Tiểu Luận Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Thạc sĩ - Cao học
  4. >>
  5. Luật
Tiểu luận hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.42 KB, 12 trang )

LỜI MỞ ĐẦUKinh tế thị trường được xem là một trong những phát minh vĩ đại nhấttrong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại. Cho đến nay chúng ta không thểtìm ra được kiểu tổ chức kinh tế nào có hiệu quả hơn kinh tế thị trường vì nóluôn hàm chứa trong mình những thách thức đối với sự nhạy bén và sáng tạo củacon người thông qua môi trường cạnh tranh. Cạnh tranh là một động lực thúcđẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên nếu cạnh tranh quá gay gắt sẽ dẫnđến cạnh tranh không lành mạnh.Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp đã và sẽxâm hại quyền tự do kinh doanh, gây hậu quả xấu cho môi trường kinh doanh,cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính và cho người tiêu dùng. Cơ chế thịtrường cũng đặt ra nhu cầu phải thiết lập và duy trì một môi trường cạnh tranhcông bằng và bình đẳng cho các chủ thể kinh doanh.Vì vậy vấn đề chống cạnh tranh không lành mạnh luôn là vấn đề đượcĐảng, Nhà nước và cả xã hội quan tâm. Việc xây dựng chế định pháp lý về cạnhtranh, đặc biệt là chống cạnh tranh không lành mạnh đã được các nhà nghiêncứu, lập pháp chú ý nhằm cải thiện môi trường pháp lý, khuyến khích hơn nữacác hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế trong và ngoàinước. Tuy nhiên trước một nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ nhưhiện nay, sự vận động của các quan hệ kinh tế ngày càng phong phú và đa dạngdẫn đến quy mô cũng như mức độ cạnh tranh ngày càng tăng, những hành vicạnh tranh không lành mạnh xuất hiện ngày càng nhiều với những thủ đoạnngày càng tinh vi. Trong khi đó việc thực thi pháp luật cạnh tranh còn chưa thựcsự có hiệu quả, Cơ quan quản lý cạnh tranh còn chưa phát huy hết vai trò củamình trong việc chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hơn nữatrong môi trường toàn cầu hóa, công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, việc tậndụng điều kiện đó thông qua hình thức quảng cáo để cạnh tranh không lànhmạnh đang ngày càng phổ biến.1Do đó, việc đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về hành vi cạnh tranh khônglành mạnh mà đặc biệt là hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnhluôn là vấn đề vô cùng cấp thiết.2NỘI DUNG1. Lý luận chung về cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh1.1. Khái niệm cạnh tranhCạnh tranh là sự chạy đua giữa hai hay nhiều đối thủ. Cạnh tranh trongnền kinh tế về bản chất được hiểu là sự chạy đua giữa các doanh nghiệp trên thịtrường nhằm không ngừng tung ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ tốtnhất với giá cả thấp nhất nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình. Với mục đíchtối ưu hóa lợi nhuận của các doanh nghiệp, cạnh tranh đã thúc đẩy quá trình tíchtụ và tập trung tư bản diễn ra không đều ở các ngành, các lĩnh vực kinh tế khácnhau. Đây là tiền đề vật chất cho sự hình thành các hình thái cạnh tranh khônglành mạnh. Cạnh tranh còn là môi trường đào thải các nhà kinh doanh khôngthích nghi được với các điều kiện của thị trường.Về các hình thức cạnh tranh: Dựa vào tính chất của thủ đoạn cạnh tranhvà ảnh hưởng của nó, cạnh tranh được chia thành cạnh tranh lành mạnh và cạnhtranh không lành mạnh; Dựa vào mức độ tác động của Nhà nước đối với cạnhtranh, cạnh tranh được chia thành cạnh tranh tự do và cạnh tranh có sự điều tiếtcủa Nhà nước; Dưới góc độ cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh được chia thànhcạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo và độc quyền.Cạnh tranh có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.Thứ nhất, nó điều chỉnh quan hệ cung cầu trên cơ sở quyền tự do lựa chọn củangười tiêu dùng. Trong