Có ý Kiến Cho Rằng Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình ...

** Em tham khảo dàn ý và bài viết dưới đây nhé **

A. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Khái quát nội dung

– Dẫn dắt vấn đề.

B. Thân bài

1.Bối cảnh lịch sử và thời đại.

2. Hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ.

– Lai lịch và hoàn cảnh sinh sống:

+ Là nông dân hiền lành, quanh năm lo làm ăn vất vả trên đồng ruộng của mình.

+ Nhấn mạnh: họ chỉ quen việc ruộng đồng chứ không quen việc binh đao..

– Nhưng khi đất nước lâm nguy:

+ Thái độ đối với giặc: Căm ghét, căm thù.

– Nhận thức về tổ quốc:

+ Không dung tha những kẻ thù lừa dối, bịp bợm.

+ Do vậy, họ chiến đấu một cách tự nguyện

– Điều kiện và khí thế chiến đấu:

+ Điều kiện: thiếu thốn:

Ngoài cật = Một manh áo vải;

Trong tay = Một ngọn tầm vông, một luỡi dao phay, nồi rơm con cúi

+ Khí thế: mạnh mẽ như vũ bão làm giặc kinh hoàng: đốt, đâm chém., đạp, lướt..

=> Hàng loạt các động từ mạnh được sử dụng: gợi ra khí thế tấn công như thác đổ.

– Hiệu quả: đốt nhà thờ, chém rớt đầu quan hai.

=>Nghệ thuật tả thực kết hợp với trữ tình, phép tượng phản, giàu nhịp điệu, tác giả đã dựng nên tượng đài nghệ thuật về người nông dân – nghĩa sĩ: bình dị mà phi thường.

3. Tiếng khóc cho người nghĩa sĩ, cho thời đại đau thương.

*Tiếng khóc cho người nghĩa sĩ:

– Tiếng khóc xót thương ở đây là của tác giả, của gia đình thân quyến, của nhân dân Nam bộ, và của cả nước.

=>Do vậy , đó là tiếng khóc có tầm sử thi.

– Cộng hưởng với tình yêu thiên nhiên và con người : cỏ cây, sông, chợ, ngọn đèn, vợ, mẹ…

– Lòng căm hờn quân giặc và triều đình gây nghịch cảnh éo le.

=> Tiếng khóc đau thương mà không bi lụy vì nó tràn đầy niềm tự hào, kính phục và ngợi ca những người đã chiến đấu và hi sinh cho Tổ quốc. Họ chết, nhưng tinh thần và việc làm của họ sống mãi trong lòng người.

Tiếng khóc cho thời đại đau thương:

– Trở lại hiện thực, khóc thương, chia sẻ với gia đình nỗi mất mát: mẹ mất con, vợ mất chồng.

– Ngợi ca tấm lòng vì dân của nghĩa sĩ theo hướng vĩnh viễn hóa: danh thơm đồn sáu tỉnh..

– Động viên, tin tưởng, quyết tâm đánh giặc.

– Cảm thương nhân dân đang phải khổ đau; thắp nén nhang tưởng nhớ người đã khuất lại chạnh lòng nghĩ để nước non.

=> Tiếng khóc bi tráng của một thời khổ đau nhưng vĩ đại của dân tộc; bức tượng đài bất tử về những người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc đã anh dũng hi sinh vì tổ quốc.

C. Kết bài

– Đánh giá chung

– Suy nghĩ của bản thân

* Bài viết tham khảo

Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng tuy ông là một thi sĩ mù nhưng tấm lòng ông rất sáng. Ông sáng tác thơ văn ca ngợi các lãnh tụ của nghĩa quân, ca ngợi các vị nghĩa sĩ đã vì nghĩa lớn anh dũng đánh Tây. Ông tỏ lòng thương tiếc những người anh hùng vô danh đã hi sinh cho Tổ quốc. Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một kiệt tác của ông, là đỉnh cao tư tưởng, tình cảm, nghệ thuật trong sự nghiệp văn chương của mình. Lần đầu tiên trong nền văn học nước nhà, hình ảnh người nông dân đứng lên đánh giặc bảo vệ đất nước hiện lên sừng sững như một tượng đài nghệ thuật mang tính chất bi tráng về người nông dân yêu nước chống ngoại xâm.

