Lập Dàn ý Vẻ đẹp Bi Tráng Qua Bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Câu Hỏi ...
Tìm kiếm với hình ảnh
Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi
Tìm đáp án- Đăng nhập
- |
- Đăng ký
Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác
Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!
Đăng nhậpĐăng kýLưu vào
+
Danh mục mới
- anhthu10122112
- Chưa có nhóm
- Trả lời
0
- Điểm
20
- Cảm ơn
0
- Ngữ văn
- Lớp 11
- 20 điểm
- anhthu10122112 - 22:44:59 15/12/2019
- Hỏi chi tiết
- Báo vi phạm
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!
TRẢ LỜI
- hangan3420
- Chưa có nhóm
- Trả lời
5
- Điểm
120
- Cảm ơn
3
- hangan3420
- 15/12/2019
1. Hình tượng của người nông dân nghĩa sĩ
a. Bối cảnh thời đại và ý nghĩa cái chết của những người nghĩa quân:
Bối cảnh thời đại diễn ra hết sức căng thẳng và ác liệt thể hiện tình hình nguy nan của dân tộc. "Súng giặc đất rền"
b. Nghệ thuật: đối lập giữa "súng giặc" (thế lực xâm lược) >< "lòng dân" (sự yêu nước, lòng căm thù giặc tỏ rõ). Mở đầu sử dụng câu cảm thán => thể hiện sự hoành tráng cho bức tượng đài nghệ thuật.
=> Thể hiện cảm xúc, tình cảm đau đớn tột độ -> người chiến sĩ như bức tượng đài được khắc họa. Đề cao được mất, không quan tâm sự được mất ở đời. Đề cao ý thức trách nhiệm, lòng yêu nước của nhân dân một cách tự giác và cái chết của những người chiến sĩ là cái chết bất tử, lưu lại tiếng thơm muôn đời (chết vì độc lập dân tộc luôn hằng in dấu trong lòng con cháu đời sau và đặc biệt là trong lòng tác giả).
2. Hình ảnh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc
a. Nguồn gốc xuất thân của những người nghĩa sĩ
- Là những người nông dân cần cù lao động, vất vả, cuộc sống gắn liền với đồng ruộng.
- Hoàn toàn xa lạ với những vũ khí như khiên, súng, mác....
- Nghệ thuật: đối lập -> nhấn mạnh nguồn gốc nông dân của những người nghĩa sĩ
-> Cảm thông, thương xót, chia sẻ với người nông dân.
b. Khi có giặc người nông dân trở thành người nghĩa sĩ đánh Tây:
a. Xuất phát từ lòng yêu nước và căm thù giặc:
- Sự quan tâm đến tình cảnh của đất nước "tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng"
- Căm ghét bọn quan lại hèn nhát, bán nước cầu vinh "trông tin quan như trời hạn trông mưa"
- Căm thù bọn giặc cướp nước "ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ"
- Nghệ thuật: so sánh ghét lũ giặc như nhà nông ghét cỏ.
-> Thể hiện tính chất căm thù giặc mãnh liệt, sâu sắc, cao độ.
- Nhận thức về chủ quyền lãnh thổ: là một khối thống nhất, toàn vẹn -> khi giặc đến cần phải bảo vệ.Cách nói độc đáo, cụ thể.
- Vạch trần tội ác của giặc, lũ bán nước cầu vinh "treo dê bán chó" -> không dung tha kẻ lừa dối, bịp bợm.Tự nguyện tham gia đánh giặc.
-> Sự chuyển hóa phi thường của người chiến sĩ nghĩa quân Cần Giuộc: từ những người nông dân áo vải bình thường trở thành những người chiến sĩ vì có tấm lòng yêu nước.
(Cách đánh giặc, suy nghĩ... vẫn còn mang vóc dáng nông dân: chiến sĩ nghĩa quân)
Sử dụng động từ mạnh "ra sức đoạn kình", "dốc ra tay bộ hổ"
-> Chính lòng căm thù giặc đã tạo nên ý chí chiến đấu chống ngoại xâm của người nghĩa sĩ là ý thức tự gánh lấy trách nhiệm cứu nước thật cao đẹp.
c. Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải
Điều kiện chiến đấu: thiếu thốn, dùng vũ khí thô sơ
Động cơ đánh giặc: lòng yêu nước, căm thù giặc
-> Vẻ đẹp hào hùng bi tráng
- Nghệ thuật đối lập: dụng cụ đánh giặc thô sơ >< vũ khí hiện đại. Tuy dụng cụ thô sơ nhưng ta thắng trên cơ sở đoàn kết một lòng của nhân dân cùng lòng yêu nước. -> tinh thần chiến đấu hùng tráng, tuyệt vời.