môi trường cạnh tranh khó có thể bóc lột người tiêudùng vì luôn có một đối thủ khác chào bán sản phẩm với giá tốt hơn. Thứ hai,đảm bảo đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng. Thứ ba, cạnh tranhtạo sức ép, buộc các doanh nghiệp phải phân bổ nguồn lực xã hội một cách cóhiệu quả, là động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thứ tư, tạo điềukiện thuận lợi cho sản xuất thích ứng hàng loạt với sự biến động của nhu cầu xã3hội và đổi mới công nghệ. Thứ năm, tạo cơ sở hình thành phương thức hợp lý vàcông bằng cho quá trình phân phối lại trong xã hội. Thứ sáu, thúc đẩy quá trìnhđổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm và đổi mới tổ chức nền kinh tế. Thứ bảy,là môi trường đào thải các nhà sản xuất, kinh doanh không thích nghi được vớiđiều kiện của thị trường. Thứ tam, giúp tạo sự đổi mới chung, thường xuyên vàliên tục vì vậy mang lại sự tăng trưởng kinh tế chung cho toàn xã hội.Tuy nhiên bên cạnh có cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực, thểhiện ở xu hướng phân hóa các doanh nghiệp, phân hóa giàu nghèo, gây ra tìnhtrạng phá sản, nạn thất nghiệp, gây mất ổn định về mặt xã hội, tạo sức ép lớn đốivới chính sách kinh tế và chính sách xã hội của mỗi quốc gia. Cạnh tranh khônglành mạnh càng tạo ra nhiều hậu quả tiêu cực đối với người tiêu dùng và với chủthể tham gia cạnh tranh.1.2. Khái niệm cạnh tranh không lành mạnhXét ở góc độ khái quát, cạnh tranh không lành mạnh là những hành vicạnh tranh đi ngược lại với các nguyên tắc xã hội, tập quán và truyền thống kinhdoanh, xâm phạm lợi ích của các nhà kinh doanh khác, lợi ích của người tiêudùng và lợi ích của toàn xã hội.1Có thể nói hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cụ thể,đơn phương vì mục đích cạnh tranh của chủ thể kinh doanh luôn thể hiện tínhkhông lành mạnh (chứ không phải là bất hợp pháp) mà mục tiêu của nó là gây racho một hay các đối thủ cạnh tranh sự bất lợi hay thiệt hại trong hoạt động kinhdoanh.2Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định: “Hành vi cạnhtranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trìnhkinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây1Đặng Vũ Huân, Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Nhà xuấtbản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.2Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay,Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2001.4thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi íchhợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.”Hành vi cạnh tranh không lành mạnh có những đặc điểm biểu hiện chínhnhư sau: Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là cácchủ thể tham gia trên thị trường thuộc mọi thành phần kinh tế dù có thuộc doanhnghiệp hay không. Dẫn đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trongmọi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, mọi công đoạn của quá trình sảnxuất kinh doanh. Thứ hai, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trái với cácchuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh. Việc xác định hành vi nào làcạnh tranh không lành mạnh dựa trên hai căn cứ chính đó là căn cứ vào luật địnhvà căn cứ vào tập quán kinh doanh thông thường đã được thừa nhận rộng rãitrong đời sống của thị trường. Thứ ba, hành vi cạnh tranh không lành mạnh gâythiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệpvà người tiêu dùng.Việc xác định hành vi nào là hành vi cạnh tranh không lành mạnh là mộtvấn đề rất quan trọng về mặt chính sách. Về nguyên tắc, ngoài các quy địnhđược nêu ra trong Công ước Paris năm 1883, các quốc gia tùy từng điều kiện,hoàn cảnh, nhu cầu cụ thể của nước mình mà xác định hành vi nào là hành vicạnh tranh không lành mạnh.Luật Cạnh tranh năm 2004 điều chỉnh hầu như toàn diện các hành vicạnh tranh không lành mạnh. Điều 39 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định 10hành vi sau là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:“1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;2. Xâm phạm bí mật kinh doanh;3. Ép buộc trong kinh doanh;4. Gièm pha doanh nghiệp khác;5. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;57. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;8. Phân biệt đối xử của hiệp hội;9. Bán hàng đa cấp bất chính;10. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xácđịnh tại khoản 4 Điều 3 của Luật này do Chính phủ quy định.”Như vậy Luật Cạnh tranh năm 2004 xác định quảng cáo nhằm cạnhtranh không lành mạnh là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Quảng cáođưa thông tin sai lệch về dữ liệu của hàng hóa và phương thức điều kiện thươngmại là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh mang tính phổ biếnnhất. Hiện nay ở Việt Nam hành vi này diễn ra khá mạnh dưới nhiều hình thứcvà góc độ khác nhau. Doanh nghiệp có quyền quảng cáo để giới thiệu, khuếchtrương về hàng hóa hay dịch vụ của mình. Với bản chất là quá trình thông tin cóý nghĩa lớn trong định hướng hành vi mua sắm và sử dụng dịch vụ của kháchhàng, quảng cáo là phương pháp quan trọng giúp doanh nghiệp quảng bá sảnphẩm của mình, cạnh tranh giành thị phần trên thị trường. Để đạt được mục tiêunày ở mức độ tối đa, một số doanh nghiệp có thể thực hiện hành vi quảng cáokhông trung thực như so sánh hàng hóa dịch vụ của mình với hàng hóa dịch vụcủa doanh nghiệp khác, sử dụng những sản phẩm quảng cáo hoặc những thôngtin có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng… Những hành vi quảng cáo như vậyđều được cho là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định cấm doanh nghiệp thựchiện hoạt động quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Có thể nhận thấyrằng điều khoản này là tương đối rõ ràng nhưng riêng với khoản 3 (Đưa thôn tingian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây)có sự trùng lặp với Điều 40 (Chỉ dẫn nhầm lẫn). Thêm vào đó khoản 4 (Các hoạtđộng quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm) còn chưa liệt kê được rõràng là các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật cấm là các hoạt động nào.2. Thực trạng hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh6Không thể phủ nhận được các lợi ích của quảng cáo, các doanh nghiệpcần quảng cáo để đưa sản phẩm thâm nhập thị trường còn người tiêu dùng thì cóthêm nhiều thông tin hơn trước khi mua bán hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ.Tuy nhiên với sự xuất hiện tràn lan trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưhiện nay, quảng cáo có nhiều biến tướng, đôi khi quảng cáo trở thành phươngtiện để các doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũngnhư xâm hại đến lợi ích của người tiêu dùng.Nói đến ngành quảng cáo Việt Nam, chúng ta thường nghĩ ngay đến mộtthực tế về sự yếu thế của các doanh nghiệp nội địa trước sự lấn lướt của cáchãng quảng cáo nước ngoài. Theo Hiệp hội quảng cáo Việt Nam thì toàn bộkhoảng 3000 doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm vẻn vẹn 20% thị phần quảngcáo trong khi 80% còn lại được nắm giữ bởi khoảng 30 công ty nước ngoài.3Một thực tế khó có thể phủ nhận là nội dung của các chương trình, tiếtmục quảng cáo hàng hóa nước ngoài hay hơn, hấp dẫn hơn so với quảng cáo củaViệt Nam. Có thể nói nó đã trở thành một món ăn tinh thần của đại đa số ngườixem truyền hình.Cuộc chiến trong lĩnh vực quảng cáo đầy kịch tính và nóng bỏng. Cáchành vi cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện ngày càng nhiều từ các doanhnghiệp nước ngoài lẫn các doanh nghiệp trong nước. Có thể nhận thấy các hànhvi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo tồn tại chủ yếu dướicác dạng sau:2.1. Quảng cáo không trung thựcCác hành vi quảng cáo gian dối, quảng cáo quá lố về quy cách, phẩmchất của hàng hóa đang diễn ra một cách công nhiên ở nước ta. Các chỉ số màquảng cáo đưa ra thì có cơ quan nhà nước nào đứng ra kiểm chứng được haykhông. Nguy hiểm hơn cả là quảng cáo không trung thực về các loại dược phẩm,đặc biệt các sản phẩm tăng trí thông minh, tăng cường sức khỏe…37Quảng cáo gian dối về giá cũng là một hình thức quảng cáo điển hìnhhiện nay. Quảng cáo này gây nhầm lẫn nhất cho người tiêu dùng, tạo ấn tượngrằng mức giá này mới là hết sức lợi nhuận.Những lời quảng cáo thiếu trung thực xuất phát từ việc lợi dụng lòng tin,sự nhẹ dạ của khách hàng nhằm móc túi người tiêu dùng. Các nhà cung cấp lợidụng các khe hở của pháp luật vì họ thừa hiểu rằng để kiểm định được nhữngchỉ tiêu đó không phải là việc đơn giản và có thể thực hiện được bất cứ lúc nào.2.2. Quảng cáo so sánh.Đây là loại quảng cáo nhằm hạ thấp danh tiếng của một sản phẩm, dịchvụ của đối thủ cạnh tranh để nâng cao sản phẩm, dịch vụ của mình trên cơ sở sosánh hai loại sản phẩm với nhau. Ví dụ Viettel đưa ra so sánh giá cước dịch vụvới VNPT. Có những loại quảng cáo so sánh tuy không đưa ra trực tiếp cụ thểdoanh nghiệp, sản phẩm nào nhưng lại đưa ra thông tin làm cho khách hàng nghĩngay đến loại sản phẩm nào và của doanh nghiệp nào.Mặc dù Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định cấm các doanhnghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh,song dường như điều này còn tỏ ra kém hiệu lực khi mà những hành vi quảngcáo này vẫn tiếp diễn liên tục dưới nhiều hình thức như phát tờ rơi hay quảngcáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.2.3. Quảng cáo nhằm gây nhầm lẫn nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.Ở loại hành vi quảng cáo này, người quảng cáo đưa vào các nội dungcác chỉ dẫn nhằm mục đích cố tình gây ra sự hiểu sai lệch về nguồn gốc, xuất xứcủa sản phẩm.Hoặc hành vi quảng cáo mang tính lừa gạt ngừoi tiêu dùng là quảng cáohứa thưởng nhưng phần thưởng không hề được trao đến tay người tiêu dùng.83. Đề xuất xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung và hànhvi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh nói riêng3.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về chống cạnh tranh không lànhmạnhThứ nhất, bổ sung một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh mới vàoLuật Cạnh tranh năm 2004.Thứ hai, sửa đổi Luật Cạnh tranh theo hướng bảo vệ lợi ích người tiêudùng một cách thiết thực hơn.Thứ ba, đề xuất về đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh năm 2014nên là tất cả các chủ thể tham gia trên thị trường với mục đích cạnh tranh chứkhông nên giới hạn bó hẹp là doanh nghiệp.Thứ tư, Luật Cạnh tranh cần đảm bảo sự tương thích, hài hòa với cácluật liên quan.3.2. Về thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnhSự chồng chéo về thẩm quyền trong xử lý hành vi cạnh tranh không lànhmạnh khiến doanh nghiệp không biết trình báo sự việc đến cơ quan nào, như thếnào. Do vậy Luật Cạnh tranh cần quy định rõ ràng cụ thể trách nhiệm của từngcơ quan có liên quan, mà thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc về hai cơ quanchuyên trách là Cục quản lý cạnh tranh và Tòa án.3.3. Nâng cao năng lực và thẩm quyền của Cục quản lý cạnh tranh trongviệc xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp.Theo Luật Cạnh tranh năm 2004 thì Cục quản lý cạnh tranh có vai tròtrung tâm, then chốt, quyết định đến hiệu quả trong việc phòng, chống đối vớicác hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cục quản lý cạnh tranh không chỉ cónhiệm vụ điều tra mà còn có cả nhiệm vụ xử lý, xử phạt đối với các hành vi này.Tuy nhiên thực tế từ khi ra đời đến nay, Cục quản lý cạnh tranh chỉ tiếp nhận9một số lượng rất ít các vụ liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh vàtrong số đó cũng chỉ giải quyết được một số vụ. Do đó cần có những giải phápđể phát huy hiệu quả nhất với vị trí, chức năng và nhiệm vụ mà Luật Cạnh tranhđã giao cho cơ quan này như nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng nănglực cán bộ, nâng cao thẩm quyền của Cục quản lý cạnh tranh.Ngoài ra cần nâng cao ý thức pháp luật và tự bảo vệ của doanh nghiệpcũng như người tiêu dùng, xây dựng đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, pháthuy vai trò của thương lượng và hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp liênquan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh.10KẾT LUẬNSự ra đời của Luật Cạnh tranh năm 2004 đã đánh dấu một bước ngoặtquan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật tạokhung pháp lý cho nền kinh tế nước ta, góp phần tạo ra một môi trường cạnhtranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng cũng như hạn chế được các hành vi cạnhtranh không lành mạnh nói chung và hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh khônglành mạnh nói riêng.11DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Luật Cạnh tranh năm 2004;2. Nghị định của Chính phủ số 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 quy định chi tiếtLuật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh;3. Nghị định của Chính phủ số 119/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 quy định chitiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh;4. Đặng Vũ Huân, Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh khônglành mạnh ở Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004;5. Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Cạnh tranh và xây dựng pháp luậtcạnh tranh ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2001.12

Tài liệu liên quan

  • Tiểu luận: Hành vi tổ chức ppt Tiểu luận: Hành vi tổ chức ppt
    • 31
    • 5
    • 22
  • Tiểu luận hành vi tổ chức: Mối quan hệ giữa làm việc nhóm và hiệu quả thực hiện công việc Tiểu luận hành vi tổ chức: Mối quan hệ giữa làm việc nhóm và hiệu quả thực hiện công việc
    • 12
    • 2
    • 13
  • Tiểu luận hành vi tổ chức: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp Tiểu luận hành vi tổ chức: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp
    • 17
    • 2
    • 12
  • Tiểu luận hành vi tổ chức: Phong cách lãnh đạo Tiểu luận hành vi tổ chức: Phong cách lãnh đạo
    • 17
    • 2
    • 3
  • Tiểu luận hành vi người tiêu dùng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người thuê nhà trọ của sinh viên trường đại học bách khoa hà nội Tiểu luận hành vi người tiêu dùng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người thuê nhà trọ của sinh viên trường đại học bách khoa hà nội
    • 20
    • 1
    • 4
  • tiểu luận hành vi tổ chức hiện tượng chảy máu chất xám trong các tổ chức hiện nay thực trạng & giải pháp tiểu luận hành vi tổ chức hiện tượng chảy máu chất xám trong các tổ chức hiện nay thực trạng & giải pháp
    • 19
    • 2
    • 16
  • Tiểu luận: Hành vi và thái độ của người tiêu dùng đối với thương mại điện tử Tiểu luận: Hành vi và thái độ của người tiêu dùng đối với thương mại điện tử
    • 15
    • 1
    • 2
  • Tiểu luận hành vi tổ chức tiến trình tuyển chọn nhân viên Tiểu luận hành vi tổ chức tiến trình tuyển chọn nhân viên
    • 27
    • 531
    • 1
  • Tiểu luận hành vi tổ chức mối liên hệ giữa học tập, đào tạo và hành vi nhân viên Tiểu luận hành vi tổ chức mối liên hệ giữa học tập, đào tạo và hành vi nhân viên
    • 25
    • 654
    • 1
  • tiểu luận hành vi tổ chức văn hóa giao thông tiểu luận hành vi tổ chức văn hóa giao thông
    • 12
    • 1
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(60 KB - 12 trang) - Tiểu luận hành vi cạnh tranh không lành mạnh Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tiểu Luận Luật Cạnh Tranh Không Lành Mạnh