Cô Tôi Có Quyền Yêu Cầu Bố Tôi Chia Tài Sản đó Không?
Có thể bạn quan tâm
- Việc ông A Cho Con Gái Thừa Kế Một Mảnh đất Tên Mình Là ông Thực Hiện Quyền Nào
- Việc ông A Sử Dụng Chức Vụ Quyền Hạn Của Mình để Tung Tin đồn Nhảm Không đúng Sự Thật
- Việc ông Cản Ngũ Bước Hụt đã Làm Thay đổi Keo Vật Như Thế Nào
- Việc ông M Không Cho Bà K
- Việc ông M Không Cho Bà K Phát Biểu ý Kiến Cá Nhân Trong Cuộc Họp Tổ Dân Phố
Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode
- Trang chủ
- Hỏi đáp
- Hỏi đáp pháp luật
- Hình sự
- Dân sự
- Hôn nhân gia đình
- Hành chính
- Thương mại
- Lao động
- Đất đai
- Các lĩnh vực khác
- Hành vi cố ý gây thương tích
- Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người
- Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân và giả mạo văn bản, con dấu thì phải chịu hình phạt gì?
- Xử phạt hoạt động cho vay nặng lãi
- Phân biệt tin báo, tố giác tội phạm
- Điểm c khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự
- Thời hạn điều tra và ra Quyết định truy nã
- Khi áp dụng khoản 3 Điều 29 BLHS, có bắt buộc phải khởi tố bị can không?
- “Bệnh hiểm nghèo” quy định điểm b khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự
- Thời hạn sang tên sổ đỏ khi mua bán đất
Cô tôi có quyền yêu cầu bố tôi chia tài sản đó không?
Người gửi: Trần Thị Ninh Ông bà nội tôi có 1 mảnh đất, 7 người con (1 người đã mất trước khi ông bà nội mất). Bố mẹ tôi đã và đang sinh sống ổn định, lâu dài trên mảnh đất này (Bố tôi sinh ra và lớn lên ở đây). Bà mất năm 1982, ông mất năm 1987. Khi ông bà mất không để lại di chúc. Mảnh đất này đã được cấp GCNQSDĐ năm 1993 cho bố tôi. Hiện nay, 1 cô tôi muốn chia tài sản là mảnh đất ông bà để lại (Trên mảnh đất có 1 ngôi nhà). Cho tôi hỏi cô tôi có quyền yêu cầu bố tôi chia tài sản đó không? Nếu được thì vì sao? Nếu không thì vì sao?Câu trả lời
Theo thông tin bạn cung cấp, xác định được mảnh đất có nguồn gốc của ông bà nội bạn để lại, nhưng đã được cấp giấy chứng nhận QSĐ đất đứng tên bố bạn vào năm 1993 (sau khi ông bà nội mất, trong khi ông bà mất không để lại di chúc). Do vậy, có thể khẳng định việc bố bạn đứng tên trong giấy chứng nhận QSD đất vào năm 1993 nhưng không có sự đồng ý của các đồng thừa kế là 07 người con của ông bà nội bạn là chưa đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật vì mảnh đất này được xác định là di sản thừa kế của ông bà nội để lại. Về tài sản là ngôi nhà trên đất, bạn không nêu rõ nguồn gốc ngôi nhà đó là do ông bà nội bạn xây dựng để lại hay do bố mẹ bạn xây dựng và cùng sinh sống ổn định, lâu dài cùng ông bà nội bạn. Do vậy, cần phải làm rõ thì mới xác định ngoài mảnh đất là di sản của ông bà nội để lại còn có ngôi nhà trên đất (nếu ngôi nhà là của ông bà xây dựng) có phải là di sản thừa kế do ông bà nội bạn để lại hay không? Từ nhận định này, trên cơ sở quy định của pháp luật, có thể trả lời câu hỏi của bạn như sau: Cô bạn là 1 trong 07 người con của ông bà nội bạn có quyền yêu cầu chia tài sản thừa kế do ông bà nội bạn để lại là mảnh đất và ngôi nhà trên đất (nếu có căn cứ xác định do ông bà xây dựng). Bởi vì: 1. Theo quy định tại các điều 609, 610, 613 Bộ luật Dân sự về “Quyền thừa kế”, “Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân”, “Người thừa kế” trong phần “Quy định chung về thừa kế” quy định: Cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật; cá nhân đều bình đẳng về quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật; người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. 2. Tại khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Những trường hợp thừa kế theo pháp luật” áp dụng trong các trường hợp sau đây: “a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; …” (trường hợp bạn hỏi thuộc điểm a). - Tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;” Như vậy, 07 người con của ông bà nội bạn là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (trường hợp 1 người con trong 7 người con của ông bà nội bạn đã chết trước khi ông bà nội mất thì con (các con) của người đó được hưởng phần di sản mà cha, mẹ được hưởng theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 về “Thừa kế thế vị” nếu người đó có con vì dữ liệu bạn đưa ra không rõ). Trường hợp chỉ có cô bạn là người có yêu cầu khởi kiện chia thừa kế còn các đồng thừa kế khác không khởi kiện và không có yêu cầu chia thừa kế thì thực hiện “Quyền từ chối nhận di sản” được quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự và việc phân chia di sản