-> Khí thế của ta mạnh như vũ bão, làm cho giặc kinh hoàng -> xông trận với khí thế oai hùng, gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn, chiến đấu bằng cả trái tim yêu nước của mình.
- Sử dụng động từ mạnh liên tiếp, cách ngắt nhịp dồn dập, ngắn gọn, giọng văn hào hùng mang tính sử thi.
=> Nghệ thuật tả thực kết hợp với trữ tình, phép tương phản giàu nhịp điệu tác giả đã dựng nên tượng đài nghệ thuật về người nông dân nghĩa sĩ bình dị mà phi thường.
3. Tiếng khóc cho những người nghĩa sĩ
a. Tiếng khóc xót thương cho những người nghĩa sĩ
- Trong nỗi xót thương pha lẫn nhiều nỗi niềm.
- Có sự tiếc hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở.
- Nỗi xót xa của những gia đình mất người thân tổn thất không thể bù đắp.
- Nỗi căm hờn những kẻ gây nên cảnh éo le.
- Hòa chung tiếng khóc uất ức, nghẹn ngào trước tình cảnh đau thương của đất nước, dân tộc, nhiều niềm cảm thương ấy cộng lại thành nhiều nỗi đau sâu nặng không chỉ ở trong lòng người mà dường như còn bao trùm cả cỏ cây, sông núi.
b. Tiếng khóc cảm phục và tự hào
- Đối lập với lẽ sống cao đẹp của những người nghĩa sĩ là lối sống tầm thường, ô nhục của những kẻ bán nước cầu vinh, tác giả không tiếc chửi rủa.
- Nhưng cũng không tiếc lời ca ngợi những người nông dân Cần Giuộc đã lấy cái chết làm rạng ngời chân lí cao đẹp: thà chết vinh còn hơn sống nhục.
=> Tiếng khóc không chỉ thể hiện tình cảm riêng tư mà tác giả thay mặt nhân dân cả nước khóc thương, biểu dương công trạng người liệt sĩ. Nó không chỉ hướng về cái chết mà còn hướng về cuộc sống đau thương của cả dân tộc. Không chỉ gợi nỗi đau thương mà còn khích lệ lòng căm thù giặc, ý chí tiếp nối sự nghiệp dở dang của người chiến sĩ.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarGửiHủy- Cảm ơn 1
- Báo vi phạm
- huukhanhbadao13
- Chưa có nhóm
- Trả lời
307
- Điểm
2258
- Cảm ơn
287
- huukhanhbadao13
- 15/12/2019
Mở bài
- Vài nét về Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩmVăn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Một tác giả tiêu biểu của Nam Bộ.Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộclà tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại.
- Khái quát chung về hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong tác phẩm: Bài văn tế đã dựng lên bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc, những người đã dũng cảm chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc xuất thân của những người nông dân nghĩa sĩ
- Từ nông dân nghèo khổ, những dân ấp, dân lân (những người bỏ quê đến khai khẩn đất mới để kiếm sống)
+ “cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó”: hoàn cảnh sống cô đơn, thiếu người nương tựa, âm thầm lặng lẽ lao động mà vẫn nghèo khó suốt đời
- Nghệ thuật tương phản: chưa quen - chỉ biết, vốn quen - chưa biết.
➨ Nguyễn Đình Chiểu nhấn mạnh việc quen (đồng ruộng) và chưa quen (chiến trận, quân sự) của những người nông dân Nam Bộ để tạo sự đối lập tầm vóc anh hùng trong đoạn sau.
➨ Những người nông dân nghĩa sĩ họ chỉ là những người nghèo khó và lương thiện, chính hoàn cảnh đã buộc họ phải đứng lên trở thành những người chiến sĩ và cuối cùng là “nghĩa sĩ”
2. Người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với lòng yêu nước nồng nàn
- Khi thực dân Pháp xâm lược người nông dân cảm thấy: Ban đầu lo sợ ➨ trông chờ tin quan ➨ ghét ➨ căm thù ➨ đứng lên chống lại.
