Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt động Dạy Học Tại Các Trường Học
Có thể bạn quan tâm
Quản lý hoạt động dạy học là điều khiển quá trình dạy học, cho quá trình đó vận hành có khoa học, có tổ chức theo những quy luật khách quan và được sự chỉ đạo, giám sát thường xuyên nhằm thực hiện mục tiêu dạy học.
Mục lục
- 1. Một số khái niệm về quản lý hoạt động dạy học
- 1.1. Quản lý
- 1.2. Dạy học
- 1.3. Hoạt động dạy học
- 1.4. Quản lý hoạt động dạy học
- 2. Tài liệu tham khảo
1. Một số khái niệm về quản lý hoạt động dạy học
1.1. Quản lý
Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động dạy học tại các trường học
Người nghiên cứu cho rằng quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất trong các hoạt động của con người. Quản lý đúng tức là con người đã nhận thức được quy luật, vận động theo quy luật và sẽ đạt được những thành công to lớn. Nghiên cứu về quản lý sẽ giúp cho con người có được những kiến thức cơ bản nhất, chung nhất đối với các hoạt động quản lý.
Có nhiều khái niệm về quản lý:
Theo từ điển tiếng Việt phổ thông (2006), thuật ngữ “quản lý” được hiểu như: [28, tr. 730]
-“Trông coi và gìn giữ theo những yêu cầu nhất định”.- Ví dụ: Quản lý vật tư.
-“Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”.- Ví dụ:
Quản lý lao động – người quản lý.
Dưới góc độ khoa học, khái niệm “quản lý” có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Với ý nghĩa thông thường, phổ biến theo từ điển tiếng Việt thì quản lý có thể hiểu là hoạt động tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý tới những đối tượng quản lý để điều chỉnh chúng vận động và phát triển theo những mục tiêu nhất định đã đề ra.[29]
Với cách hiểu trên, quản lý bao gồm các yếu tố sau:
Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ thể có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các công cụ, hình thức và phương pháp thích hợp, cần thiết và dựa trên cơ sở những nguyên tắc nhất định.
Đối tượng quản lý (khách thể quản lý): Tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý.
Mục tiêu quản lý: là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất định do chủ thể quản lý đề ra. Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các tác động quản lý cũng như lựa chọn các hình thức, phương pháp thích hợp.
Theo F.W Taylor (1911) cho rằng: Quản lý là biết chính xác điều muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. Nhưng theo H. Koontz (1993) thì khẳng định: Quản lý là một động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất trong các hoạt động của con người. Quản lý đúng tức là con người đã nhận thức được quy luật, vận động theo quy luật và sẽ đạt được những thành công to lớn. Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của cá nhân, của một tổ chức, từ một nhóm nhỏ đến phạm vi rộng lớn hơn ở tầm quốc gia, quốc tế và đều phải thừa nhận và chịu một sự quản lý nào đó. K.Mac và Ănghen (1993) đã viết: “Tất cả mọi hoạt động lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần tới một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động của các cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm cần tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”. [21, tr.480]
Ngày nay thuật ngữ “quản lý” đã trở nên phổ biến, nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất.
Quản lý là sự tác động của cơ quan quản lý vào đối tượng quản lý để tạo ra một sự chuyển biến của toàn bộ hệ thống, nhằm đạt một mục đích nhất định. (Tập thể tác giả Học viện Chính trị Quốc gia, 1976)
Định nghĩa thuộc trường phái tâm lý học: Quản lý một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống, mà chủ yếu là vào những con người, nhằm thành đạt các mục tiêu kinh tế-xã hội xác định. (Aunapu, 1983)
Quản lý là biết xét đoán và ra các quyết định có cơ sở nhờ thu được thông tin nhanh chóng, đầy đủ, rõ ràng và nhiều mặt. Các hoạt động quản lý phải ngày càng có cơ sở khoa học. Quản lý không phải hoàn toàn là một khoa học. Nó cần được bổ sung bằng sự hiểu biết có tính chất kinh nghiệm. Mặt khác, không thể coi quản lý là chủ nghĩa kinh nghiệm đơn thuần. Mặt khoa học của quản lý phải có sự tham gia của toán học, luật học, kinh tế học, các khoa học về con người v.v… (P.Baranger, 1985)
Có người cho quản lý là hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác. Cũng có người cho quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm. Tuy nhiên theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người, cho đến nay nhiều người cho rằng: Quản lý chính là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu được kết quả mong muốn. Từ những ý chung của các định nghĩa và xét quản lý với tư cách là một hành động, có thể định nghĩa: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra. [9, tr.12]
Trong định nghĩa trên cần lưu ý một số điểm sau:
Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định.
Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, đây là quan hệ ra lệnh-phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc.
Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người.
Quản lý là sự tác động, mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan.
Quản lý xét về mặt công nghệ là sự vận động của thông tin
Quản lý có khả năng thích nghi giữa chủ thể với đối tượng quản lý và ngược lại.
Nói chung, quản lý là một hoạt động trong đó chủ thể đề ra những mục tiêu cần phải đạt và những chủ trương, biện pháp kế hoạch phải thực hiện, lựa chọn nhân sự, thời gian huy động và sử dụng vật lực và tài lực hiện có và sẽ có, tổ chức và điều hành bộ máy nhân lực để thực hiện những chủ trương, biện pháp và kế hoạch nói trên một cách đúng đắn, có chất lượng và hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu mà chủ thể đã đề ra.
Bên cạnh đó, theo G.Kh.Pôpôp (1978) viết: “Chức năng quản lý đó là một loại hoạt động quản lý đặc biệt, sản phẩm của quá trình phân công lao động và chuyên môn hóa trong quản lý, tiêu biểu bởi tính chất tương đối độc lập của những bộ phận của quản lý” [22, tr.150]
Về số lượng các chức năng quản lý nói chung, những tác gia nghiên cứu về quản lý có ý kiến không giống nhau. Có tác giả thì nói năm (Henry Fayol (1916), Harold Koontz và Cyril O’Donnell (Đến thập niên 60 của thế kỷ XX)…), thậm chí có tác giả nói bảy (Lyther Guilick và Lyndal Urwich (1923)…). Tuy nhiên, hầu hết tác giả (James Stoner và Stephen P.Robbins (Đến thập niên 80 của thế kỷ XX)…) đều đề cập tới 4 chức năng chủ yếu sau:
Kế hoạch hóa ( hoạch định)
Tổ chức
Điều khiển (chỉ đạo thực hiện)
Kiểm tra
Người nghiên cứu nhận thấy quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng và khách thể quản lý bằng một hệ thống các giải pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng quản lý, đưa hệ thống tiếp cận mục tiêu với hiệu quả cao.
Tham khảo thêm >>> Thiết bị dạy học là gì?
1.2. Dạy học
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về dạy và học. Người nghiên cứu nhận thấy khái niệm dạy học được trong các giáo trình tâm lý học sư phạm, giáo dục học đề cập đến như những khái niệm xuất phát của tâm lý học sư phạm và giáo dục của nhà trường. Có quan niệm cho rằng học là thu nhận kiến thức của nhân loại và mục đích của việc học là để “khai trí tiến đức” như cố nhân đã dạy [25]. Quan niệm học đó sẽ tương ứng với khái niệm “ dạy là truyền thụ kiến thức mà nhân loại đã tích lũy được”. Ngoài ra còn rất nhiều các quan niệm khác về dạy học.
Theo Nguyễn Ngọc Quang (2000) đã viết “học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực, chiếm lĩnh khái niệm khoa học (nội dung học) dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên.”. Như vậy học là một hoạt động với đối tượng, trong đó học sinh là chủ thể, khái niệm khoa học là đối tượng để chiếm lĩnh. Cũng theo Nguyễn Ngọc Quang: “ Dạy là sự điều khiển tối ưu hóa quá trình người học chiếm lĩnh nội dung học, trong và bằng cách đó phát triển và hình thành nhân cách ( năng lực và phẩm chất)” [24]. Nhân cách ở đây được hiểu là tri thức, kĩ năng và thái độ.
Từ khái niệm dạy và học trên sẽ đưa tới khái niệm dạy học. Dạy học là hai mặt của một quá trình luôn luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, quyết định lẫn nhau thông qua hoạt động cộng tác nhằm tạo cho người học khả năng phát triển trí tuệ, góp phần hoàn thiện nhân cách. “Là khái niệm chỉ hoạt động chung của người dạy và người học, hai hoạt động này song song tồn tại và phát triển trong cùng một quá trình thống nhất. Quá trình này là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục tổng thể” [17, tr.36], trong đó:
Vai trò của nhà sư phạm là định hướng tổ chức, thực hiện việc truyền thụ tri thức. Kỹ năng và kỹ xảo đến người học một cách hợp lý, khoa học-do đó luôn luôn có vai trò và tác động chủ đạo.
Người học ý thức, tổ chức quá trình tiếp thu một cách độc lập, sáng tạo các hệ thống kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo, hình thành năng lực và thái độ đúng đắn, tạo ra động lực cho việc học với tư cách là chủ thể sáng tạo, hình thành nhân cách của bản thân.
