Cơ Sở Lý Luận Về Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Ở bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh được xem là một yếu tố tất yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở bất kỳ lĩnh vực nào, có cạnh tranh thì mới có sự phấn đấu, sự phát triển cho công ty cũng như sự đa dạng lựa chọn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thực tế bên cạnh các hoạt động cạnh tranh lành mạnh, tôn trọng lẫn nhau vẫn tồn tại không ít doanh nghiệp có xu hướng cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng xấu đến đối thủ, đôi khi là đối với người tiêu dùng. Vậy cạnh tranh không lành mạnh là gì và chúng ta có thể làm thế nào để ngăn chặn việc đó? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Cạnh tranh không lành mạnh là gì?
Theo Khoản 6, Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018, cạnh tranh không lành mạnh được định nghĩa là các hành vi của doanh nghiệp thực hiện trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, những hành vi đó gây hại hoặc có thể gây hại đến lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp khác.
Thế nào là cạnh tranh không lành mạnh?
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là gì?
Theo quy định được đề cập trong Điều 45 Luật cạnh tranh 2018, các hành vi được liệt kê vào danh sách các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm bao gồm:
- Xâm phạm các bí mật kinh doanh của người khác dưới các hình thức: tiết lộ,sử dụng phi pháp các thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được sự cho phép của người chủ sở hữu thông tin đó.
- Ép buộc, đe dọa khách hàng và đối tác của doanh nghiệp không được hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
- Trực tiếp hoặc gián tiếp tung các thông tin không trung thực, sai sự thật, đặt điều nhằm bôi xấu hình ảnh, danh dự và ảnh hưởng nặng đến kết quả hoạt động tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp khác.
- Trực tiếp hoặc gián tiếp gây rối, cản trở, làm gián đoạn công việc kinh doanh của doanh nghiệp khác.
- Lôi kéo khách hàng về doanh nghiệp mình một cách bất chính như: so sánh hàng hóa của mình với doanh nghiệp khác mà không hề có bất cứ bằng chứng cụ thể nào.
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phá giá dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến việc loại bỏ doanh nghiệp khác cũng cùng kinh doanh mặt hàng, dịch vụ đó.
- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
Luận Văn 123 hiện đang cung cấp các dịch vụ viết thuê tiểu luận, viết thuê luận văn (đại học, cao học) uy tín số 1 trên thị trường. Chẳng may bạn đang gặp khó khăn với bài luận của mình, hãy để chúng tôi giúp bạn!. Nếu bạn vẫn còn "lăn tăn" về dịch vụ viết thuê luận văn, tham khảo bài viết: https://luanvan123.net/viet-thue-luan-van-loi-ich-va-bat-loi-bid29.html
Một ví dụ cạnh tranh không lành mạnh
Tại Việt Nam, một trong những hình thức phổ biến nhất là quảng cáo nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh. Dưới đây là một ví dụ cụ thể:
Vụ kiến giữa hai doanh nghiệp cùng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nệm cao su tự nhiên gọi tắt là doanh nghiệp A và doanh nghiệp B.
Doanh nghiệp A đăng quảng cáo sản phẩm của mình trên các tờ báo lớn, kèm theo nội dung: “Do tính chất không ưu việt của nguyên liệu sản xuất nên chất lượng nệm lò xo sẽ giảm dần theo thời gian. Ngoài ra, nếu độ đàn hồi của lò xo cao, lò xo dễ bị gãy, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Còn đối với nệm nhựa tổng hợp polyurethane có tính dẻo ưu việt nên không có độ đàn hồi, mau bị xẹp. Chính vì những lý do đó mà chúng tôi hoàn toàn không sản xuất nệm lò xo cũng như nệm nhựa polyurethane. Tất cả các sản phẩm của Công ty A đều được làm từ 100% cao su thiên nhiên, có độ bền cao và không xẹp lún theo thời gian…”
Ngay lập tức, doanh nghiệp B đã cho rằng doanh nghiệp A đang cố tình vi phạm luật cạnh tranh và khởi kiện doanh nghiệp A với lý do quảng cáo so sánh nói xấu đối thủ và thắng kiện. Suy ra kết luận, nếu việc quảng cáo so sánh với các sản phẩm cùng loại mà không có các căn cứ khoa học để chứng minh, gây hiểu nhầm hoặc thiệt hại đến uy tín sản phẩm của doanh nghiệp khác cũng có thể được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Ảnh hưởng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là gì?
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh tác động rất rõ ràng và ảnh hưởng đến 3 chủ thể: doanh nghiệp, người tiêu dùng và nền kinh tế thị trường.
- Về phía doanh nghiệp: những hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ khiến doanh nghiệp bị đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh, tổn thất tài chính, mất uy tín, thị phần, nghiêm trọng hơn là có thể bị phá sản hoặc bị thâu tóm, mua lại.
- Về phía người tiêu dùng: sau những phản ứng tẩy chay tưởng chừng như là thực hiện quyền mua sắm của mình thì sau đó khách hàng chẳng được gì ngoài việc mất đi lòng tin vào sản phẩm, doanh nghiệp và ngày càng trở nên dè chừng, e ngại đối với các sản phẩm khác có trên thị trường.
