Tội Làm Sai Lệch Hồ Sơ Vụ án, Vụ Việc Theo Bộ Luật Hình Sự
Có thể bạn quan tâm
Hồ sơ vụ án, vụ việc là căn cứ quan trọng để các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực tố tụng thực hiện được tốt chức năng của mình. Thông qua hồ sơ vụ án, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, tòa án nắm bắt được nội dung của vụ việc để đưa ra các quyết định. Hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 375 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
1. Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc là gì?
Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc là hành vi nguy hiểm cho xã hội do Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự thực hiện các hành vi thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, vật chứng của vụ án, vụ việc hoặc bằng thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc.
2. Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc trong Tiếng anh là gì?
Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc trong Tiếng anh là “Falsification of case files”.
3. Quy định của Bộ luật hình sư về tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc?
Điều 375 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
“1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, vật chứng của vụ án, vụ việc hoặc bằng thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;
c) Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội;
b) Làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự tự sát;
c) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
3.1. Dấu hiệu khách thể của tội phạm.
Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc xâm phạm đến hoạt động tư pháp của nhà nước, xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Đối tượng của tội phạm là hồ sơ vụ án, vụ việc. Trong đó:
Hồ sơ vụ án Theo Bộ luật tố tụng hình sự quy định bao gồm: Lệnh, quyết định, yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; Các biên bản tố tụng do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát lập; Các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án; Các chứng cứ, tài liệu do Viện kiểm sát, Tòa án thu thập trong giai đoạn truy tố, xét xử phải đưa vào hồ sơ vụ án.
Hồ sơ vụ án dân sự bao gồm đơn và toàn bộ tài liệu, chứng cứ của đương sự, người tham gia tố tụng khác; tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập liên quan đến vụ án; văn bản tố tụng của Tòa án, Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án dân sự.
3.2. Dấu hiệu khách quan của tội phạm.
Hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm là: “thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, vật chứng của vụ án, vụ việc hoặc bằng thủ đoạn khác.” Trong đó, thêm là hành vi đưa vào hồ sơ vụ án, vụ việc những tài liệu khác có liên quan hoặc không liên quan; bớt là hành vi rút lại phần tài liệu hoặc chứng cứ có trong hồ sơ vụ án; đánh tráo là hành vi thay đổi một trong các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ bằng một tài liệu chứng cứ khác không có giá trị chứng mình; hủy hoặc làm hư hỏng là việc làm cho tài liệu, chứng cứ bị mất hoàn toàn hoặc mất đi một phần giá trị; thủ đoạn khác là những thủ đoạn không nằm trong các thủ đoạn trên, nhằm không bỏ lọt hành vi phạm tội.
Thực tế thì các hành vi trên đều thực hiện một cách lén lút, vi phạm các quy định về thủ tục tố tụng, cũng như vi phạm quy định trong bảo quản thu thập tài liệu chứng cứ.
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, tội phạm hoàn thành khi chủ thể thực hiện một trong các hành vi nêu trên.
3.3. Dấu hiệu chủ quan của tội phạm.
Người thực hiện hành vi phạm tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; hoặc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Mục đích là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm: việc thực hiện hành vi phải nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc.
3.4. Dấu hiệu chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của tội phạm là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật định.
Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt bao gồm: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự. Cụ thể:
Điều tra viên là người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ Điều tra hình sự, bao gồm: Điều tra viên sơ cấp; Điều tra viên trung cấp; Điều tra viên cao cấp.
Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử, bao gồm: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Thẩm phán cao cấp; Thẩm phán trung cấp;Thẩm phán sơ cấp.
Hội thẩm nhân dân là Người được bầu hoặc cử theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.
Người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp: ví dụ như người giám định, người phiên dịch,..
Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự: Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.
3.5. Hình phạt áp dụng.
– Khung hình phạt cơ bản: bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất: bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm, khi có một trong các tình tiết tăng nặng sau:
+ Có tổ chức: Là trường hợp có từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm và đòi hỏi phải có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Khi đã xác định được trường hợp cụ thể đó là phạm tội có tổ chức, thì phải áp dụng tình tiết tăng nặng này đối với tất cả những người cùng thực hiện tội phạm (người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức). Mức độ tăng nặng phụ thuộc vào quy mô tổ chức, vai trò của từng người trong việc tham gia vụ án.
+ Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch: đây được hiểu là việc xác định sự thật vụ án khác với tình tiết khách quan.
+ Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
– Khung hình phạt tăng nặng thứ hai: bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm, khi có một trong các tình tiết tăng nặng sau:
+ Dẫn đến việc kết án oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội;
+ Làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự tự sát;
+ Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
– Khung hình phạt bổ sung: bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy người phạm tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc có thể bị áp dụng mức hình phạt cao nhất là 15 năm tù.
Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc được trước đây được quy định tại Điều 300 Bộ luật hình sự năm 1999 như sau:
Điều 300. Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án
1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án, nhân viên tư pháp khác, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự nào mà thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Bộ luật hình sự năm 2015 đã có nhiều sự thay đổi so với bộ luật hình sự năm 1999, trước hết là trong tên tội danh nhằm không bỏ sót loại hồ sơ việc trong tố tụng dân sự. Các tình tiết tăng nặng đã có sự thay đổi so với trước đây, thay vì “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” thì Điều 375 quy định rõ hơn về hậu quả, làm cơ sở pháp lý cho việc xác định tình tiết tăng nặng. Về mức hình phạt là không có sự thay đổi.
Từ khóa » Tội Sai Lệch Hồ Sơ
-
Tội Làm Sai Lệch Hồ Sơ Vụ án, Vụ Việc Theo Bộ Luật Hình Sự Mới Nhất
-
Tội Làm Sai Lệch Hồ Sơ Vụ án, Vụ Việc (điều 375) - Luật Hoàng Sa
-
Làm Sai Lệch Hồ Sơ Vụ án, Vụ Việc Là Gì? Quy định Về Tội Làm Sai Lệch ...
-
Cố ý Làm Sai Lệch Hồ Sơ Vụ án Có Bị Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự
-
Tội Làm Sai Lệch Hồ Sơ Vụ án Vụ Việc - Luật LawKey
-
Làm Sai Lệch Hồ Sơ Vụ án Bị Phạt Bao Nhiêu Năm Tù?
-
Tội Làm Sai Lệch Hồ Sơ Vụ án Bị Phạt Bao Nhiêu Năm Tù - Luật Sư X
-
So Sánh Tội Làm Sai Lệch Hồ Sơ Vụ án, Vụ Việc Với Tội Cung Cấp Tài Liệu ...
-
Kiểm Sát Viên Phát Hiện Điều Tra Viên “Làm Sai Lệch Hồ Sơ Vụ án”
-
Tội Làm Sai Lệch Hồ Sơ Vụ án - Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật, Bảo Vệ ...
-
Làm Sai Lệch Hồ Sơ Vụ án, Nguyên Trưởng Công An Quận Đồ Sơn ...
-
Trách Nhiệm Của Người Làm Công Vụ Làm Sai Lệch Hồ Sơ
-
Làm Sai Lệch Hồ Sơ Vụ án, Vụ Việc Bị Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự ...
-
Làm Sai Lệch Hồ Sơ Vụ án - Tin Tức Cập Nhật Mới Nhất Tại