Tóm lại, người nghiên cứu đồng ý nhất với định nghĩa dạy học của nhóm tác giả Nguyễn Văn Lê-Nguyễn Sinh Huy (2002) vì người nghiên cứu nhận thấy dạy học là một bộ phận của giáo dục (nghĩa rộng), là hoạt động tương tác, phối hợp thống nhất giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của người học nhằm truyền thụ và lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức và hành động, trên cơ sở đó hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức nói riêng và nhân cách nói chung cho người học…
1.3. Hoạt động dạy học
Dựa trên phân tích từ quan niệm hoạt động dạy học của tác giả Đặng Vũ Hoạt, người nghiên cứu thiết nghĩ hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng cho bất cứ loại hình nhà trường. Hoạt động dạy học được hiểu là dạy học trong nhà trường-một bộ phận của hoạt động giáo dục tổng thể chứ không hàm ý nói đến dạy học nói chung (dạy học trong cuộc sống). Nó là quá trình hoạt động của hai chủ thể, trong đó dưới sự tổ chức, hướng dẫn và điều khiển của giáo viên, học sinh nhận thức lại nền văn minh nhân loại, rèn luyện để hình thành kỹ năng thái độ.
Hoạt động dạy học gồm hai mặt của quá trình đó là dạy và học luôn đi kèm biện chứng với nhau. Hoạt động dạy: “là hoạt động của giáo viên nhằm tạo ra, tổ chức và hướng dẫn hoạt động học của học sinh, nhờ đó mà ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của người học” [11, tr.112]. Hoạt động học: “ là một hoạt động của học sinh nhằm chiếm lĩnh giá trị tri thức văn hóa của nhân loại, nhờ đó mà hình thành và phát triển những năng lực và nhu cầu của mỗi người” [11, tr.113] hay theo tác giả Nguyễn Văn Tuấn (2009) thì hoạt động học “ là một hoạt động nhận thức độc đáo của người học, thông qua đó người học chủ yếu thay đổi chính bản thân mình và ngày càng có năng lực hơn trong hoạt động tích cực nhận thức và cải biến hiện thực khách quan” [27, tr.12]
Như vậy, hoạt động dạy học “là hệ thống những hành động phối hợp, tương tác giữa giáo viên và học sinh, trong đó, dưới tác động chủ đạo của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học,kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành thế giới quan khoa học và những phẩm chất của nhân cách.” [15, tr. 98].
Từ các khái niệm trên, chúng tôi có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của hoạt động dạy học như sau:
– Thể hiện vai trò chủ đạo của giáo viên
– Là một hoạt động có mục đích rõ ràng
– Có nội dung, chương trình kế hoạch cụ thể
– Diễn ra trong một môi trường nhất định (lớp học, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm)
– Sử dụng các phương tiện đa dạng (ngôn ngữ, thiết bị, tài liệu)
– Đa dạng về hoạt động: nhận thức, trí tuệ, vận động, thao tác,…
Kết quả hoạt động dạy được đánh giá thông qua kết quả hoạt động học tập
Là một hoạt động kép gồm hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của người học. Trong đó, Dạy (giáo viên) giữ vai trò chủ đạo, dạy hướng đến học, dạy thúc đẩy học và làm cho học thành công; Học ( người học) giữ vai trò chủ động, tự giác, tích cực, độc lập và sáng tạo.
Hai hoạt động Dạy và Học tồn tại trong sự thống nhất và tương tác lẫn nhau.
Hai hoạt động Dạy và Học cùng hướng đến thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ dạy học.
Như vậy, theo quan niệm của tác giả Trần Thị Hương (2009) thì nếu tiếp cận dạy học như là một quá trình, không chỉ nói đến thời gian, không gian hoạt động dạy học diễn ra, mà chủ yếu muốn nói đến logic của hoạt động dạy học gồm một chuỗi những hành động của giáo viên và học sinh phối hợp, thống nhất với nhau, được sắp xếp và thay đổi theo một trình tự phù hợp với logic khoa học và nhận thức của học sinh nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học. Nếu tiếp cận dạy học như là một hoạt động là tiếp cận dạy học dưới góc độ hoạt động tương tác, phối hợp thống nhất của giáo viên và học sinh. Và riêng theo người nghiên cứu, người nghiên cứu đồng ý với tác giả Trần Thị Hương với cách tiếp cận như thế là hợp lí hơn cả.
Xem Ngay >>> Đổi mới quản lý dạy học
1.4. Quản lý hoạt động dạy học
Quản lý hoạt động dạy học là điều khiển quá trình dạy học, cho quá trình đó vận hành có khoa học, có tổ chức theo những quy luật khách quan và được sự chỉ đạo, giám sát thường xuyên nhằm thực hiện mục tiêu dạy học.
Để quản lý hoạt động dạy học trường trung cấp nghề hiệu quả, nhà quản lý phải dựa trên cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn để điều hành hoạt động:
Cơ sở pháp lý hiện nay đó là Luật giáo dục, Điều lệ trường Trung cấp nghề, các chương trình, kế hoạch dạy học…
Cơ sở thực tiễn là tình hình phát triển giáo dục của thế giới, của đất nước, của địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển của quá trình dạy học trong nhà trường; thực tiễn phát triển về qui mô, chất lượng, cơ sở vật chất của nhà trường cũng như tình hình đội ngũ cán bộ-giáo viên-nhân viên hiện có,…
Trên cơ sở pháp lý và thực tiễn đó, nhà quản lý cần thực hiện được những nội dung quản lý sau đây trong quản lý hoạt động dạy học:
– Xây dựng kế hoạch năm học
– Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động trong nhà trường
– Chỉ đạo thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học
– Chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học
– Chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho GV
Sự kết hợp giữa GVBM, giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức Đoàn thể, Hội Cha-Mẹ học sinh góp phần phối hợp hướng dẫn hoạt động học của HS.
Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học
Chỉ đạo hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học.
Từ những ý trên mời các bạn học viên tham khảo bài viết luận văn thạc sĩ phương pháp dạy học toán.
Tóm lại, quản lý hoạt động dạy học là những tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến hoạt động giảng dạy của GV, hoạt động học của HS và môi trường dạy học, đảm bảo cho các hoạt động đó được thực hiện một cách nghiêm túc, tự giác, có chất lượng và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đạt được mục tiêu đề ra của nhà trường.
>> Xem thêm: Đổi mới phương pháp dạy học
2. Tài liệu tham khảo
- Trần Thị Bình (2002), Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ tại trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học trường Đại học Sư phạm Tp-HCM.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chiến lược phát triển giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- Bộ LĐTBXH (2006), Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường Trung cấp nghề.
- Bộ LĐTBXH (2008), Điều lệ trường Trung cấp nghề.
- Bộ LĐTBXH (2009), Quy định chương trình môn học tiếng Anh giảng dạy học sinh học nghề trình độ Trung cấp, trình độ cao đẳng.
- Chính phủ- Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 và văn bản hướng dẫn thi hành, nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2005.
- Nguyễn Hạnh Dung (2005), Phương pháp dạy tiếng Anh trong trường phổ thông, nxb GD, Hà Nội.
- Lê Thúy Hằng (1999), “Tiếng Anh chuyên ngành-một nhu cầu cấp bách”, Kỷ yếu hội thảo “Chương trình dạy ngoại ngữ cho sinh viên ở các khoa không chuyên ngữ”. Trường Đại học Sư phạm-Tp.HCM.
- Bùi Minh Hiền (2006), Quản lí giáo dục, nxb Đại học sư phạm.
- Bùi Hiền (1999), Phương pháp hiện đại dạy-học ngoại ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Đặng Vũ Hoạt (2004), Lý luận dạy học đại học, nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
- Hà Danh Hùng (2008), Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ tại trường Đại học Tiền Giang, Luận văn Thạc sỉ Giáo dục học trường Đại học Sư phạm Tp-HCM
Từ khóa » Tổ Chức Và Quản Lý Quá Trình Dạy Học
-
[PDF] Quản Lý Hoạt động Dạy – Học Trong Trường Phổ Thông
-
Quản Lý Quá Trình Dạy Học. - SlideShare
-
Quản Lý Quá Trình Dạy Học Trong Nhà Trường - Tài Liệu Text - 123doc
-
Quản Lý Hoạt động Dạy Học Theo Phát Triển Năng Lực Học Sinh ở Các ...
-
Cơ Sở Lý Luận Của Vấn đề Quản Lý Hoạt động Dạy Học
-
[PDF] Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt động Dạy Học Của Hiệu Trưởng ở Trường
-
[PDF] Quản Lý Hoạt động Dạy Học Theo định Hƣớng Phát Triển - VNU
-
Chuyên đề: Quản Lý Hoạt động Dạy Học - TS. Trần Thị Hương
-
[PDF] BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TỔ CHỨC - Topica
-
Quản Lý Quá Trình Dạy Của Người Thầy ở Trường Tiểu Học
-
QT.PDT.03 - Quy Trình Quản Lý Học Tập, Giảng Dạy
-
Câu 9 Quá Trình Dạy Học - Giáo Dục Học - StuDocu
-
Quản Lý Hoạt động Dạy Học Theo định Hướng Phát Triển Năng Lực Học ...
-
Một Số Vấn đề Lý Luận Về Dạy Học Và Yêu Cầu ... - Nghiên Cứu Khoa Học