Viễn Thông – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. |
Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. Xin hãy giúp sửa bài viết này bằng cách thêm bớt liên kết hoặc cải thiện bố cục và cách trình bày bài. |
Viễn thông là việc truyền dẫn thông tin giao tiếp qua một khoảng cách đáng kể để về địa lý.
Vào thời xưa, viễn thông gồm việc dùng các tín hiệu hình ảnh, chẳng hạn như đèn hiệu, tín hiệu khói, điện báo semaphore, tín hiệu cờ, quang báo, hoặc tin nhắn âm thanh như tiếng trống, tiếng tù và, tiếng còi.
Thời hiện đại, viễn thông là việc dùng các thiết bị điện như máy điện báo, điện thoại, máy telex, cũng như dùng thông tin liên lạc vi ba, vô tuyến, sợi quang và kết hợp với vệ tinh thông tin và Internet.
Cuộc cách mạng trong ngành viễn thông không dây bắt đầu vào thập niên 1900 với những phát triển tiên phong trong lĩnh vực vô tuyến và thông tin liên lạc không dây nhờ Nikola Tesla và Guglielmo Marconi. Marconi đã giành giải Nobel Vật lý năm 1909 cho những nỗ lực của ông. Các nhà phát minh và phát triển tiên phong đáng chú ý khác trong lĩnh vực điện và điện tử gồm Charles Wheatstone và Samuel Morse (điện báo), Alexander Graham Bell (điện thoại), Edwin Armstrong, và Lee de Forest (vô tuyến), cũng như John Logie Baird và Philo Farnsworth (truyền hình).
Dung lượng hiệu dụng của thế giới để trao đổi thông tin qua mạng viễn thông hai chiều đã tăng từ 281 petabyte thông tin (đã nén tối ưu) năm 1986 lên 471 petabyte vào năm 1993, và tới 2,2 exabyte (đã nén tối ưu) vào năm 2000, cho đến năm 2007 thì lên tới 65 exabyte (đã nén tối ưu).[1] Lượng thông tin này tương đương với 2 trang báo cho mỗi người trong một ngày vào năm 1986 và toàn bộ 6 tờ báo cho mỗi người một ngày vào năm 2007.[2] Với sự tăng trưởng này, viễn thông đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới và doanh thu của ngành công nghiệp viễn thông toàn thế giới ước tính đạt 3,85 nghìn tỷ USD vào năm 2008.[3] Doanh thu dịch vụ của ngành công nghiệp viễn thông toàn cầu ước tính đạt 1,7 nghìn tỷ USD năm 2008 và dự kiến đạt 2,7 nghìn tỷ USD vào năm 2013.[3]
Nguồn gốc từ ngữ
[sửa | sửa mã nguồn]Từ viễn thông (telecommunication trong tiếng Anh) đã được chuyển thể từ télécommunication trong tiếng Pháp. Đây là từ ghép của tiền tố Hy Lạp tele- (τηλε-), có nghĩa là "xa", và từ communicate trong tiếng Latin có nghĩa là "chia sẻ".[4] Từ tiếng Pháp télécommunication lần đầu tiên xuất hiện tại French Grande École "Telecom ParisTech", trước đây còn được gọi là "École nationale supérieure des télécommunications" vào năm 1904 bởi kỹ sư và tiểu thuyết gia người Pháp Édouard Estaunié.[5]
Kinh tế
[sửa | sửa mã nguồn]10 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới là:
- Nippon Telegraph and Telephone, Nhật Bản
- Deutsche Telekom, Đức
- Verizon, Mỹ
- France Télécom, Pháp
- Vodafone, Anh
- NTT DoCoMo, Nhật
- SBC Communications, Mỹ
- Telecom Italia, Ý
- British Telecom, Anh
- Telefónica, Tây Ban Nha
Thời điểm: tháng 11 năm 2004 theo doanh thu. Nguồn: [1] Lưu trữ 2005-11-08 tại Wayback Machine
10 nhà cung cấp trang thiết bị lớn nhất cho doanh nghiệp viễn thông là
- Alcatel
- Ericsson
- Lucent Technologies
- Motorola
- Nokia
- Nortel
- Siemens
- Marconi
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ "The World’s Technological Capacity to Store, Communicate, and Compute Information", Martin Hilbert and Priscila López (2011), Science, 332(6025), 60-65; free access to the study through here: martinhilbert.net/WorldInfoCapacity.html
- ^ "video animation The Economist" Lưu trữ 2012-01-18 tại Wayback Machine.