Mở đầu là hình ảnh đối lập trên đã diễn tả được mâu thuẫn sâu sắc, quyết liệt của thời đại, mâu thuẫn xâm lược và chống xâm lược, khẳng định vai trò người dân trong công cuộc bảo vệ đất nước. “Lòng dân” đã sáng rực lên trong lửa đạn, trong âm vang của chiến tranh. Chỉ có nhà nghệ sĩ của nhân dân mới tạc tượng người nông dân một cách thiêng liêng giữa trời cao đất rộng, trong thời đại bão táp như vậy.

Bức “Tượng đài nghệ thuật” còn được người nghệ sĩ của nhân dân dựng lên chi tiết hơn với những nét hoành tráng, sống động. Họ là những người nông dân chịu thương, chịu khó làm ăn, chưa hề tham gia việc quân, việc kháng chiến

Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó,

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung

Chỉ biết ruộng trâu, ở theo làm bộ

Họ là những người nông dân của nước Việt Nam phong kiến, lạc hậu, nghèo nàn. Họ hiền lành, chăm chỉ làm ăn, chỉ quen với ruộng đồng. Họ hoàn toàn xa lạ với việc quân “chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung”, còn nói gì đến việc “tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ”, còn nói gì đến “mười tám ban võ nghệ”.

Nhưng khi giặc Pháp đánh chiếm quê hương đất nước thì những người nông dân ấy đã đứng lên đánh giặc, cứu nước với lòng yêu quê hương sâu sắc, với lòng căm thù giặc cao độ, những người nông dân lương thiện đã trở thành những nghĩa sĩ kiên cường, bất khuất tuyệt vời.

Dù họ chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn. Có thể nói vũ khí sắc bén của họ là lòng yêu nước, với vũ khí tinh thần quý báu này, họ đã chiến đấu dũng cảm phi thường.

Với tinh thần yêu nước cao cả, họ đã biến công cụ sản xuất thành vũ khí sắc bén, lợi hại. Tượng đài nghệ thuật về người chiến sĩ nông dân Cần Giuộc đã hiện lên trước mắt chúng ta với một manh áo vải, một tay cầm con cúi còn ngùn ngụt khói và một tay vung lên lưỡi dao phay!

Đây là một “tượng đài nghệ thuật”, một quần tượng thì đúng hơn, dựng lại một cách sống động cuộc nổi dậy của những người nông dân Cần Giuộc chống Pháp trong những ngày đầu thực dân Pháp đặt chân xâm lược đất nước ta. Nhóm tượng có màu sắc, có đường nét sắc sảo và hình khối ghồ ghề khiến người đọc có thể hình dung được những hành động quyết liệt, những âm vang cuồng nộ của những người nông dân vùng lên giết giặc.

Hùng tráng vì đây là hành động của những người anh hùng vì nghĩa lớn. Hùng tráng ở lí tưởng tốt đẹp, phẩm chất cao cả của người nghĩa sĩ nông dân. Hùng tráng vì nó được dựng lên trong một thời đại sóng gió, bão táp, trong những giờ phút nghiêm trọng sống còn của đất nước. Hùng tráng mà bi thương vì họ là những anh hùng chiến bại. Nói “tượng đài nghệ thuật mang tính chất bi tráng” là đúng. Nhà thơ đã dựng một “tượng đài nghệ thuật”về những người nghĩa sĩ nông dân trong nước mắt, trong tiếng khóc của nhà thơ và của nhân dân. Nhưng tượng đài bi tráng chứ không bi lụy. Trong nước mắt, trong tiếng khóc, ta có cảm tưởng nhà thơ muốn dựng tượng đài nghệ thuật – những người nghĩa sĩ nông dân – trong lòng người. Họ sống mãi trong tình thương, trong trái tim của những người thân yêu, trong lòng nhân dân.

Ông Phạm Văn Đồng trong bài “Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc” từng đặt bài văn tế này ngang hàng với bài “Cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi và cho rằng một bên là bài ca về người anh hùng chiến thắng, một bên là bài ca về người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang. “Tượng đài nghệ thuật” mang tính chất bi tráng về người nông dân yêu nước chống ngoại xâm của Nguyễn Đình Chiểu sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam anh hùng.

Từ khóa » Tính Bi Tráng Trong Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc