Cơ Quan Nào Quản Lý Nhà Nước Về Viễn Thông? - VnEconomy

Trở lại trang chủ

Tiêu điểm Quản lý nhà nước về viễn thông là một trong những nội dung còn có nhiều ý kiến khác nhau tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự án luật này, sáng 17/6.Dự thảo luật viễn thông quy định “cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông là cơ quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông”. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông.Cơ quan thẩm tra, Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho rằng cần có điều riêng quy định rõ hơn về vai trò, vị trí và chức năng của cơ quan này để nâng cao tính khả thi của luật và phù hợp với yêu cầu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc thành lập cơ quan chuyên ngành quản lý viễn thông độc lập.Bởi, trong nhiều trường hợp cần phải giải quyết các tình huống có tính cấp bách, cơ quan quản lý phải có vai trò, vị trí pháp lý đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý được giao. Hơn nữa, hầu hết các nước là thành viên Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) đã hình thành cơ quan quản lý viễn thông độc lập.Thảo luận tại hội trường, đại biểu Vũ Hồng Anh đề nghị không đưa vào dự thảo luật điều 10 quy định về "cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông" mà để cho nghị định của Chính phủ điều chỉnh. Như vậy một mặt đảm bảo thực hiện đúng thẩm quyền của Chính phủ, mặt khác bảo đảm cho Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, sự linh hoạt trong quản lý điều hành, khi cần thiết thì thành lập, khi không cần thiết thì có thể giải thể.Đai biểu Đinh Xuân Thảo “thống nhất với nhiều đại biểu trước tôi” là không nên có quy định về cơ quan quản lý Nhà nước. Vì, đã có Bộ Thông tin và Truyền thông rồi.Còn theo đại biểu Trần Đình Nhã, “ở Việt Nam có Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan cao nhất, to nhất và có trách nhiệm nhất về lĩnh vực viễn thông”. Còn nếu có cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về viễn thông, thì cơ quan này phải trực thuộc Chính phủ, vì phải đại diện cho Việt Nam giải quyết những vấn đề về quản lý viễn thông. "Tôi thấy cơ chế này cần phải xem lại", đại biểu Nhã nói.Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến bày tỏ sự đồng tình với cơ quan thẩm tra, nghĩa là cần có quy định riêng về cơ quan quản lý viễn thông.Bảo vệ quyền lợi người sử dụng viễn thông cũng là vấn đề nhiều đại biểu quan tâm. Đại biểu Chu Sơn Hà đề nghị Quốc hội cần đứng trên quan điểm xây dựng luật nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động viễn thông và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi tham gia thị trường viễn thông.Vì thực tế trong thời gian các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông đã biến khách hàng thành những khổ chủ, bỏ tiền ra mua chất lượng dịch vụ tồi gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước.Đại biểu Nguyễn Việt Dũng đề nghị làm rõ hơn chính sách về quản lý chất lượng dịch vụ mà các doanh nghiệp cung cấp cho người tiêu dùng. Đặc biệt cần nghiên cứu việc các doanh nghiệp phải cam kết chất lượng dịch vụ tối thiểu phải đạt được khi cung cấp cho khách hàng. Vì thông thường hiện nay các doanh nghiệp thường cam kết dịch vụ tối đa, nhưng trong thực tế là tối thiểu.Cụ thể hơn, đại biểu Nguyễn Văn Phát cho rằng, về bồi hoàn cước viễn thông gây thiệt hại, luật cần quy định cụ thể hơn để đảm bảo sự đối xử công bằng trong việc thực hiện các điều, khoản cam kết giữa cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông với tổ chức và cá nhân sử dụng dịch vụ viễn thông. Vì thực tế hiện nay, lợi thế thường nghiêng về phía cơ quan cung cấp dịch vụ nếu người sử dụng dịch vụ vi phạm hợp đồng.
Kinh doanh viễn thông: Sân chơi sẽ mở cho mọi thành phần

Kinh doanh viễn thông: Sân chơi sẽ mở cho mọi thành phần

05/06/2009 Tiêu điểm

Đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 48-2024

1Tiêu điểm

Tội phạm đánh bạc trên mạng tăng hơn 105%

2Tiêu điểm

Từ ngày 1/7/2025: Cá nhân kinh doanh có doanh thu trên 200 triệu đồng/năm mới phải nộp thuế VAT

3Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá

4Tiêu điểm

Sớm nghiên cứu có quy định mức thuế cao hơn với người nhiều nhà, đất, bỏ đất hoang

5
Thủ tướng yêu cầu "thần tốc" hoàn thành hai tuyến cao tốc tại Cao Bằng - Lạng Sơn ngay trong 2025
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam và Peru còn nhiều tiềm năng phát triển hợp tác
Đại biểu lo giá đất sẽ tăng, tạo lập mặt bằng mới khi thí điểm mở rộng quỹ đất làm nhà ở thương mại
Đề xuất tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm thực hiện nhà ở thương mại
Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC
Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam hơn 67 tỉ USD

Từ khóa » Tổ Chức Viễn Thông Cần Quản Lý