Cố ý Làm Sai Lệch Hồ Sơ Vụ án Có Bị Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự

Cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không là câu hỏi rất được quan tâm hiện nay, hiện tượng tham ô hay bao che giữa các chủ thể có thẩm quyền làm cho việc thực thi pháp luật xuất hiện nhiều sai phạm. Bài viết dưới đây tìm hiểu xem như thế nào là cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án, chủ thể nào là đối tượng điều chỉnh của tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, hay các yếu tố cấu thành tội phạm đó như thế nào thì mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Cố ý làm sai lệnh hồ sơ vụ án, vụ việc

Cố ý làm sai lệnh hồ sơ vụ án, vụ việc

Mục Lục

  • 1 Thế nào là cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án?
  • 2 Mức hình phạt của tội làm sai lệch hồ sơ vụ án
  • 3 Các yếu tố cấu thành tội làm sai lệch hồ sơ vụ án
  • 4 Luật sư bào chữa tội làm sai lệnh hồ sơ vụ án, vụ việc

Thế nào là cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án?

Cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án là hành vi thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ hoặc làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc của người có chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ án.

Chủ thể thực hiện tội làm sai lệch hồ sơ vụ ánChủ thể thực hiện tội làm sai lệch hồ sơ vụ án

Mức hình phạt của tội làm sai lệch hồ sơ vụ án

Theo quy định tại Điều 375 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, tội làm sai lệch hồ sơ vụ án được quy định như sau:

1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, vật chứng của vụ án, vụ việc hoặc bằng thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

  • Có tổ chức;
  • Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;
  • Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

  • Dẫn đến việc kết án oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội;
  • Làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự tự sát;
  • Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Các yếu tố cấu thành tội làm sai lệch hồ sơ vụ án

Căn cứ Điều 375 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 các yếu tố cấu thành tội làm sai lệnh hồ sơ vụ án bao gồm:

Mặt khách thể

Lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.

Mặt khách quan 

  • Hành vi: Làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc là hành vi thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng các tài liệu, vật chửng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án.
  • Hậu quả: không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong các thủ đoạn như: thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án thì coi như tội phạm đã hoàn thành, bất kể kết quả giải quyết vụ án như thế nào đều không có ý nghĩa đến việc định tội đối với người phạm tội.

Mặt chủ quan

Người phạm tội đã làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc thực hiện hành vi phạm tội của mình là do lỗi cố ý.

Các yếu tố cấu thành tội phạmCác yếu tố cấu thành tội phạm

Mặt chủ thể 

Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt (các chủ thể có thẩm quyền tham gia giải quyết vụ án) gồm: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, những người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự mới có thể là chủ thể của tội phạm này.

Luật sư bào chữa tội làm sai lệnh hồ sơ vụ án, vụ việc

Để quyền lợi của khách hàng luôn được đảm bảo khi liên quan đến tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc, chúng tôi cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa như sau:

  • Gặp, hỏi người bị buộc tội;
  • Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can 
  • Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định 
  • Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
  • Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
  • Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
  • Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;
  • Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

Bài viết trên đã tổng quát cho chúng ta về thế nào là làm sai lệch hồ sơ vụ án, chủ thể thực hiện hành vi phạm tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, quy định của pháp luật và các yếu tố cấu thành tội làm sai lệch hồ sơ vụ án. Qua đó giúp chúng ta định dạng được tội phạm và có biện pháp bảo vệ bản thân khi bị xâm phạm về quyền lợi hợp pháp của mình.Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc hay các vấn đề khác liên quan đến nhận thừa kế thì hãy gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ nhanh chóng và kịp thời. Xin cảm ơn!

Từ khóa » Tội Sai Lệch Hồ Sơ