+ Vốn là những người nông dân nghèo khó không biết đến việc binh đao, họ lo sợ là chuyện bình thường
+ Sự chờ đợi “quan”: như “trời hạn trông mưa”
+ Thái độ đối với giặc: “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ” ➨ Thái độ căm ghét, căm thù đến tột độ được diễn tả bằng những hình ảnh cường điệu mạnh mẽ mà chân thực
- Nhận thức về tổ quốc: Họ không dung tha những kẻ thù lừa dối, bịp bợm ➨ họ chiến đấu một cách tự nguyện: “nào đợi đòi ai bắt…”
➨ Diễn biến tâm trạng người nông dân, sự chuyển hóa phi thường trong thái độ, chính lòng yêu nước và niềm căm thù giặc, cộng với sự thờ ơ thiếu trách nhiệm của “quan” đã khiến họ tự gisc,tự nguyện đứng lên chiến đấu
3. Người nông dân nghĩa sĩ cao đẹp bởi tinh thần chiến đấu hi sinh của người nông dân
- Tinh thần chiến đấu tuyệt vời: Vốn không phải lính diễn binh, chỉ là dân ấp dân lân mà “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”
- Quân trang rất thô sơ: một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi đã đi vào lịch sử ➨ làm rõ nét hơn sự anh dũng của những người nông dân nghĩa sĩ
- Lập được những chiến công đáng tự hào: “đốt xong nhà dạy đạo”, “chém rớt đầu quan hai nọ”
- “đạp rào”, “xô cửa”, “liều mình”, “đâm ngang”, “chém ngược”…: động từ mạnh chỉ hành động mạnh mẽ với mật độ cao nhịp độ khẩn trương sôi nổi
- Sử dụng các động từ chéo “đâm ngang, chém ngược” → làm tăng thêm sự quyết liệt của trận đánh.
➨ Tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước.
4. Người nông dân nghĩa sĩ đáng kính trọng bởi sự hi sinh anh dũng
- Sự hi sinh của những người nông dân được nói đến một cách hình ảnh với niềm tiếc thương chân thành
+ “xác phàm vội bỏ”, “da ngựa bọc thây”: cách nói tránh sự hi sinh của những nghĩa sĩ
- Chính họ, những người tự nguyện chiến đấu với những vũ khí thô sơ nay lại hi sinh anh dũng trên chiến trường để lại niềm tiếc thương nhưng tự hào cho người ở lại
➨ Hình tượng những người nông dân nghĩa sĩ với sự chiến đấu và hi sinh anh dũng xứng đáng đi vào sử sách
III. Kết bài
- Khái quát những nét nghệ thuật tiêu biểu làm nên thành công của hình tượng
- Lần đầu tiên trong lịch sử văn học tác giả đã dựng một tượng đài nghệ thuật về hình ảnh những người nông dân chống thực dân Pháp tương xứng với phẩm chất vốn có của họ ở ngoài đời
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar1 voteGửiHủy- Cảm ơn
- Báo vi phạm
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiTham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí
Bảng tin
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiLý do báo cáo vi phạm?
Gửi yêu cầu Hủy
Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát
Tải ứng dụng
- Hướng dẫn sử dụng
- Điều khoản sử dụng
- Nội quy hoidap247
- Góp ý
- Inbox: m.me/hoidap247online
- Trụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Từ khóa » Tính Bi Tráng Trong Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc
-
Phân Tích Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc để Thấy đây Là Bức Tượng đài Bi ...
-
Tinh Thần Bi Tráng: Tây Tiến Và Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc
-
Phân Tích Vẻ đẹp Bi Tráng Của Người Ngĩa Sĩ Nông Dân Trong ... - 123doc
-
Phân Tích Vẻ đẹp Bi Tráng Của Người Ngĩa Sĩ Nông Dân Trong Bài Văn ...
-
ĐỀ 82: Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc - Một Tiếng Khóc Bi Tráng. - LỚP 11
-
Trong Bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc" Có Một "tượng đài Nghệ Thuật ...
-
Tiếng Khóc Bi Tráng Của Tác Giả Trong Bài “Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc ...
-
Tiếng Khóc Bi Tráng Của Nguyễn Đình Chiểu Trong Bài Văn Tế Nghĩa ...
-
Tiếng Khóc Bi Tráng Của Tác Giả Xuất Phát Từ Nhiều Nguồn Cảm Xúc ...
-
Phân Tích Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình Chiểu để Làm ...
-
Chứng Minh Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Là Một Tiếng Khóc Bi Tráng
-
Văn Mẫu Lớp 11: Phân Tích Bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc
-
Phân Tích Hình Tượng Người Nông Dân Nghĩa Sĩ Siêu Hay (12 Mẫu)
-
Có ý Kiến Cho Rằng Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Của Nguyễn Đình ...