- ^ a b Worldwide Telecommunications Industry Revenues Lưu trữ 2010-03-28 tại Wayback Machine, Internet Engineering Task Force, June 2010.
- ^ Telecommunication, tele- and communication, New Oxford American Dictionary (2nd edition), 2005.
- ^ Jean-Marie Dilhac, From tele-communicare to Telecommunications, 2004.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Viễn thông.- Tạp chí Bưu chính Viễn thông Lưu trữ 2020-03-12 tại Wayback Machine
- ATIS Telecom Glossary Lưu trữ 2008-03-02 tại Wayback Machine
- Communications Engineering Tutorials Lưu trữ 2010-01-23 tại Wayback Machine
- Federal Communications Commission
- Unified Communications Lưu trữ 2011-12-29 tại Wayback Machine
- IEEE Communications Society
- International Telecommunication Union
- Ericsson's Understanding Telecommunications at archive.org (Ericsson removed the book from their site in September 2005)
- VoIP, Voice over Internet Protocol and Internet telephone calls Lưu trữ 2018-01-24 tại Wayback Machine
| ||
---|---|---|
Lịch sử |
| |
Người tiên phong |
| |
Môi trường |
| |
Ghép kênh |
| |
Khái niệm |
| |
Loại mạng |
| |
Mạng đáng chú ý |
|
| |
---|---|
Các nền tảng toán học | Logic toán · Lý thuyết tập hợp · Lý thuyết số · Lý thuyết đồ thị · Lý thuyết kiểu · Lý thuyết thể loại · Giải tích số · Lý thuyết thông tin · Đại số · Nhận dạng mẫu · Nhận dạng tiếng nói · Toán học tổ hợp · Đại số Boole · Toán rời rạc |
Lý thuyết phép tính | Độ phức tạp Kolmogorov · Lý thuyết Automat · Lý thuyết tính được · Lý thuyết độ phức tạp tính toán · Lý thuyết điện toán lượng tử |
Các cấu trúc dữ liệu và các giải thuật | Phân tích giải thuật · Thiết kế giải thuật · Hình học tính toán · Tối ưu hóa tổ hợp |
Các ngôn ngữ lập trình và Các trình biên dịch | Các bộ phân tích cú pháp · Các trình thông dịch · Lập trình cấu trúc · Lập trình thủ tục · Lập trình hướng đối tượng · Lập trình hướng khía cạnh · Lập trình hàm · Lập trình logic · Lập trình máy tính · Lập trình mệnh lệnh · Lập trình song song · Lập trình tương tranh · Các mô hình lập trình · Prolog · Tối ưu hóa trình biên dịch |
Tính song hành, Song song, và các hệ thống phân tán | Đa xử lý · Điện toán lưới · Kiểm soát song hành · Hiệu năng hệ thống · Tính toán phân tán |
Công nghệ phần mềm | Phân tích yêu cầu · Thiết kế phần mềm · Các phương pháp hình thức · Kiểm thử phần mềm · Quy trình phát triển phần mềm · Các phép đo phần mềm · Đặc tả chương trình · LISP · Mẫu thiết kế · Tối ưu hóa phần mềm |
Kiến trúc hệ thống | Kiến trúc máy tính · Tổ chức máy tính · Các hệ điều hành · Các cấu trúc điều khiển · Cấu trúc bộ nhớ lưu trữ · Vi mạch · Thiết kế ASIC · Vi lập trình · Vào/ra dữ liệu · VLSI design · Xử lý tín hiệu số |
Viễn thông và Mạng máy tính | Audio máy tính · Chọn tuyến · Cấu trúc liên kết mạng · Mật mã học |
Các cơ sở dữ liệu và Các hệ thống thông tin | Hệ quản trị cơ sở dữ liệu · Cơ sở dữ liệu quan hệ · SQL · Các giao dịch · Các chỉ số cơ sở dữ liệu · Khai phá dữ liệu · Biểu diễn và giao diện thông tin · Các hệ thống thông tin · Khôi phục dữ liệu · Lưu trữ thông tin · Lý thuyết thông tin · Mã hóa dữ liệu · Nén dữ liệu · Thu thập thông tin |
Trí tuệ nhân tạo | Lập luận tự động · Ngôn ngữ học tính toán · Thị giác máy tính · Tính toán tiến hóa · Các hệ chuyên gia · Học máy · Xử lý ngôn ngữ tự nhiên · Robot học · Biểu diễn tri thức và suy luận |
Đồ họa máy tính | Trực quan hóa · Hoạt họa máy tính · Xử lý ảnh |
Giao diện người-máy tính | Khả năng truy cập máy tính · Giao diện người dùng · Điện toán mang được · Điện toán khắp mọi nơi · Thực tế ảo |
Khoa học tính toán | Cuộc sống nhân tạo · Tin sinh học · Khoa học nhận thức · Hóa học tính toán · Khoa học thần kinh tính toán · Vật Lý học tính toán · Các giải thuật số · Toán học kí hiệu |
Chú ý: khoa học máy tính còn có thể được chia thành nhiều chủ đề hay nhiều lĩnh vực khác dựa theo Hệ thống xếp loại điện toán ACM. |
| |||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phần cứng • Phần mềm | |||||||||||||||||||||||||
Công nghệ thông tin |
| ||||||||||||||||||||||||
Hệ thống thông tin |
| ||||||||||||||||||||||||
Khoa học máy tính |
| ||||||||||||||||||||||||
Kỹ thuật máy tính |
| ||||||||||||||||||||||||
Kỹ nghệ phần mềm |
| ||||||||||||||||||||||||
Mạng máy tính |
| ||||||||||||||||||||||||
Tin học kinh tế |
|
Từ khóa » Tổ Chức Viễn Thông Cần Quản Lý
-
Cơ Quan Nào Quản Lý Chuyên Ngành Về Viễn Thông?
-
Cơ Quan Nào Quản Lý Nhà Nước Về Viễn Thông? - VnEconomy
-
Cơ Quan Nào Quản Lý Chuyên Ngành Về Viễn Thông? - LawNet
-
Quản Lý Viễn Thông Cần Theo Cơ Chế Thị Trường - Vietnamnet
-
Dịch Vụ Viễn Thông Là Gì? Cách Phân Loại - Luận Văn 1080
-
Chức Năng Nhiệm Vụ - Thông Tin Chi Tiết
-
Dịch Vụ Công Trực Tuyến - Dvc@.vn
-
Văn Bản Hợp Nhất 05/VBHN-BTTTT 2020 Thông Tư Quản Lý Chất ...
-
Tổ Chức được Cấp Phép Lắp đặt Cáp Viễn Thông Trên Biển Cần Phải ...
-
Quỹ Dịch Vụ Viễn Thông Công ích Việt Nam
-
QUẢN LÝ MẠNG TRONG MẠNG VIỄN THÔNG - Tài Liệu Text - 123doc
-
Đăng Ký Cung Cấp Dịch Vụ Nội Dung Thông Tin Trên Mạng Viễn Thông ...
-
Cơ Cấu Tổ Chức - VNPT
-
Số: 41/2009/QH12 - Bộ Thông Tin Và Truyền Thông