm, không được đào tạo vẫn đáng lo ngại.

Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam về nâng cao sự hài lòng của người dân đối với việc cung ứng dịch vụ công

Ngày đăng 05/07/2024 Sự hài lòng với các dịch vụ công là một trong những thước đo quan trọng về chất lượng quản trị công; phản ánh nhận thức của người dân về năng lực của chính quyền trong việc cung cấp các dịch vụ công. Bài viết phân tích, đánh giá những kinh nghiệm trong việc nâng cao sự hài lòng của người dân đối với các dịch vụ công ở một số quốc gia trên thế giới, qua đó đưa ra những gợi mở đối với Việt Nam trong việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và quản lý nhà nước về cung cấp dịch vụ công.

Tiêu điểm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua các dự thảo nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của 12 tỉnh, thành phố

Sáng 14/11/2024, tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến và biểu quyết thông qua các dự thảo nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình của Chính phủ tại Phiên họp.

Tin mới nhất

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về triển khai thực hiện các Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025

Lâm Đồng: Tiến hành sáp nhập 3 huyện; thành lập Đảng bộ huyện mới đi vào hoạt động từ 01/12/2024

Hoàn thiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương

Đổi mới tổ chức bộ máy nhưng không gián đoạn công việc, phải có sự nối tiếp, liên tục

Kiến tạo một nền hành chính thông thoáng, phục vụ hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp

  • Giới thiệu
  • Thời sự - Chính trị
  • Tin hoạt động Tổ chức nhà nước
  • Chuyên mục

Trụ sở tòa soạn: Số 8 Tôn Thất Thuyết, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 080 48575

Email: tapchitcnn@moha.gov.vn.

Giấy phép hoạt động: số 427/GP-BTTTT ngày 08/7/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

®Tạp chí điện tử Tổ chức nhà nước là cơ quan báo chí của Bộ Nội vụ, có chức năng thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tổng Biên tập: TS Trần Nghị

Trưởng ban Ban Tạp chí điện tử: ThS Trần Ngọc Kiên

Bản quyền thuộc Tạp chí Tổ chức nhà nước - Bộ Nội vụ

Từ khóa » Nơi Ban Hành Luật