thực hiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nội dung quan trọng cần phải xác định “Thời hiệu thừa kế” có còn hay không để thực hiện yêu cầu khời kiện chia thừa kế? Theo dữ liệu bạn đưa ra, đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản. Tại Công văn giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ số 01/GĐ-TANDTC ngày 05/01/2018 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn “Trường hợp người để lại di sản thừa kế chết trước năm 1987 mà hiện nay Tòa án mới thụ lý, giải quyết tranh chấp thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản” được xác định như sau: “Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể là: Thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10/9/1990”. Bên cạnh đó, theo nội dung Án lệ số 26/2018/AL của TAND tối cao được Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao thông qua ngày 17/10/2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06/11/2018 của Chánh án TAND tối cao về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản, áp dụng trong trường hợp này xác định thời hiệu khởi kiện vẫn còn. Như vậy, trường hợp bạn hỏi (bà nội mất năm 1982, ông nội mất năm 1987) thuộc trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/9/1990 nên thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10/9/1990, tính đến 10/9/2020 mới hết thời hiệu khởi kiện. Do vậy, cô bạn có quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của ông bà nội hiện do bố bạn đang quản lý sử dụng và thời hiệu khởi kiện được tính đến ngày 10/9/2020 (chưa tính thời gian được trừ khi xác định thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 01/01/1991 và di sản là nhà ở (trường hợp nhà trên đất do ông bà nội của bạn xây dựng được tính vào di sản thừa kế), trong thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/01/1999 không được tính vào thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp thừa kế không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia được hướng dẫn tại Công văn giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ số 01/GĐ-TANDTC ngày 05/01/2018 nêu trên của Tòa án nhân dân tối cao). Vụ 9, VKSND tối cao In bài viếtCác câu hỏi khác
STT | Câu hỏi | Ngày hỏi | Câu trả lời |
---|---|---|---|
1 | Xử lý đối với gói ma túy 01 và 02 như thế nào? | 20/05/2020 | |
2 | Chấm dứt hợp đồng lao động do không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động | 20/05/2020 | |
3 | Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân và giả mạo văn bản, con dấu thì phải chịu hình phạt gì? | 20/05/2020 | |
4 | Cử người giám hộ cho người dưới 18 tuổi | 20/05/2020 | |
5 | Khi bị hại có đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự thì có căn cứ miễn truy cứu trách nhiệm hình sự không? | 20/05/2020 | |
6 | Thủ tục thành lập và đăng ký hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại | 20/05/2020 | |
7 | Vụ án hình sự bị Tòa án trả cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung, sau đó Viện kiểm sát lại trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra trong trường hợp Lệnh tạm giam của Tòa án vẫn còn thời hạn | 20/05/2020 | |
8 | Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hoặc giải quyết kiến nghị khởi tố hay không? | 20/05/2020 | |
9 | Áp dụng quy định "phạm tội 02 lần trở lên" trong tội tham ô tài sản | 20/05/2020 | |
10 | Điều tra viên gửi giấy triệu tập làm việc vào ngày thứ bảy và chủ nhật có đúng không? | 20/05/2020 |
Từ khóa » Việc ông A Cho Con Gái Thừa Kế Một Mảnh đất được Tên Mình Là ông Thực Hiện Quyền Nào
-
Việc ông A Cho Con Gái Thừa Kế 1 Mảnh đất đứng Tên ... - Khóa Học
-
Việc ông A Cho Con Gái Thừa Kế 1 Mảnh đất đứng Tên Mình Là ông ...
-
Việc ông A Cho Con Gái Thừa Kế 1 Mảnh đất đứng Tên ...
-
Việc ông A Cho Con Gái Thừa Kế 1 Mảnh đát đứng Tên Mình Là ông ...
-
Việc ông A Cho Con Gái Thừa Kế 1 Mảnh đất đứng Tên Mình Là ông ...
-
Việc ông A Cho Con Gái Thừa Kế 1 Mảnh đất đứng ...
-
Việc ông A Cho Con Gái Thừa Kế 1 Mảnh đất đứng ... - Cùng Hỏi Đáp
-
Câu 7. Việc ông A Cho Con Gái Thừa Kế 1 Mảnh đất đứng Tên Mình Là ...
-
Cha Mẹ Mất Không để Lại Di Chúc Thì đất đai được Phân Chia Như Thế ...
-
Việc ông A Cho Con Gái Thừa Kế 1 Mảnh đất đứng ... - Thời Đại Hải Tặc
-
Việc ông A Cho Con Gái Thừa Kế 1 Mảnh đất đứng Tên Mình Là ... - Lớp 7
-
CON GÁI CÓ ĐƯỢC CHIA TÀI SẢN THỪA KẾ KHÔNG?
-
BỐ MẤT, MẸ CÓ QUYỀN SANG TÊN NHÀ ĐẤT CHO CON KHÔNG?
-
Việc ông A Cho Con Gái Thừa Kế 1 Mảnh đất đứng Tên ... - Show News