Cơ Thể Thường Xuyên Cảm Thấy Lạnh: Lời Cảnh Báo 'khẩn Cấp' Cho ...
Có thể bạn quan tâm
Luôn có cảm giác lạnh có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải một vài vấn đề về sức khỏe. Thay vì phớt lờ, hãy quan tâm và tìm đến các bác sĩ có chuyên môn để tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết.
Giảm lưu lượng tuần hoàn
Điều này sẽ gây nhiều vấn đề trong vài bệnh lý thường gặp: đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp hoặc tăng cholesterol. Vì dòng máu lưu thông trong cơ thể giảm nên các cơ quan không đủ oxy và không thể điều hòa nhiệt độ tối ưu được.
Thiếu máu
Tình trạng thiếu máu sẽ dẫn đến việc các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ oxy nên không thể hoạt động bình thường, cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi và cảm thấy lạnh thường xuyên. Thiếu máu có thể do di truyền, thiếu chất dinh dưỡng hoặc mắc bệnh tim mạch.
Rối loạn tuyến giáp
Khi tuyến giáp rối loạn sẽ ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất của cơ thể. Do tuyến giáp không tiết đủ hormon cần thiết nên làm cho các chức năng điều hòa trong cơ thể trong đó có điều hòa thân nhiệt bị chậm lại hoặc giảm hiệu quả, điều này khiến bạn cảm thấy ớn lạnh mà không hiểu lý do.
Mắc bệnh Raynaud
Khi mắc bệnh này, người bệnh luôn cảm giác lạnh ở tay chân. Tay chân thậm chí có thể đổi màu đỏ hoặc xanh, tê liệt tạm thời hoặc đau đớn khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở các bộ phận khác như mũi, môi, tai...
Ngoài ra, cũng có những lý do khác khiến bạn có cảm giác lạnh thường xuyên. Những lý do này đều liên quan đến thói quen sinh hoạt.
Lo âu và hoảng loạn
Khi bạn rơi vào những trạng thái tâm lý này, cơ thể sẽ toát mồ hôi, gây cảm giác lạnh. Người thường lo lắng, mất kiên nhẫn sẽ dễ gặp tình trạng này.
Thiếu ngủ
Cũng được đề cập đến như một lý do khiến bạn có cảm giác lạnh. Khi thiếu ngủ, chu kỳ sinh lý của cơ thể không diễn ra bình thường. Hệ thần kinh cũng có thể bị tổn thương khiến não điều khiển nhiệt độ cơ thể sai lệch.
Cơ thể quá gầy (chỉ số cơ thể (BMI) thấp hơn 18,5: Cơ thể không có đủ lượng chất béo cần thiết để duy trì thân nhiệt, bảo vệ bạn khỏi nhiệt độ thấp. Ngoài ra, đó cũng là biểu hiện của việc thiếu chất dinh dưỡng, gây tổn thương đến cơ thể. Nên gặp bác sĩ để được tư vấn nếu bạn quan tâm đến cân nặng hiện tại và chế độ ăn phù hợp.
Lưu thông kém
Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Hoa Kỳ, một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về tuần hoàn là hội chứng Raynaud, ảnh hưởng đến 5% dân số Mỹ. Margarita Rohr, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ nội khoa tại Trung tâm Y tế NYU Langone ở New York cho biết, tình trạng này khiến các mạch máu ở bàn tay và bàn chân tạm thời thu hẹp, từ đó gây ra cảm thấy lạnh.
Ngoài ra, lý do phổ biến khác khiến máu khó lưu thông đến các chi là bệnh tim hoặc thói quen hút thuốc dẫn tới tình trạng co mạch máu.
Trên thực tế, hầu hết những người mắc hội chứng Raynaud không cần điều trị. Dù vậy, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân gây ra vấn đề về tuần hoàn và loại bỏ khả năng mắc tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim mạch.
Mất nước
Theo chuyên gia dinh dưỡng Maggie, hơn 60% cơ thể người trưởng thành là nước và chất lỏng này có tác dụng điều chỉnh nhiệt độ. Nói cách khác, nước đóng vai trò quan trọng giúp duy trì cho nhiệt độ cơ thể ở mức thoải mái nhất. Do đó, nếu không bổ sung đủ nước, cơ thể sẽ nhạy cảm hơn trong môi trường lạnh.
Ngoài cảm giác ớn lạnh, bạn còn có thể gặp phải những triệu chứng mất nước khác như cảm thấy lâng lâng hoặc lú lẫn, chuột rút, táo bón, nước tiểu sẫm màu. Chuyên gia dinh dưỡng Maggie khuyến nghị, mọi người nên đặt ra mục tiêu uống tối thiểu tám ly nước mỗi ngày. Con số này sẽ tăng với những người có thói quen tập luyện hoặc dành nhiều thời gian hoạt động ngoài trời.
Thiếu vitamin B12
Không hấp thụ đủ vitamin B12, khoảng 2,4 microgam mỗi ngày đối với người trưởng thành bình thường, có thể gây ra tình trạng thiếu máu và giảm nhiệt độ cơ thể.