- Về phía nền kinh tế:
- Khi các doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ gây thiệt hại lớn đến bản thân doanh nghiệp làm cho nguồn thu doanh nghiệp cũng như các khoản thu về thuế cho Nhà nước cũng giảm theo, từ đó ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Nhà nước.
- Nghiêm trọng hơn là chất lượng, hình ảnh của hàng Việt Nam bị giảm uy tín, gây hại cho hoạt động xuất khẩu.
- Tạo tâm lý không tốt đối với các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư, thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Hậu quả của hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Có thể bạn quan tâm:
Danh sách đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành luật kinh tế
Giải pháp hạn chế các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam
1. Về phía Nhà nước
- Tiếp tục đề xuất các chính sách để hoàn thiện pháp luật về chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và đặc biệt là sự phát triển của công nghệ, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh càng trở nên phức tạp và tinh vi hơn. Vì vậy, việc Nhà nước không ngừng đổi mới và cải thiện hệ thống điều luật là điều tất yếu.
- Hoàn thiện các quy định về chế tài xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh: trên thực tế những lợi ích mà cạnh tranh không lành mạnh mang lại cho doanh nghiệp lớn hơn rất nhiều so với những khoản phạt mà họ phải chịu. Vì vậy, Nhà nước cần triển khai các hình thức xử phạt và răn đe khác. Hiện nay, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm đã được quy định rõ trong Luật Cạnh tranh năm 2018 và các mức xử phạt cũng đã được cụ thể hóa tại Nghị định số 75/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
- Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp nghi ngờ có hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm hạn chế các hành vi đó và bảo vệ người tiêu dùng.
- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ: đây cũng là vấn đề pháp lý mới ở Việt Nam, do vậy đôi khi đội ngũ này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Vì vậy, trong tương lai gần cần tiếp tục triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn cho cán bộ, chú trọng xây dựng và phát triển lực lượng thẩm phán có chuyên môn, kinh nghiệm trong các việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
- Học hỏi cách các nước khác về việc xử lý và hạn chế hành vi cạnh tranh không lành mạnh: việc chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh là còn mới đối với pháp luật Việt Nam nhưng đối với các nước khác, họ đã có bộ luật mạnh mẽ và đanh thép để răn đe, xử phạt hành động đó, nên chúng ta cần hợp tác nghiên cứu, học tập trao đổi kinh nghiệm để tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan quản lý cạnh tranh và các cán bộ liên quan có thêm kiến thức và kinh nghiệm để xử lý các vấn đề thực tiễn ở Việt Nam.
2. Về phía Hiệp hội doanh nghiệp
Thường xuyên phối hợp với các cơ quan quản lý, góp ý hoàn thiện chính sách để bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn minh bạch, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
3. Về phía các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cần tuân thủ pháp luật về Luật Kinh doanh nói chung và Luật Cạnh tranh nói riêng. Mặt khác, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh chuyên nghiệp và lâu dài như: quảng bá thương hiệu, xây dựng sản phẩm, dịch vụ và kênh phân phối mới, khai thác lợi thế cạnh tranh của mình,...
4. Về phía người tiêu dùng
- Cần có cái nhìn đúng đắn, khách quan về hàng hóa, dịch vụ mà mình đang sử dụng.
- Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm kém chất lượng và có hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
- Lên án, kêu gọi tẩy chay các sản phẩm có dấu hiệu vi phạm pháp luật, từ đó tạo sức ép lên doanh nghiệp, đẩy lùi hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Cạnh tranh không lành mạnh không chỉ gây hại đến doanh nghiệp, người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng xấu đến uy tín, hình ảnh của quốc gia. Vì vậy, qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ có cái nhìn thật khách quan về khái niệm cạnh tranh không lành mạnh là gì cũng như hiểu được cách hạn chế, bài trừ chúng để tạo ra một môi trường kinh doanh thật lành mạnh và phát triển.
Nguồn tham khảo:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/doanh-nghiep/Luat-canh-tranh-345182.aspx
Từ khóa » Tiểu Luận Luật Cạnh Tranh Không Lành Mạnh
-
Tiểu Luận Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tiểu Luận Pháp Luật Quy định Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh
-
[Luận Văn] Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh
-
Top 05 Bài Tiểu Luận Môn Luật Cạnh Tranh, Điểm Cao Nhất
-
Tiểu Luận: Thực Tiễn áp Dụng Quy định Pháp Luật Về Hành Vi Cạnh ...
-
Tiểu Luận Luật Cạnh Tranh.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí
-
Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí
-
Thực Trạng Cạnh Tranh Không Lành Mạnh ở Việt Nam - Tài Liệu Text
-
Bài Tiểu Luận Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh
-
[DOC] 1.1. Tên Học Phần: LUẬT CẠNH TRANH
-
List 14 Đề Tài Cáo Thực Tập Luật Cạnh Tranh, ĐIỂM CAO!!!
-
Tiểu Luận Luật Cạnh Tranh Trang 1 Tải Miễn Phí Từ TailieuXANH
-
Tiểu Luận Thực Tiễn áp Dụng Luật Cạnh Tranh
-
[PDF] LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC - VNU