Trên thực tế, hiện tượng này xảy ra phổ biến ở những người ăn chay vì vitamin B12 hầu như có mặt trong món ăn làm từ động vật. Do đó, họ có xu hướng dùng thực phẩm bổ sung để đảm bảo cơ thể nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Thiếu cơ
Nếu bị rùng mình liên tục và không mắc bệnh, bạn có thể đang bị lạnh do thiếu cơ. Theo các bác sỹ giải thích, cơ bắp giúp duy trì nhiệt độ cơ thể bằng cách tạo ra nhiệt. Vì vậy, không có đủ cơ sẽ gây ra cảm giác lạnh cóng. Hơn nữa, tăng cường khối lượng cơ còn góp phần kích thích quá trình trao đổi chất, từ đó chống lại cảm giác lạnh.
Ngoài ra, khi tay chân của bạn bị lạnh, bạn cần đặc biệt lưu ý vì chân và tay thuộc thành phần ngoại vi của cơ thể, và thường có nhiệt độ thấp hơn các bộ phận khác. Do vậy, khi vào mùa đông, chân tay sẽ là bộ phận dễ bị "lạnh" nhất trên cơ thể.
Chân tay lạnh do giữ ấm không đủ là hiện tượng bình thường không đáng lo ngại. Nhưng trong một số trường hợp, tình trạng chân tay lạnh diễn ra quanh năm, cả vào mùa hè lại là triệu của một số bệnh nguy hiểm như:
Thiếu máu
Đầu tiên tay chân lạnh có thể là triệu chứng của bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Chuyên gia dinh dưỡng Alyssa Tucci, từ New York (Mỹ), cho biết các tế bào hồng cầu cần sắt để mang oxy vào máu, lượng sắt thấp có thể gây tổn thương cho hệ tuần hoàn.
Phong thấp
Thứ hai, hội chứng Raynaud cũng làm chân tay lạnh và tái. Chứng Raynauld khiến phản xạ tự điều tiết của cơ thể trở nên quá nhạy cảm, quá mẫn với những thay đổi nhỏ của nhiệt độ bên ngoài làm cho ngón tay, ngón chân dễ trở nên tái và tím ngắt. Khi trời lạnh trở nên đỏ và sưng, hội chứng Raynaud có thể đi kèm theo bệnh thứ phát là phong thấp.
Tai biến
Thứ ba, tai biến mạch máu, thường xuất hiện ở nam giới ở tuổi trung niên. Giai đoạn đầu, bệnh nhân cảm thấy bị đau bắp chân, da gan bàn chân lạnh, đau nhức khi di chuyển và hết đau khi nghỉ ngơi. Ở giai đoạn nặng hơn, da bên tay hoặc chân bị tai biến kèm theo hiện tượng rụng tóc và giảm trí nhớ.
Suy thận
Thứ tư, thận yếu cũng là một trong những nguyên nhân khiến tay chân lạnh. Triệu chứng suy thận thường xảy ra đột ngột khiến cho bệnh nhân có cảm giác ớn lạnh như bị gió thổi. Dù giữa mùa hè nhưng lúc nào người bệnh cũng cảm thấy chân tay lạnh buốt có khi lan tới đầu gối và khủy tay.
Kèm theo đó là các triệu chứng như tiểu đêm, tiểu nhiều hơn 8 lần vào ban ngày, đau ngang thắt lưng, nhức mỏi đầu gối, tinh thần mệt mỏi, mất ngủ…
TPHCM: Huy động 6.500 nhà thuốc chăm sóc F0 tại nhà 13/12/2021 Dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi, đến viện khám ngay trước khi quá muộn 13/12/2021 Bé 5 tuổi nguy kịch do dùng lá 'dân gian' chữa táo bón 13/12/2021 Đắk Lắk: Bốn ca mắc COVID-19 tử vong trong ngày, lên kế hoạch tiêm vắc xin mũi 3 13/12/2021 Hạ Vy (tổng hợp)Từ khóa » Người Nóng Nhưng Lại Cảm Thấy Lạnh
-
Bị Sốt Có Nên đắp Chăn? | Vinmec
-
Bị Sốt Lạnh Run Người Là Do đâu Và Nên Xử Lý Thế Nào? | Medlatec
-
Khi Nào Thì Bị Sốt Nóng Lạnh Và ăn Gì để Mau Khỏi? | Medlatec
-
Cảm Giác Lạnh Nói Lên điều Gì Về Sức Khỏe Của Bạn? | Vinmec
-
9 Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị ớn Lạnh: Không Chỉ Do Nhiệt độ!
-
Tại Sao Người Nóng Sốt Nhưng Bạn Lại Thấy Lạnh Run?
-
Trời Nóng Mà Vẫn Thấy Lạnh Là Bị Gì? - Thuốc Dân Tộc
-
Sốt Nóng Lạnh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị - Docosan
-
Thấy Lạnh Bất Thường - Coi Chừng Bất ổn Về Sức Khỏe
-
Lý Do Một Số Người Luôn Cảm Thấy Lạnh - VnExpress
-
Luôn Có Cảm Giác Lạnh Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì?
-
Sốt Nóng Lạnh: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Chữa Hiệu Quả
-
Tại Sao Một Số Người Cảm Thấy Lạnh Hơn Hoặc Nóng Hơn Người Khác?
-
Lý Do Bạn Cảm Thấy Lạnh Suốt Ngày, Dù Trời Không Lạnh